Một số kiến nghị khác.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân Hàng Công Thương Đống Đa (Trang 71 - 74)

3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3. Một số kiến nghị khác.

3.3.1. Việc niêm yết tỷ giá của NHCT Việt Nam hiện nay đang gây trở ngại đối với khu vực Đống Đa nói riêng trong giao dịch với khách hàng. Nhiều khi khách hàng đến giao dịch với chi nhánh vì chưa có tỷ gía nên họ phải chờ đợi, điều này không những tạo tâm lý không tốt cho họ mà còn ảnh hưởng tới công viêc kinh doanh của họ. Chính sự hạn chế này đã đẩy họ đến quyết định không giao dịch với ngân hàng mà giao dịch trên thị trường tự do. Bên cạnh đó, sự giới hạn này đã hạn chế việc nhận thức và tính nhạy bén của chi nhánh đối với việc tỷ giá lên xuống hàng ngày. Trên thị trường giá USD và các loại ngoại tệ khác thay đổi thường xuyên nếu như không nắm bắt được thực trạng biến động của thị trường thì việc đưa ra quyết định là rất khó khăn. Do đó, đề nghị NHCT Việt Nam xem xét vấn đề này nhằm tạo điều kiện cho các chi nhánh trong việc thanh toán, phân tích và có quyết định đúng đắn. Từ đó góp phần vào thực hiện mục tiêu chung của toàn hệ thống và các chi nhánh NHCT.

3.3.2. Kiểm soát trạng thái ngoại tệ kinh doanh.

Tuy NHCT Đống Đa không thuộc đối tượng báo cáo theo quyết định số 18/QĐ- NHNN7 nhưng việc kiểm soát trạng thái ngoại tệ đối với chi nhánh không phải là không quan trọng. Trong những năm qua, chi nhánh đã cố gắng thực hiện mục tiêu mua vào bao nhiêu bán hết bấy nhiêu để tránh xuất hiện trạng thái ngoại tệ. Vì vậy, để tiếp tục thực hiện mục tiêu này trong năm tháng cuối cùng của năm 2001 và những năm tiếp theo chi nhánh cần có kế hoạch mua bán sát với nhu cầu để hạn chế trạng thái ngoại tệ tránh tình trạng hình thành trạng thái ngoại tệ theo xu thế âm để tránh tình trạng khi qui đổi ngoại tệ ra đồng nội tệ sẽ bị lỗ khi bán ngoại tệ.

KẾT LUẬN

Bước vào thiên niên kỷ mới chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Đống Đa đứng trước nhiều cơ hội và thách thức mới . Những cơ hội này xuất phát từ những tháo gỡ , cởi mở khó khăn cho hoạt động ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc tiếp tục cơ cấu lại hệ thống ngân hàng đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường và đặc biệt là những chuyển biến tích cực , những khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam .

Kinh doanh ngoại tệ là một mắt xích quan trọng trong hoạt động kinh doanh đối ngoại , rộng hơn là hoạt động kinh doanh chung của chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Đống Đa . Hoạt động kinh doanh ngoại tệ có hiệu quả cao sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động khác của ngân hàng phát triển như thanh toán quốc tế , hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu ...góp phần thực hiện thành công chiến lược kinh doanh của ngân hàng , đạt được các mục tiêu về lợi nhuận , khách hàng ,uy tín ... từ đó đưa ngân hàng tiến nhanh hơn trên con đường hội nhập cộng đồng ngân hàng thế giới .

Vì vậy việc tăng cường và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ là rất cần thiết đối với tất cả ngân hàng thương mại nói chung và Ngân Hàng Công Thương Đống Đa nói riêng .

Qua thời gian thực tập tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Đống Đa , trên cơ sở những kiến thức đã học và tình hình thực tế tại ngân hàng , em đã viết được bài viết này . Bài viết đề cập đến một số vấn đề sau:

- Trình bày một cách hệ thống về cơ sở lý luận chung của hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong đó đã trình bày rõ khái niệm , các hình thức kinh doanh, sự cần thiết , các nhân tố ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh ngoại tệ

- Phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Đống Đa

- Từ các phân tích trên , căn cứ vào phương hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian tới , đã đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng và một số kiến nghị với Ngân Hàng Công Thương Việt Nam và Ngân Hàng Nhà Nước

Đó là những vấn đề mà bài viết của em đã đề cập vì hoạt động kinh doanh ngoại tệ khá phức tạp , còn nhiều mới mẻ , lại chịu sự quản lí chặt chẽ của nhà nước do đó , đưa ra được các giải pháp hoàn chỉnh không phải là vấn đề đơn giản mà đòi hỏi có sự nghiên cứu dần dần , cần có thời gian để rút kinh nghiệm . Vì thế trong giới hạn bài viết này chỉ là một đóng góp rất nhỏ trong việc nghiên cứu tìm kiếm giải pháp khả thi cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng . Để em có thể đóng góp một phần nhỏ nhoi này đó là nhờ sự hướng dẫn tận tình của cô giáo :TS Nguyễn Thị

Hường và thầy giáo : Th.s Tạ Lợi , anh Lê Văn Khánh phòng tín dụng công nghiệp , các cô chú , anh chị ở Ngân Hàng Công Thương Đống Đa trong thời gian em thực tập . Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô , cô chú ,anh chị đã tận tuỵ hướng dẫn em trong thời gian qua .

Do trình độ có hạn bài viết của em chắc chắn còn nhiều vấn đề hạn chế , em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô , bạn bè để em có thể nâng cao tầm hiểu biết của mình và đề tài của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn

Hà nội, ngày 11 tháng 5 năm 2002 sinh viên : Cai Văn Tuấn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân Hàng Công Thương Đống Đa (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w