BẢNG 3.3: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BẢO ĐẢM NGUỒN VỐN NĂM

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá (Trang 73 - 81)

BẢNG 3.2: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN NĂM

BẢNG 3.3: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BẢO ĐẢM NGUỒN VỐN NĂM

Đơn vị tính: triệu đồng

sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn) 12.510.938.937 7.614.057.782 -7.199.127.891 51 2. Tài sản ngắn hạn 21.940.716.666 16.936.382.258 -5.004.334.408 77,2 3. Nguồn vốn tài trợ tạm thời (đ)

(Nợ ngắn hạn) 9.429.777.729 9.322.324.476 -107.453.253 98,86 4. Tài sản dài hạn (đ) 55.903.107.901 83.830.173.032 27.927.065.131 149,96 5. Nguồn vốn tài trợ thường

xuyên (đ) (Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu)

68.414.046.838 91.444.230.814 23.030.183.976 133,666. Hệ số tài trợ thường xuyên (6 6. Hệ số tài trợ thường xuyên (6

= 4/ Tổng NV) 0,72 0,83 0,11 115,28

7. Hệ số tài trợ tạm thời (7= 3/

Tổng NV) 0,12 0,09 -0.03 75

8. Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên (8= Vốn CSH / 5)

0,78 0,6 -0,18 81,08

9. Hệ số nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn (9= 5/2)

1,22 1,09 -0,13 86,51

10. Hệ số tài sản ngắn hạn so với

nợ ngắn hạn (10= 2/Nợ NH) 3,08 1,82 -1,26 59,09

(Nguồn: Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá)

3.2.2.3. Về khả năng thanh toán:

Trong nhóm tỷ số về khả năng thanh toán, Công ty nên bổ sung hai chỉ tiêu: Tỷ số nợ trên tổng tài sản (hệ số nợ) – Đòn bẩy tài chính và khả năng thanh toán lãi vay. Như đã phân tích, việc bổ sung các chỉ tiêu này trong công tác phân tích tài chính của Công sẽ giúp các nhà phân tích đánh giá được hiệu quả sử dụng nợ và mức độ hợp lý của việc huy động vốn vay. Điều này hết sức cần thiết trong bối cảnh Công ty đang có

nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh nhưng chưa có điều kiện huy động thêm vốn cổ đông. - Tỷ số nợ trên tổng tài sản: Hệ số nợ = Tổng nợ = Hv Tổng tài sản

Trên cơ sở số liệu trên bảng cân đối kế toán của ba năm 2004 đến 2006, ta thấy các hệ số nợ lần lượt là: 0,37 ; 0,33 ; 0,46. Hệ số nợ càng lớn thì Công ty càng có lợi vì chỉ phải đóng góp một lượng vốn ít nhưng được sử dụng một lượng tài sản lớn. Đặc biệt, kinh doanh trên lĩnh vực dịch vụ cảng biển đòi hỏi lượng vốn lớn do phải trang bị số lượng lớn tài sản cố định, vì vậy việc sử dụng đòn bẩy nợ có ý nghĩa thiết thực đối với Công ty. Năm 2006, Công ty đã phát huy được đòn bẩy nợ để thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, đòn bẩy nợ cũng là con dao hai lưỡi. Bởi như lý thuyết, nếu doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận trên tiền vay lớn hơn so với tiền lãi phải trả thì phần lợi nhuận dành cho chủ sở hữu sẽ được nhân lên; nhưng ngược lại thì doanh lợi vốn chủ sở hữu sẽ giảm sút và làm mất cân bằng cán cân thanh toán. Việc phân tích chỉ tiêu này phải được phân tích kết hợp với chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) và doanh lợi tài sản (ROA).

