Công tác quản lý hoạt động đầu tư

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 – VINACONEX (Trang 51)

5. Kết cấu chuyên đề

2.2.2.3. Công tác quản lý hoạt động đầu tư

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, có thể nói hoạt động đầu tư gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hầu như đều gắn liền với hoạt động đầu tư. Tại VINACONEX 1, tỷ trọng đầu tư vào TSLĐ là rất lớn và liên tục tăng, trong khi đó tỷ trọng đầu tư vào TSCĐ thì khá ít và giảm dần. Một phần nguyên nhân do đặc điểm ngành kinh doanh của Công ty với địa bàn hoạt động trải rộng nên các TSCĐ lớn phục vụ cho việc thi công công trình hầu như là đi thuê. Công ty chỉ đầu tư vào những TSCĐ thiết yếu và phục vụ cho địa bàn gần. Những năm vừa qua không có sự thay đổi đột biến nào trong TSCĐ. Còn hoạt động đầu tư tài chính thì lại phụ thuộc vào thị trường mà thị trường hiện nay không được thuận lợi vì vậy công ty phải đẩy mạnh các hoạt động đầu tư khác , không nên tập trung quá nhiều vào

Công tác kiểm tra tài chính của Công ty được tiến hành định kỳ đều đặn. Do tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành xây lắp, các hợp đồng xây dựng được tiến hành trên khắp mọi miền đất nước, lại có nhiều đơn vị trực thuộc và bản thân Công ty cũng là một thành viên của Tổng công ty VINACONEX , do đó công tác kiểm tra tài chính cần được tiến hành một cách định kỳ thường xuyên. Đặc biệt sau những vụ việc “rút ruột công trình” xảy ra vào năm 2005 làm không những hoạt động mà cả uy tín của Công ty bị thiệt hại thì công tác kiểm tra lại càng được coi trọng.

Hình thức kiểm tra chủ yếu được áp dụng là kiểm tra gián tiếp thông qua chứng từ sổ sách kế toán. Theo quy định, đối với các đơn vị là chi nhánh, xí nghiệp, nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh hoạch toán kế toán sổ kép rõ ràng theo chuẩn mực kế toán thì hàng quý sẽ phải nộp các báo cáo tài chính cho phòng TCKT và cục thuế địa phương. Phòng TCKT sẽ căn cứ vào báo cáo của đơn vị cộng chung vào kết quả của Công ty. Toàn bộ chứng từ gốc sau khi được cơ quan thuế duyệt xong sẽ được nộp lại cho phòng TCKT để kiểm tra đối chiếu. Đối với các đơn vị như các đội thì hàng tháng phải nộp báo cáo tài chính và các chứng từ gốc cho phòng TCKT.

Cùng với đó, hoạt động kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập cũng được tổ chức hàng năm nhằm rà soát, phát hiện những chỗ sai sót, yếu kém để có thể kịp thời sửa chữa hoặc xử lý, góp phần làm lành mạnh tài chính của doanh nghiệp.

2.3.1. Về việc thực hiện mục tiêu kế hoạch

Bảng 2.8 dưới đây cho ta thấy tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận của Công ty. Một điều dễ dàng nhận thấy là hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch Công ty đặt ra đều được hoàn thành vượt mức với con số rất ấn tượng. Năm 2007, tất cả các chỉ tiêu đặt ra đều được hoàn thành với % so với kế hoạch rất cao: Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 112,2%, lợi nhuận xây lắp tăng 106,8%; lợi nhuận SXKD khác tăng 408,7%; mức tăng của lợi nhuận sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng và lợi nhuận kinh doanh từ nhà, đầu tư cũng hoàn thành trên mức kế hoạch đề ra. Năm 2006 duy chỉ có lợi nhuận xây lắp là không hoàn thành kế hoạch đề ra (chỉ đạt 92% kế hoạch) còn tất cả các chỉ tiêu còn lại đều được hoàn thành rất tốt.

