Gạo và một số mặt hàng khác

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của các địa phương và Thành phố, thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 43)

1. Xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam qua các thời kỳ

1.2.3. Gạo và một số mặt hàng khác

Lượng gạo xuất năm 2007 đạt 4,5 triệu tấn, kim ngạch 1,46 tỷ USD, so với năm 2006 giảm 3% về lượng, nhưng tăng 14,4% về giá trị. Khoảng cách giá gạo xuất khẩu của Việt Nam với Thái Lan đã thu hẹp, có thời điểm đạt mức ngang giá.Giá gạo xuất khẩu bình quân năm nay đạt khoảng 300 USD/tấn, tăng 17,5% so với năm trước. Lượng điều xuất khẩu năm 2007 ước đạt 150 ngàn tấn, kim ngạch 641 triệu USD, so với năm trước tăng 18% về lượng và 27% về giá trị. So với kế hoạch năm, điều xuất khẩu vượt 43% về lượng và 28% về kim ngạch. Để đạt mức xuất khẩu trên, ngành điều đã phải nhập lượng điều thô lớn để đáp ứng cho chế biến xuất khẩu. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân năm nay đạt khoảng 4.274 USD/tấn, cao hơn năm trước 8%. Là năm được mùa về xuất khẩu nông sản như vậy, nhưng nền nông nghiệp của nước ta vẫn có năng suất, chất lượng và hiệu quả cạnh tranh thấp so với nhiều nước trên thế giới. Việc thực hiện chủ trương nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm nông lâm thủy sản chưa được nhiều. Vấn đề dịch bệnh trên cây trồng, gia súc, gia cầm và vệ sinh an toàn thực phẩm đang đặt ra hết sức bức xúc.

Biểu xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam (triệu USD)

2003 2004 2005 2006 2007 Gạo 564 263 1291 2024 3035 Cà phê 601 1211 1490 1594 2691 Cao su 190 654 785 1012 1165 Chè 614 726 748 1050,5 1546 Điều 426 844 1133 1017 1293 Hồ tiêu 318 415 463 564 838

Nguồn: Niên giám thống kê. WB(b), Kinh doanh Việt Nam, 2007.

Trong số 3 nhóm ngành hàng quan trọng nhất là: nông sản, công nghiệp và thủ công mỹ nghệ - mặt hàng nông sản của VN được các chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá là có tiềm năng XK cao nhất. Song từ trước tới nay, VN vẫn chưa có một chiến

trường thế giới, vì chưa có thương hiệu, chất lượng thấp, giá trị không cao. Điều này được phản ánh bởi giá chè VN thấp hơn tới 30% so với mặt bằng giá thế giới. Nếu không có một chiến lược cải tiến chất lượng thì XK mặt hàng này của VN sẽ vô cùng khó khăn. Một điều đáng chú ý là XK gạo VN bị xếp vào nhóm "giới hạn" điều này đã gây nhiều bất ngờ. Bởi gạo VN có vị trí tốt trên thị trường thế giới, giá trị XK cũng tăng cao, thậm chí có kim ngạch cao nhất trong số các mặt hàng nông sản XK chủ lực hiện nay. Nhưng các chuyên gia cho rằng, gạo là mặt hàng chủ yếu phục vụ thị trường nội địa của VN, XK chỉ chiếm 25% tổng sản lượng và giá trị gia tăng không cao do chế biến rất hạn chế. Thêm nữa, chiến lược của Chính phủ không cho thấy có bất kỳ sự mở rộng nào về XK gạo. Suốt từ năm 2000 đến nay VN vẫn chỉ XK giới hạn khoảng 4,5 triệu tấn gạo/năm. VN cần phát triển các chủng loại gạo mới; nâng cao chất lượng, hiệu quả chế biến và đa dạng hoá thị trường XK hướng vào Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia và New Zealand-những thị trường khó tính, nếu không XK gạo sẽ khó khăn trong tương lai.Trong khi đó các mặt hàng hạt tiêu, cao su, hạt điều vẫn bị xếp vào hàng "chiếu dưới" so với gạo lại được đánh giá là có tiềm năng cao..Giống như cà phê,cao su VN tuy có sản lượng và công nghệ không cao, nhưng chi phí sản xuất và XK thấp hơn hẳn so với các nước XK cạnh tranh trong khu vực. Để tận dụng được tiềm năng này, VN nên khai thác khả năng sản xuất các chủng loại cao sự phục vụ nhu cầu cao cấp và xây dựng thương hiệu cho mình.Còn hạt điều, với thị phần 25%, VN đã thiết lập vị trí XK hàng đầu trên thế giới nhờ đạt đến trình độ chế biến khá cao, tạo ra sự khác biệt. Để đẩy mạnh XK chỉ cần VN mở rộng sản xuất nguyên liệu, đa dạng hóa sản phẩm chế biến...

Biểu năng suất lúa ở một số nước 1997-2005.

Nước Năng suất (tấn/ha) Tốc độ tăng trưởng hàng năm (%)

1997 1997 1997-2001 2001-2005 Thailand 1,99 2,21 1,63 0,98 Philippine 2,04 2,89 4,45 0,91 Myanmar 2,08 3,2 6,92 0,99 Viet Nam 2,08 3,69 4,18 3,39 Bangladesh 1,98 2,63 1,91 1,61 India 1,96 2,87 2,41 2,44 Pakistan 2,36 2,78 0,75 2,05 Nguồn: ADB..

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của các địa phương và Thành phố, thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w