Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tài Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 59 - 60)

TRIỂN VIỆT NAM

3.2.2. Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý.

Lãi suất là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng. Như sự việc cuối năm 2007 đầu năm 2008 đã cho thấy rõ, khi các ngân hàng lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng, đã lần lượt tăng lãi suất huy động lên cao để thu hút khách hàng. Tất nhiên khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng ngoài mục tiêu an toàn thì còn mong đợi vào khoản tiền lời có thể kiếm được. Một thực tế hiện nay là các ngân hàng Việt Nam vẫn còn coi lãi suất như một công cụ cạnh tranh tối ưu, mặc dù có thể làm tăng chi phí huy động lên rất nhiều và ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Do đó việc xây dựng một chính sách lãi suất hợp lý là rất cấp thiết. Sở giao dịch cần chú trọng thay đổi lãi suất sao cho phù hợp với lãi suất trên thị trường nhưng vẫn cân đối với mức lãi suất cho vay.

Hiện nay, Sở giao dịch cũng như nhiều ngân hàng khác, đối với khách hàng rút tiền tiết kiệm trước hạn thì sẽ cho khách hàng rút và hưởng lãi như đối với tiền gửi không kì hạn. Hình thức trả lãi như vậy có thể phù hợp với các khoản tiền gửi ngắn hạn, đối với các khoản tiết kiệm dài hạn khoảng 6 tháng, 9 tháng hay 1 năm thì người gửi sẽ bị thiệt. Khách hàng vì thế không ưa thích gửi tiền dài hạn mà thường chỉ gửi các kì hạn ngắn – đó là lí do gây ra tình trạng thiếu nguồn vốn trung và dài hạn. Sở giao dịch có thể linh hoạt, cho phép khách hàng rút tiền trước hạn được hưởng lãi suất của kì hạn ngắn hơn ngay trước đó. Ví dụ khi khách hàng có khoản gửi 1 năm, nhưng đến tháng thứ 10 cần phải rút tiền, ngân hàng có thể cho phép hưởng mức lãi suất tiền gửi 9 tháng. Khách hàng thấy vẫn đảm bảo được lợi ích sẽ tiếp tục gửi tiền vào ngân hàng.

Một vấn đề nữa là khách hàng thường quan tâm đến lãi suất thực gửi chứ không phải lãi suất danh nghĩa mà ngân hàng công bố. Trong trường hợp nền kinh tế lạm phát quá cao, ngân hàng cũng phải cân nhắc mức lãi suất để có thể bù đắp phần nào sự mất giá của đồng tiền cho khách hàng. Lãi suất danh nghĩa phải cao hơn tỷ lệ lạm phát để đảm bảo lợi ích cho người gửi tiền cũng như khuyến khích họ yên tâm để tiền vào ngân hàng.

Sở giao dịch cũng không nên bó hẹp trong mối quan hệ với các khách hàng doanh nghiệp truyền thống vốn là những doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế để không bị phụ thuộc vào các Tổng công ty đó, nên thiết lập và mở rộng các mối quan hệ bền vững. Áp dụng mức lãi suất phù hợp với từng loại hình khách hàng doanh nghiệp.

Dù điều chỉnh lãi suất thế nào, Sở cần phải bám sát với lãi suất trên thị trường liên ngân hàng trong nước và quốc tế cũng như theo đúng định hướng mà Ban lãnh đạo NHĐT&PTVN đã đề ra.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tài Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w