Đơn vị: Triệuđồng Chỉ tiêu 2007 2006 Kế hoạch Thực hiện % so với KH Kế hoạch Thực hiện % so với KH

1. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 7553 16030 212.2 3017 5310 176.0

2. Lợi nhuận xây lắp 2123 4391 206.8 2134 1963 92.0

3. Lợi nhuận SXCN & VLXD 80 100 125.0

4. Lợi nhuận kinh doanh nhà, đầu tư 4000 4671 116.8 683 1269 185.8

5. Lợi nhuận SXKD khác 1350 6868 508.7 400 2078 519.5

Nguồn: Phòng Kỹ thuật thi công

Bảng 2.8. Tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận

Mặc dù mục tiêu đều được hoàn thành với kết quả khả quan tuy nhiên cũng có những điểm cần phải xem xét đối với công tác phân tích dự báo và

khiến cho nguồn lực của Công ty không được tận dụng triệt để gây lãng phí.

2.3.2. Về việc quản lý các nguồn lực tài chính

2.3.2.1. Quản lý nguồn vốn

Như ta đã thấy trong quá trình phân tích nguồn vốn của VINACONEX 1 ở trên, cơ cấu vốn của Công ty có một tỷ trọng lớn là nợ. Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp như VINACONEX 1 thì tỷ lệ nợ lớn như vậy không phải là điều đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên cứ tiếp tục duy trì cơ cấu vốn với quá nhiều nợ thì trong điều kiện hiện nay doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn bởi giá vật liệu xây dựng đang tăng nhanh, lạm phát cao, mặt bằng lãi suất bị nâng lên, đặc biệt là lãi suất cho vay của các Ngân hàng. Vì vậy doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một cơ cấu vốn thích hợp và thích ứng với điều kiện môi trường kinh doanh hiện nay. Việc tiếp tục duy trì cơ cấu với nợ lớn như thế này cũng là một nguyên nhân cản trở doanh nghiệp tìm đến những nguồn vốn với chi phí ít hơn mà lại đảm bảo khả năng cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Điều quan trọng trong quản lý nguồn vốn là việc tìm những nguồn vốn thích hợp cho mỗi hoạt động đầu tư mua sắm để đảm bảo khả năng trả nợ cũng như thu hồi vốn, khả năng sinh lời.

2.3.2.2. Quản lý vốn kinh doanh của Công ty

Bên cạnh việc quản lý nguồn vốn, việc quản lý tốt tài sản là một yếu tố quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Phân tích đã cho thấy doanh nghiệp đã có sự chuyển biến trong việc quản lý tài sản bằng việc giảm tỷ trọng của hàng tồn kho (nhưng vẫn tăng về mặt giá trị). Tuy nhiên, việc tăng các khoản phải thu ngắn hạn cho dù cơ cấu của các khoản phải thu như

vốn như thế là rất lớn.

Công ty cũng cần phải có sự chú ý vào việc đầu tư tài sản cố đinh. Hiện nay khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ giúp nâng cao hiệu suất và rút ngắn thời gian thi công. Với những quyết định đầu tư đúng đắn và những quyết định đúng chỗ sẽ cải thiện hoạt động sản xuất của doanh nghiệp rất nhiều.

Việc quản lý vốn đầu tư tài chính cũng cần được chú ý. Năm 2006, doanh thu tài chính của doanh nghiệp đạt được là tốt, đó cũng là năm mà thị trường tài chính diễn biến có lợi cho nhà đầu tư. Tuy nhiên đến năm 2007, sau một vài tháng đầu vẫn tiếp tục xu hướng như năm 2006, những tháng sau đó và cho tới tận thời điểm hiện tại, tình hình đang diễn biến không có lợi, đặc biệt là cho những nhà đầu tư không chuyên nghiệp. Vì vậy Công ty cần quản lý hoạt động đầu tư tài chính của mình cẩn trọng tránh xảy ra những thất thoát vốn.

2.3.3. Về công tác kiểm tra tài chính

Công tác kiểm tra tài chính tại Công ty VINACONEX 1 có thể nói là khá đều đặn và thường xuyên. Điều này giúp cho Công ty có điều kiện theo dõi sát sao hoạt động của doanh nghiệp, kịp thời có những điều chỉnh hoặc bổ sung cần thiết. Tuy nhiên việc kiểm tra mới chỉ dừng lại ở kiểm tra việc thực hiện các nghiệp vụ (mà các nghiệp vụ này phần nhiều thuộc về hoạt động kế toán). Việc kiểm tra tài chính còn phải bao quát hết tất cả các khâu, các mặt, các hoạt động của quản lý tài chính từ phân tích, hoạch định đến

dụng hiệu quả nguồn lực tài chính của doanh nghiệp.