- Khả năng thanh toán lãi vay:

Khả năng thanh toán lãi vay =

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) Lãi tiền vay

Công ty cần phải phân tích chỉ tiêu này để đánh giá lợi nhuận của mình của mình có đảm bảo khả năng chỉ trả lãi hàng năm hay không. Đây là chỉ tiêu không chỉ dành được sự quan tâm của chủ nợ mà còn phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trên số liệu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004 đến năm 2006, khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp qua các năm lần lượt là: 15,8 ; 11,2 ; 7,9. Tuy khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp rất cao song trên các con số tính toán,

lớn so với sự gia tăng của lãi tiền vay. Điều này chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chưa thật tốt. 3.2.2.4. Về khả năng hoạt động: - Vòng quay tiền: Vòng quay tiền = Doanh thu

Tiền và các khoản tương đương tiền So sánh giữa các năm từ 2004 đến 2006, ta thấy vòng quay của tiền lượt là 6,5; 22,2; 11,5 (mỗi đồng tiền và khoản tương đương tiền lần lượt tạo ra 6,5; 22,2; 11,5 đồng doanh thu qua các năm), như vậy có sự tăng giảm không đều qua các năm. Điều này chưa chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp không ổn định vì doanh thu tuy không tăng nhanh nhưng tăng khá đều qua các năm, tuy nhiên lượng tiền dự trữ có sự thay đổi do chính sách dự trữ tiền của doanh nghiệp qua các năm khác nhau. Cuối năm 2005, doanh nghiệp quyết định giảm lượng tiền dự trữ để đầu tư mua sắm tài sản cố định nên khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền giảm đột biến và cũng dẫn tới sự gia tăng của chỉ tiêu vòng quay tiền trong năm 2005.

- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong năm, qua đó đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng tài sản cố định của Công ty.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =

Doanh thu Tài sản cố định

Căn cứ các số liệu trên các báo cáo tài chính của Công ty có thể thấy hiệu suất sử dụng tài sản cố định qua các năm lần lượt là 0,76; 0,99 và 0,71. Ở một số doanh nghiệp cùng ngành với số vốn tương đương (Công ty cổ phần Cảng Rau quả, Công ty cố phần thương cảng Vũng tàu) thì chỉ tiêu này trung bình là 6, tức là hiệu suất sử dụng tài sản cố (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tài sản cố định, Công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định như tiến hành các biện pháp nhằm hợp lý hoá sản xuất, áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật ... nhằm tăng sản lượng xếp hàng trên bãi, rút ngắn thời gian giao nhận hàng, ...

- Vòng quay hàng tồn kho:

Vòng quay hàng tồn kho =

Giá vồn hàng bán ra trong kỳ Trị giá hàng tồn kho bình quân

Qua tính toán có thể thấy vòng quay hàng tồn kho của Công ty tương đối cao (qua các năm từ 2004 đến 2006 lần lượt là 130,1; 133,3; 140,03). Song so với các doanh nghiệp cùng ngành (có thể lấy điển hình là Công ty cố phần Cảng Rau quả và Công ty cổ phần Cảng Đồng Nai với vòng quay hàng tồn kho trung bình là trên 300), tỷ số này của Công ty là không cao. Đây là đặc trưng của doanh nghiệp dịch vụ, số lượng hàng tồn kho không nhiều. Hơn nữa, với loại hình kinh doanh dịch vụ vận tải biển, các vật liệu, phụ tùng cũng như các công cụ, dụng cụ khác... không nhiều mà chủ yếu sử dụng nhiều nhiên liệu (xăng, dầu...) (Đối với việc cung cấp nhiên liệu, Công ty đã có nhà cung cấp thường xuyên là Công ty Xăng dầu Khu vực 3). Việc lượng hàng tồn kho không nhiều giảm được áp lực cho doanh nghiệp trong việc gia tăng chi phí để dự trữ. Tuy nhiên, để đảm bảo yêu cầu thường xuyên phải cung cấp nhiên liệu phục vụ công tác xếp dỡ, chuyển tải hàng hoá, Công ty cũng phải có chính sách hàng tồn kho thích hợp, tránh trường hợp thiếu nguyên liệu, vật liệu phục vụ hoạt động kinh doanh. Theo thông tin từ phía Công ty, việc cung cấp nhiên liệu của Công ty Xăng dầu Khu vực 3 luôn đảm bảo tính kịp thời, song việc phụ thuộc vào 1 nhà cung cấp có thể dẫn tới những rủi ro ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện kinh doanh của Công ty.

