NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦU GIẤY

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm phát triển cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanhtại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy (Trang 57 - 58)

3.1. Định hướng phát triển cho vay trung và dài hạn đối với DNNQD

3.1.1. Định hướng của Nhà nước

Thành phố Hà Nội đang tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo “Đề án xây dựng Hà Nội thành Trung tâm tài chính - ngân hàng hàng đầu khu vực phía Bắc” 31. Theo đó, bên cạnh vai trò là một Thủ đô - trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của cả nước, Hà Nội sẽ nhanh chóng được xây dựng thành một trung tâm tài chính - ngân hàng lớn, có vai trò quan trọng của cả nước.

Theo đề án này của thành phố, dự kiến lộ trình đến năm 2015, thị trường vốn, thị trường chứng khoán của thủ đô sẽ trở thành công cụ cơ bản để huy động vốn trung, dài hạn cho các doanh nghiệp; các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn. Thị trường này sẽ từng bước tiếp cận, kết nối và liên thông với thị trường vốn quốc tế.

Các tiêu chí cụ thể được hoạch định theo lộ trình sau:

Vốn cho vay trung và dài hạn chiếm từ 40% - 42% tổng cho vay NHTM vào năm 2010.

Tổng giao dịch các hoạt động tài chính - ngân hàng trên địa bàn chiếm 45% - 50% tổng giao dịch huy động cả nước, chiếm 75% - 80% của khu vực phía bắc, chiếm 90% - 95% tổng giao dịch của vùng thủ đô. Nhà nước chủ trương tiếp tục thực hiện các biện pháp khuyến khích đầu tư cho việc phát triển: ban hành, sửa đổi các chính sách về thuế, chính sách tài chính - tín dụng, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho DNNQD. Đồng thời, để hỗ trợ cho DNNQD tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, Nhà nước tiếp tục thành lập mới và phát triển các định chế tài chính thuộc sở hữu Nhà nước để thực hiện chính sách bảo lãnh tín dụng cho khu vực doanh nghiệp này.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm phát triển cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanhtại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w