2.3.4. Về bộ máy quản lý tài chính và hệ thống thông tin quản lý tài chính tài chính

2.3.4.1. Về bộ máy quản lý tài chính

Xét về lực lượng đội ngũ kế toán thì có thể nói Công ty đang có một đội ngũ tốt với một cơ cấu phù hợp để đảm đương được công việc kế toán hàng ngày. Các công đoạn công việc cũng được phân công hết sức cụ thể rõ ràng, tính chuyên môn hóa cao, điều này làm tăng chất lượng hiệu quả công việc, đồng thời cũng tăng tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên.

Bộ máy quản lý tài chính của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến từ cao xuống thấp, cấp trên giám sát trực tiếp cấp dưới (trong Công ty) hoặc thông qua một cơ chế giám sát cụ thể (đối với các đơn vị thành viên), điều này giúp cho việc tổng hợp thông tin được nhanh chóng, kịp thời, công việc được tiến hành một cách thường xuyên liên tục.

Tuy nhiên, số người hoạt động ở công tác hiện nay là khá ít, chỉ có trưởng phòng TCKT chủ yếu làm các công tác tài chính và có sự trợ giúp của phó phòng trong một số công việc. Như vậy hiệu quả của công tác quản lý tài chính sẽ giảm đi rất nhiều do một người phải lo quá nhiều việc. Điều này dễ dẫn đến việc một số công tác tài chính sẽ bị xem nhẹ hoặc bỏ qua.

2.3.4.2. Về hệ thống thông tin tài chính

Từ những đánh giá về bộ máy, đội ngũ nhân lực tài chính ở trên có thể cho thấy trong hệ thống thông tin tài chính của công ty, hệ thống thông tin kế

thông tin tài chính để phục vụ cho việc đi sâu phân tích tài chính còn khá sơ sài. Điều này sẽ làm hạn chế đầu tiên là đến công tác hoạch định tài chính, tiếp đó là các quyết định đầu tư tài chính. Công tác quản lý vốn cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu như nhà quản lý không có những thông tin phù hợp để xây dựng cơ cấu tài sản và nguồn vốn của mình.

CHƯƠNG III. NHỮNG GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 –

VINACONEX

3.1. Những kiến nghị đối với Công ty cổ phần xây dựng số 1 – VINACONEX . VINACONEX .

3.1.1. Cần làm tốt công tác phân tích – hoạch định tài chính

Phân tích tài chính là để nhằm đưa ra những thông tin hữu ích đối với việc ra quyết định. Thông tin tài chính không chỉ có ích đối với quyết định tài chính mà còn có ý nghĩa rất lớn với nhiều loại quyết định khác. Việc phân tích tài chính không chỉ đơn giản là đưa ra những con số tổng hợp từ các thông tin kế toán mà từ các con số ấy phải thấy được những xu hướng vận động tiếp theo hoặc có thể đi ngược về điểm xuất phát để tìm ra những yếu tố dẫn tới sự biến động. Để làm được việc này cần phải có đội ngũ những người am hiểu về tài chính và phân tích tài chính.

Phân tích tài chính cũng là bước cơ sở cho việc hoạch định tài chính. Hoạch định tài chính không chỉ đơn giản là việc lên các chỉ tiêu kế hoạch về mặt tài chính để thực hiện mà đó là việc dự báo trước các luồng thu chi để từ đó định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời cũng tránh những biến động bất thường về các luồng thu chi. Cần có cả kế hoạch tài chính ngắn hạn và kế hoạch tài chính dài hạn. Kế hoạch tài chính dài hạn có thể không có được những bước đi chính xác như kế hoạch tài chính ngắn hạn nhưng nó thể hiện về mặt tư duy chiến lược và hơn hết nó nhắm tới việc thực

Công ty nên xây dựng một mô hình xác định mục tiêu tài chính cho từng năm cho sát với thực tiễn, đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu tận dụng được hết những nguồn lực của Công ty.