- Vòng quay các khoản phải thu:

Vòng quay các khoản phải thu =

Doanh thu thuần

Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân Tỷ lệ này của Công ty qua các năm là 6,9; 4,1 và 3,6. Ở Công ty cổ phần Cảng

Qua số liệu này cho thấy vòng quay các khoản phải thu của Công ty qua các năm đều thấp, chứng tỏ đã có sự ứ đọng ở khâu thanh toán, chủ yếu ở phần phải thu của khách hàng, tốc độ thu hồi chậm, công ty bị chiếm dụng vốn nhiều. Tình trạng này càng xấu đi qua mỗi năm vì tỷ lệ này giảm dần. Theo thông tin từ phía Công ty, các khoản phải thu đều tập trung ở các khách hàng lớn, khách hàng truyền thống của Công ty (Công ty vận tải biển VINALINES, Công ty HANJIN Shipping Vietnam, Công ty TNHH vận tải liên hợp Hải Phòng, Công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển...), đối với các khách hàng khác (chiếm 15% doanh thu), hình thức thanh toán đều là thanh toán ngay bằng tiền mặt. Xuất phát từ uy tín và mối quan hệ truyền thống với các bạn hàng lớn cũng như để tăng doanh thu nên Công ty áp dụng chính sách thanh toán chậm. Song bên cạnh đó, Công ty không áp dụng chính sách chiết khấu để kích thích việc thanh toán. Để giải quyết tình trạng này, Công ty phải xác định được chính sách bán hàng, chính sách chiết khấu hợp lý cũng như xem xét về các đối tượng khách hàng để giảm sự ứ đọng ở khâu thanh toán, triển khai công tác thu hồi nợ.

- Kỳ thu tiền bình quân:

Kỳ thu tiền bình quân =

Các khoản phải thu x 360 Doanh thu

Tỷ số này cho biết khả năng thu hồi vốn trong thanh toán, đặc biệt việc thu hồi vốn từ việc bán chịu hàng hoá. Nó phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi được các khoản phải thu. Tỷ số này của Công ty lần lượt qua các năm là: 45, 136, 76. Như vậy, năm 2004 Công ty cần đến 45 ngày để thu hồi các khoản phải thu, năm 2005 có sự gia tăng đột biến, cần tới 136 ngày và năm 2006 là 76 ngày. Hiệu quả của công tác thu hồi công nợ giảm sút qua các năm. Tuy năm 2005, việc tăng đột biến chỉ tiêu này là do Công ty có ứng trước 15% giá trị của dự án cần trục chân đế 40 tấn số 2 (TUKAL 02), nên khoản trả trước cho người bán tăng thêm một lượng đáng kể (gần bốn tỷ đồng), song khoản phải thu của khách hàng vẫn cao nên dẫn tới chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân cao. Theo thông

tin từ phía Công ty, đối với những khách hàng lớn, thời gian thanh toán theo hợp đồng là 45 ngày, nhưng trên thực tế phải cần tới 2 tháng hoặc 3 tháng Công ty mới thu hồi hết các khoản phải thu này. Trong thời gian tới, Công ty cần có những biện pháp thu hồi nợ cần thiết để giảm thời gian thu hồi các khoản phải thu, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn.

3.2.2.5. Về hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lãi:

Công ty đã tiến hành phân tích những chỉ tiêu cơ bản: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, trên vốn chủ sở hữu và đã phân tích việc quản lý chi phí. Tuy nhiên, cần phân tích thêm ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính vì đây là yếu tố có tác động rất lớn đến doanh lợi vốn chủ sở hữu, ảnh hưởng tới khả năng sinh lãi của Công ty.

- Ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính:

Đòn bẩy tài chính là tỷ lệ giữ vốn đi vay so với tổng số vốn hiện có hay còn gọi là hệ số nợ.

Đòn bẩy tài chính =

Tổng số nợ vay Tổng tài sản

Như đã phân tích, trị số của đòn bẩy tài chính càng cao doanh nghiệp càng có lợi. Song đòn bẩy tài chính cũng là con dao hai lưỡi, bởi nếu tổng tài sản không có khả năng sinh ra một tỷ lệ lợi nhuận đủ lớn để bù đắp các chi phí lãi vay phải trả thì doanh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) sẽ bị giảm sút.

