II. Thực trạng hoạt động huyđộng vốn tại Ngân hàng TMCP Quân Đội.
1.2. Chi phí huyđộng vốn.
Để huy động được nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng, ngân hàng phải trả mức chi phí của việc huy động đó, đó là lãi suất huy động như: lãi suất tiêng gưỉư giao dịch, lãi suất tiết kiệm, lãi suất tài trợ, lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay… Chi phí huy động càng cao cũng cho thấy lãi suất huy động vốn càng lớn, lãi suất huy động lại quyết định rất lớn tới quy mô của nguồn vốn huy động. Việc đưa ra lãi suất phù hợp tạo điều kiện cho việc huy động và thu hút khách hàng tới Ngân hàng.
Bảng 11: Lãi suất thực tế tại thời điểm cuối năm.
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
TG không kì hạn bằng VND 2,4% 2,4% 2,4%
TG không kì hạn bằng ngoại tệ 0,1% 0,1% 0.125%
TG có kì hạn bằng VND 6% - 8% 7,8% - 8,2% 7,08% - 9,72% TG có kì hạn bằng ngoại tệ 2% - 2,5% 3,78% - 5,3% 3,4% - 5,2%
Ta nhấy được lãi suất qua các năm hầu như đều tăng. Chỉ có lãi suât không kì hạn ở mức ổn định 2,4% đối với tiền gửi không kì hạn bằng VND. Riêng năm 2007 do có sự biến động lớn về điếu chỉnh lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) do sự mất giá của USD nên ta thấy lãi suất của ngoại tệ có xu hướng giảm. Vì vậy khách hàng cũng tập trung vào gửi băng VND nhiều hơn. Với Ngân hàng Quân Đội những năm gần đây lượng khách hàng
luôn được mở rộng cả khách hàng cá nhân cũng như khách hàng doanh nghiệp, trong đó khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn hơn.
Bảng 12: Chi phí huy động vốn.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%)
- Chi trả lãi 242,4 32,2 502,8 66 854,5 64
- Chi ngoài lãi 511,4 67,8 259,3 34 479,7 36
Tổng chi 753,8 100 762,1 100 1.334,2 100
Qua bảng ta thấy trông tổng chi phí của Ngân hàng thì chi trả lãi chiếm tỷ trọng lớn, điều đó cũng cho thấy quy mô huy động vốn ngày càng tăng, chi trả lãi năm 2005 chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 32,2%, nhưng tăng mạnh vào năm 2006 với 66%, tuy năm 2007 có giảm tỷ trọng hơn một chút chiếm 64% trong tổng số nhưng doanh số chi vẫn đạt 854,5 tỷ đồng tăng 70% so với năm 2006. Đồng nghĩa với việc giảm chi phí trả lãi là tăng tỷ trọng chi phí ngoài lãi một cách tương ứng, cho thấy chi phí huy động của Ngân hàng tăng nhưng không phải tăng do chi phí trả lãi. Có sự giảm sút như vậy do lãi suất huy động năm 2007 có nhiều biến động, có những ngày Ngân hàng có đến ba lần thay đổi lãi suất trong một ngày. Điều đó cũng làm ảnh hưởng tới việc khách hàng gửi tiền vào ngân hàng.
2. Đánh giá thực trạng huy động vốn. 2.1 Những kết quả đạt được.
Trong năm 2007, nền kinh tế Việt Nam cũng chứng kiến những chuyển bién mạnh mẽ về chất lượng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam với những tăng trưởng mạnh về lợi nhuận, về quy mô vốn cũng như sự gia tăng cạnh tranh. Ngân hàng Quân Đội luôn vươn tới với mục tiêu phát triển trở thành một tập đoàn ngân hàng đa năng, tháng 11/2006, Ngân hàng đã thành lập Công ty quản lý quỹ đầu tư Hà Nội hoạt động bên cạnh các công ty trực thuộc khác cũng đang hoạt động rất hiệu quả như: công ty chưng khoán Thăng Long, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng đax phát triển mạnh mẽ với 65 điểm giao dịch trên cả nước. Cùng với việc mở rộng mạng lưới , Ngân hàng tập trung phát triển mạnh mẽ dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng như các dịch vụ ngân hàng điện tử như: Mobile Banking, Internet Banking, thẻ ATM,mạng lưới máy chấp nhận thẻ POS…Tư đó tăng cường cho công tác huy đông vốn một cách hiệu quả và quy mô ngày càng mở rộng.