3.1.2. Cần phân biệt rõ chức năng Tài chính và chức năng Kế toán trong doanh nghiệp, bổ sung thêm nhân lực trong công tác tài trong doanh nghiệp, bổ sung thêm nhân lực trong công tác tài chính

Đây không phải chỉ là tình trạng tại VINACONEX 1 mà còn là tình trạng chung tại nhiều doanh nghiệp nước ta hiện nay. Việc nhập chung hai bộ phận Tài chính và Kế toán thường dẫn đến việc lẫn lộn giữa chức năng của tài chính và chức năng của kế toán. Bởi chức năng của kế toán là theo dõi tình hình biến động tài sản và nguồn vốn để phản ánh vào các sổ sách kế toán, tập hợp các thông tin trong sổ sách kế toán để tính chi phí, giá thành sản phẩm và một số chỉ tiêu khác được gọi chung là thông tin kế toán. Còn tài chính sẽ sử dụng những thông tin kế toán này phục vụ cho công tác quản lý tài chính của mình.Trong một doanh nghiệp nhỏ, điều này có lẽ cũng không phải điều đáng bận tâm, nhưng với một doanh nghiệp lớn nằm trong một hệ thống gồm nhiều công ty mẹ-con, lại hoạt động trong một lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn với thời gian thu hồi kéo dài thì việc cần có một bộ phận chuyên trách về tài chính là điều hết sức cần thiết.

Việc tách riêng hai bộ phận tài chính là điều kiện để phân biệt rạch ròi giữa hai công tác Tài chính và Kế toán. Tuy nhiên việc thành lập một phòng ban, bộ phận mới không phải là việc làm ngày một ngày hai, muốn là được, nhất là khi nguồn nhân lực chưa được chuẩn bị đầy đủ. Việc cần làm của

thể khiến cho Kế toán phải gánh thêm công việc.

3.1.3. Cần xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý, quản lý nguồn vốn có hiệu quả hiệu quả

Doanh nghiệp cần đánh giá lại tình hình nguồn vốn của mình, xây dựng một cơ cấu vốn cho phù hợp, không nên để một cơ cấu với nợ ngắn hạn quá nhiều như hiện nay. Điều này ảnh hưởng không tốt tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Với việc xác định một cơ cấu vốn đúng đắn, doanh nghiệp sẽ có định hướng cho việc huy động vốn của mình. Để có thể quản lý tốt nguồn vốn, doanh nghiệp cần phải biết khi nào thì phải sử dụng nguồn vốn nào, huy động ở đâu. Để làm tốt điều này doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một cơ chế huy động vốn phù hợp và có khả năng thích ứng linh hoạt với những biến động thị trường. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ phải xác định cho mình một tập hợp các phương pháp, hình thức, công cụ được sử dụng để huy động trong từng trường hợp. Làm được như thế doanh nghiệp sẽ có nhiều khả năng lựa chọn, và có thể chủ động chọn cho mình phương pháp, hình thức, công cụ huy động vốn có hiệu quả nhất.

Việc quản lý nguồn vốn cũng cần phải xem xét bởi qua việc phân tích sơ bộ tình hình tài chính của VINACONEX 1 cho thấy hiệu quả của việc sử dụng vốn là chưa được tốt, vốn của Công ty còn bị chiếm dụng nhiều; mặc dù quy mô vốn của Công ty đã tăng mạnh tuy nhiên hiệu quả của việc đầu tư chưa cao. Trong thời gian tới Công ty cần có những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt cần quan tâm trước mắt là phải giảm tỷ trọng các

để đảm bảo tránh thất thoát, lãng phí.

3.1.4. Củng cố các mối quan hệ tài chính

 Mối quan hệ của doanh nghiệp với Nhà nước:

Với công ty như VINACONEX 1, mối quan hệ này được thể hiện chủ yếu thông qua việc Công ty thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với Ngân sách Nhà nước. Việc củng cố mối quan hệ này có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động của Công ty bởi vì nộp thuế là việc mà bất cứ doanh nghiệp nào đang hoạt động trong nền kinh tế cũng phải làm. Bất cứ hành động gian lận nào về việc thực hiện nghĩa vụ này đối với Nhà nước không sớm thì muộn cũng sẽ dẫn đến hệ lụy lâu dài cho doanh nghiệp. Những hành động như thế thường xuất phát từ lợi ích của một số ít cá nhân tuy nhiên lại để lại hậu quả cho tất cả các thành viên khác phải gánh chịu. Vì vậy việc phòng ngừa những gian lận này cần huy động số đông cùng tham gia bởi đây là lợi ích

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 – VINACONEX (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w