Trên lý thuyết đã phân tích, nếu doanh lợi tổng tài sản (ROA) lớn hơn lãi suất tiền vay thì trong trường hợp này đòn bẩy tài chính dương và sẽ khuyếch đại thêm cho ROE, trường hợp ngược lại đòn bẩy tài chính âm và sẽ làm giảm sút tương ứng ROE.

Doanh lợi tổng tài sản Công ty đã tiến hành tính toán qua các năm từ 2004 đến 2006 lần lượt là 10,69; 10,78 và 11,38. Xem xét các tỷ lệ lãi vay của Công ty trên thuyết minh báo cáo tài chính, các tỷ lệ này dao động ở mức 3,5 đến 6,5% , như vậy vẫn đảm

Công ty vẫn có thể huy động vốn để mở rộng quy mô kinh doanh bằng cách tăng cường các khoản vay mà không bị ảnh hưởng tới cân bằng tài chính.

3.2.2.6. Đánh giá khả năng tăng trưởng.

Ngoài ra, Công ty còn có thể tối đa hoá mức tăng trưởng bền vững của mình qua việc tác động vào chính sách tài chính (thông qua tỷ lệ lợi nhuận giữ lại và đòn bẩy tài chính) hoặc nếu không có phương án thay đổi chính sách tài chính thì cải thiện tình hình hoạt động bằng cách tăng hiệu suất sử dụng tài sản và tăng tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu. Đồng thời, Công ty có thể so sánh tỷ lệ tăng trưởng bền vững này với tỷ lệ tăng trưởng thực tế của Công ty để thấy tỷ lệ tăng trưởng thực tế có phù hợp với tỷ lệ tăng trưởng bền vững hay không. Nếu tỷ lệ tăng trưởng thực tế lớn hơn tốc độ tăng trưởng bền vững, có thể có những biện pháp thực tế như: huy động vốn cổ đông mới, giảm tỷ lệ chia cổ tức, thay đổi về hoạt động kinh doanh để kiểm soát tăng trưởng quá nhanh ... Nếu tỷ lệ tăng trưởng thực tế thấp hơn tốc độ tăng trưởng bền vững thì có thể tìm các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng, hoặc tăng tỷ lệ thanh toán cổ tức, mua lại cổ phiếu của chính công ty, nghiên cứu tìm kiếm cơ hội đầu tư ra các ngành khác...

Có thể lấy ví dụ trong trường hợp này trên cơ sở các số liệu trong năm 2005 và 2006. Dựa trên các số liệu và công thức tính tăng trưởng thực tế, tăng trưởng bền vững, có thể tính toán được tăng trưởng thực tế của Công ty trong năm 2005 là 12,7%, trong khi đó tăng trưởng bền vững chỉ giới hạn ở 7,9%. Khi tăng trưởng thực tế lớn hơn tăng trưởng bền vững, nhu cầu về mọi mặt của doanh nghiệp tăng, đến một lúc nào đó doanh nghiệp không đủ sức để tài trợ cho nhu cầu của chính mình, nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới những khó khăn trầm trọng về vốn. Do vậy, cần có sự điều chỉnh để tăng tỷ lệ tăng trưởng bền vững bằng cách tăng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại hoặc tăng cường vốn vay. Tỷ lệ tăng trưởng bền vững đã được cải thiện vào năm 2006 với con số là 11,54% với việc tăng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại và tăng cường vốn vay, song tỷ lệ tăng trưởng thực tế lại quá thấp (6,3%). Nếu tình trạng này tiếp tục gia tăng doanh nghiệp cần phải xem

lại đây có phải tình trạng chung của toàn ngành vận tải biển hay vấn đề đơn lẻ của doanh nghiệp. Nếu là vấn đề của doanh nghiệp thì cần tìm kiếm các nguyên nhân để tháo gỡ các ràng buộc bên trong gây cản trở sự tăng trưởng, mặt khác có thể tìm kiếm thêm cơ hội đầu tư sang các ngành khác...

Một số chỉ tiêu bổ sung thêm sẽ giúp Công ty có thể phân tích sâu sắc hơn tình hình tài chính, là cơ sở để ra các quyết định quản lý cần thiết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá (Trang 73 - 81)