Về quy mô huy động vốn từ bên ngoài: Với mục tiêu và chiến lược kinh doanh nhằm không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh, NHTM CP Quân đội đặt ra phương châm tập trung khai thác nguồn nhàn rỗi của các thành phần kinh tế một cách có hiệu quả, chú trọng hơn tới những đối tượng trong ngành để tài trợ cho những nhu cầu ngày càng tăng của danh mục tài sản.
Trong những năm trở lại đây, vốn huy động từ bên ngoài của NHTM CP Quân đội tăng dần qua các năm tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ cho vay và đầu tư của mình. Hơn nữa, với tỷ trọng nguồn tiền gửi lớn hơn rất nhiều nguồn tiền vay đã giúp ngân hàng giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
Trong nguồn tiền gửi, tiền gửi không kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao một mặt tạo điều kiện tăng số dư và giảm chi phí đầu vào (tiền gửi không kỳ hạn có mức lãi suất thấp nhất, hầu như không đáng kể), mặt khác giúp
ngân hàng mở rộng các dịch vụ liên quan đến huy động vốn như phát hành thẻ .v.v.. Tiền gửi của tầng lớp dân cư chiếm tỷ trọng cao và ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình.
Về cơ cấu: Cũng giống các NHTM CP khác, nguồn huy động chủ yếu của là nguồn ngắn hạn, tuy vậy nguồn này của NHTM CP Quân đội lại không biến động nhiều.
Nguồn có kỳ hạn trung và dài có xu hướng tăng tuy cung chưa đủ đáp ứng cầu nhưng đã thể hiện sự chuyển biến tích cực, cho thấy sự chú trọng của ngân hàng về vốn trung và dài hạn.
* Nguyên nhân kết quả đạt được:
NHTM CP Quân đội không ngừng lớn mạnh cả về quy mô và cơ cấu, phát triển một mạng lưới huy động vốn rộng khắp ở tất cả các chi nhánh tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm. Thương hiệu của ngân hàng ngày càng có chỗ đứng tin cậy, vững chắc trong lòng khách hàng. Trong công tác điều hành và quản lý vĩ mô, NHTM CP Quân đội đã sớm đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ và biện pháp huy động vốn hợp lý, luôn bổ xung và hoàn chỉnh các quy chế theo hướng phát huy quyền chủ động sáng tạo. Trong thời gian qua, ngân hàng đã thực hiện một chính sách huy động mềm dẻo trên cơ sở phân tích, dự đoán xu hướng biến động, dùng công cụ lãi suất thả nổi có điều tiết để thu hút khách hàng.
Là một ngân hàng quân đội do vậy ngân hàng rất được sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ của Bộ Quốc phòng cũng như các ban ngành hữu quan. Chính vì thế đem lại lợi thế cho NHTM CP Quân đội so với các NHTM CP khác trong việc tìm kiếm đầu ra. Ngân hàng luồn có nhiều dự án lớn của Chính phủ cũng như Bộ Quốc phòng... tạo điều kiện giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc tìm kiếm đầu vào.
Về đội ngũ cán bộ, ngân hàng đã tạo dựng một môi trường làm việc hấp dẫn và thuận lợi nhằm thu hút nhân viên giỏi, luôn khuyến khích người lao động học tập, nâng cao trình độ.
2.2. Hạn chế
• Mặt tồn tại
Tuy Ngân hàng hoạt động hiệu quả lợi nhuận qua các năm tăng trưởng mạnh, nhưng Ngân hàng cũng có những mặt hạn chế cần phải khắc phục:
- Mặc dù quy mô vốn huy động đều có sự tăng trưởng qua các năm, nhưng tốc độ tăng trưởng còn chậm, chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng của hoạt dộng tín dụng
- Nhu cầu tín dụng dài hạn của các tổ chức, dân cư ngày càng tăng do nhu cầu đầu tư theo chiều sâu của nền kinh tế. Nguồn tiền gửi tiết kiệm có xu hướng ngày càng tăng, nhưng Ngân hàng chủ yếu tập trung vào các sản phẩm phục vụ cho tiền gửi theo kỳ hạn. Điều này dẫn đến những khó khăn trong việc đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng truyền thống, nhằm phân tán rủi ro.
- Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng mới chỉ tập trung chủ yếu huy động bằng đồng nội tệ. Trong khi tâm lý của dân chúng vẫn ưa chuộng cách giữ tiền bằng vàng hoặc đôla thì nguồn vốn huy động qua kênh này của ngân hàng cũng chưa đạt được hiệu quả tối đa so với nguồn lực.
- Chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng cao nhưng lại có xu hướng giảm thay vào đó là chi phi lãi lại tăng cao, dẫn đến tổng chi phí huy động của ngân hàng ở mức cao nhưng lại không thu hút được khách hàng bằng sức hút của lãi suất.
• Nguyên nhân
Lãi suất huy động của ngân hàng mặc dù cao hơn so với các ngân hàng thương mại quốc doanh, nhưng chỉ bằng hoặc cao hơn so với một số ngân hàng thương mại cổ phần khác. Nếu so sánh với các ngân hàng thương mại cổ
phần lớn trên thị trường như SacomBank hoặc ACB thì lãi suất của ngân hàng không phải ở mức cạnh tranh được
Các hình thức huy động vốn, sảng phẩm huy động của ngân hàng chưa được phong phú so với các ngân hàng khác, còn chậm trong việc triển khai các sản phẩm, huy động mới, sản phẩm có tính chât độc quyền của ngân hàng, và cũng chưa có nhiều sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng trên thị trường.
Các dịch vụ chưa được đa dạng hoá, đổi mới theo chiều sâu. một số mảng dịch vụ còn thiếu tính liên kết, gây khó khăn cho khách hàng. Phí dịch vụ của ngân hàng còn cao. Công tác Marketing còn chưa được ngân hàng quan tâm đúng mức. Việc quảng bá hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng chưa hoàn thiện mặc dù ngân hàng đã thành lập được phòng Marketing, xây dựng được trang web của ngân hàng nhưng việc duy trì các hoạt động này chưa được chú trọng, Một số mảng còn bỏ trống, hoạt động khập khiểng. Hình ảnh của ngân hàng trên thị trường chưa tương xứng với tiềm năng và thương hiệu của ngân hàng.
Công nghệ ngân hàng chưa được đầu tư theo chiều sâu, sự đầu tư mới chỉ diễn ra ở một số chi nhánh lớn, việc đầu tư chưa đồng bộ trong toàn hệ thống ngân hàng, gây khó khăn cho cán bộ nhân viên ngân hàng làm ảnh hưởng đến quá trình giao dịch của khách hàng.
Mang lưới hoạt dộng đã được mở rộng nhưng vẫn còn mỏng, số lượng các chi nhánh và phòng giao dịch của ngân hàng quân đội vẫn không phải là lớn và hầu hết tập trung ở Hà nội và khu vực phía Nam. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng.
Trong thời gian qua tỷ lệ lạm phát ở nước ta ở mức khá cao, chỉ số giá cả trung bình cả năm tăng mạnh. Giá vàng tăng mạnh, đồng Đôla mất giá. Những yếu tố này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế mà thông qua đó tác động tiêu cực tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Bên cạnh đó,
người dân có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn là tiết kiệm đặc biệt là du lịch, mua sắm … phần nào đã làm giảm nguồn vốn huy động của ngân hàng.
Ngoài ra thị trường bất động sản sôi động đã khiến cho nhà đầu tư hứng thú hơn với khoản lợi nhuận thu được, lớn hơn gấp nhiều lần so với hình thức tiết kiệm trưyền thống. Do đó, hoạt động huy động vốn của ngân hàng cũng lâm vào tình trạng khó khăn hơn.
Xu thế hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế của khu vực và trên thế giới, đã tạo nhiều cơ hội cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Song bên cạnh đó các ngân hàng cũng phải đối phó với không ít các thách thức, sự gia nhập của các tổ chức tài chính- ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, sự ra đời và nhập cuộc của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, quá trình mở rộng của các ngân hàng trong nước, một phần tạo sự phát triển của hệ thống tài chính ở Việt Nam, nhưng mặt khác tạo ra sự cạnh tranh sâu sắc giữa các ngân hàng, nguồn vốn trong xã hội bị chia sẻ, dòng vốn sẽ chảy mạnh vào những ngân hàng có uy tín, có sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong phú,có công nghệ hiện đại… và tất yếu sẽ xảy ra tình trạng có ngân hàng phát triển đi lên, và tất nhiên cũng có những ngân hàng bị buộc phải phá sản.
Ngoài ra, còn phải kể đén sự thiếu hiểu biết của khách hàng về ngân hàng, sự không tin tưởng của dân cư đối với các ngân hàng thương mại cổ phần. Thói quen chi tiêu bằng tiền mặt vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong đại đa số dâncư, dẫn đến những hạn chế trong việc mở rộng các dịch vụ ngân hàng…