Hạn chế và nguyên nhân 1 Hạn chế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình (Trang 61 - 62)

b. Dư nợ cho vay đối với DNVVN

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 1 Hạn chế

2.3.2.1 Hạn chế

Trong những năm vừa qua, bên cạnh các kết quả đã đạt được thì không thể không tồn tại những hạn chế gây ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Cụ thể:

- Kết quả cho vay DNVVN chưa được mở rộng, thông thường bất cứ cá nhân hay doanh nghiệp nào có yêu cầu vay vốn của ngân hàng đều phải có tài sản thế chấp hay phải được bảo lãnh bởi bên thứ ba. Tại hội nghị khách hàng do NHNo Quảng Bình tổ chức nhân dịp đón xuân Mậu tý năm 2008 thì có 70% DNVVN được hỏi cho rằng yêu cầu tài sản thế chấp là khó khăn lớn nhất của họ.

- Sản phẩm cho vay ít, chưa phù hợp với nhu cầu vốn DNVVN, chính vì vậy mà nhiều DNVVN vẫn phải tìm kiếm vốn ở thị trường vay nặng lãi, "vay nóng"…

- Phương thức cho vay còn nghèo nàn, chưa phù hợp với đặc điểm và điều kiện của đa số DNVVN (áp dụng chủ yếu là phương thức cho vay từng lần, một số nhỏ cho vay theo hạn mức tín dụng, các phương thức khác chưa được áp dụng).

- Trong những năm vừa qua, các thủ tục vay vốn tại NHNo Quảng Bình đã được cải thiện nhiều, tương đối thuận lợi cho khách hàng. Tuy nhiên, phần lớn các DNVVN không có đủ tài sản thế chấp thì phải áp dụng các hình thức bảo lãnh khác. Đặc biệt là khi áp dụng các hình thức cầm cố tài sản để vay vốn NHNo, việc đăng ký giao dịch bảo đảm phải thực hiện tại các trung tâm ở

mở rộng sản xuất kinh doanh.

- Quá trình tiếp cận để mở rộng và tăng trưởng tín dụng đối với DNVVN chưa cao.

- NHNo Quảng Bình chưa thực sự thực hiện các dịch vụ tư vấn cho khách hàng. Cơ sở vật chất, công nghệ NHNo chưa đủ đáp ứng cung cấp các dịch vụ tiện ích cho khách hàng.

- Đội ngũ cán bộ có đủ năng lực thẩm định những dự án lớn còn thiếu, chưa được coi trọng đúng mực; chưa tính toán chính xác khả năng sinh lời, đưa ra được những nhận định, đánh giá của từng dự án trước khi ra quyết định cho vay, dẫn đến vẫn đầu tư cho những dự án không có khả quan. Việc phân tích tài chính, phân loại khách hàng, nắm vững hồ sơ kinh tế địa bàn để có chiến lược tiếp cận đối xử phù hợp chưa được quan tâm đúng mức.

- Hiện nay, các kênh trợ giúp NHNo trong việc cung cấp thông tin, thẩm định cũng như việc theo dõi sử dụng vốn của doanh nghiệp sau khi vay hầu như không có. Các thông tin do doanh nghiệp cung cấp thiếu tin cậy, nhiều khoản vay chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w