Kết quả sử dụng vốn:

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thị xã Hà Tĩnh (Trang 41 - 43)

- Vốn tự có của Ngân hàng

2.1.4.2. Kết quả sử dụng vốn:

Ngoài khách hàng truyền thống là các hộ nông dân là chính, khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh ngày càng tăng. Thủ tục vay vốn của Ngân hàng cùng điều kiện vay vốn ngày càng giảm nhẹ là một điều kiện để thu hút các thành phần khách hàng khác nhau đến với Ngân hàng. Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp ngày càng cao. Đây là một nguồn thu lãi đáng kể cho chi nhánh. Nhóm khách hàng này cũng đem đến cho Ngân hàng một khoản thu từ dịch vụ thanh toán đáng kể cho chi nhánh.

Doanh số cho vay năm 2006 đạt: 682 tỷ đồng, bằng 144,5% so với năm 2005 (472 tỷ); doanh số thu nợ năm 2006 đạt: 578 tỷ đồng, bằng 135% so với năm 2005 (429 tỷ đồng).

Bảng 2.3. Doanh số cho vay đối với các thành phần kinh tế từ 2004 đến

2006. Đơn vị: Tỷ đồng Doanh số cho vay Nợ trong tiêu chuẩn Tỷ lệ nợ xấu % (Loại 3,4,5) Năm 2004 289,7 286,8 0,33 Năm 2005 332,8 308,3 0,66 Năm 2006 436,6 408,4 0,5

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2004, 2005, 2006)

Biểu đồ 2.2. Tình hình dư nợ của chi nhánh từ năm 2004 đến 2006.

Đơn vị: tỷ đồng.

Dư nợ của Ngân hàng qua các năm đều tăng nhanh, nhưng kéo theo đó chênh lệch giữa Tổng dư nợ và nợ trong tiêu chuẩn cũng tăng lên về số tuyệt đối. Tuy nhiên về số tương đối thì có giảm. Điều đó có nghĩa là các món vay của khách

Chuyên đề tốt nghiệp

hàng mà chi nhánh cho vay ngày càng có chất lượng hơn; cần phát huy hơn công tác tín dụng để ngày càng có nhiều món vay có chất lượng và rút ngắn khoảng cách chênh lệch đó cả về số tương đối và số tuyệt đối.

Dư nợ cho vay các thành phần kinh tế đạt: 436,6 tỷ đồng, tăng so với đầu năm (332,8 tỷ) 104 tỷ đồng, trong đó nợ trong tiêu chuẩn là 408,4 tỷ đồng, chiếm 93,5% tổng dư nợ, tốc độ tăng so với đầu năm: 31%; đạt 114% và tăng 55 tỷ đồng so với kế hoạch Ngân hàng nông nghiệp tỉnh giao đầu năm 2006; năm 2005 nợ trong tiêu chuẩn là 308,3 tỷ đồng, chiếm 92,6%. Nợ trong tiêu chuẩn của Ngân hàng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn chứng tỏ việc sử dụng vốn của Ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng chuyên nghiệp hơn.

Nợ quá hạn năm 2004 là 0,96 tỷ đồng, chiếm 0,33% trong Tổng dư nợ cả năm; Năm 2005, Nợ quá hạn là 2,2 tỷ đồng, chiếm 0,66% trong Tổng dư nợ, tăng 1,24 tỷ đồng, tăng 129% so với năm 2004, nguyên nhân là do việc kiểm tra chuyển loại nợ của chi nhánh được tiến hành triệt để hơn. Những món nợ quá hạn của năm trước được chuyển nợ đúng với quy định của Ngân hàng nhà nước. Nợ quá hạn năm 2006 là 2,1 tỷ đồng, tỷ lệ 0,48% tổng dư nợ, giảm 1,02% so với kế hoạch, giảm 16% so với năm 2005. Điều đó chứng tỏ khách hàng của Ngân hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả hơn hay công tác thẩm định cho vay của cán bộ tín dụng ngày càng hiệu quả hơn. Nợ tồn động cũ cũng được Chi nhánh tổ chức thu hồi quyết liệt, trong năm đã thu hồi vượt kế hoạch 130%.

Tổng số khách hàng quan hệ tín dụng : 6.060 (8.931), tăng so với năm 2005: 257 khách hàng; trong đó số lượng doang nghiệp là: 152.

Dư nợ phân theo loại kinh tế như sau:

Dư nợ cho vay doanh nghiệp, HTX: 241,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 55,26%; dư nợ cho vay hộ kinh doanh cá thể: 79,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng trong 18,26% nợ cho vay tiêu dùng: 68 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 15,6%; dư nợ trên đây cho thấy Ngân hàng nông nghiệp thị đã đầu tư vốn tín dụng phù hợp với xu hướng

Chuyên đề tốt nghiệp

phát triển kinh tế mà Nghị quyết Đại hội đảng bộ thị xã Hà Tĩnh khoá XVIII đề ra.

Cho vay qua tổ chức đoàn thể:

Toàn thị thành lập được 111 tổ vay vốn qua hội nông dân và Hội Phụ Nữ, quản lý: 27,2 tỷ đồng dư nợ với 2.580 hộ; trong đó, qua Hội nông dân: 91 tổ, 2.237 hộ, dư nợ: 23,7 tỷ đồng, chiếm 87% lượng vốn vay qua tổ. Hội phụ nữ có 20 tổ, 343 hộ, dư nợ: 3,5 tỷ đồng, chiếm 13% dư nợ cho vay qua tổ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thị xã Hà Tĩnh (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w