Kiểm tra, giám sát tín dụng chặt chẽ hơn

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 71 - 73)

Cũng do đặc điểm của cho vay trung dài hạn là thời hạn dài, vốn lớn nên cán bộ tín dụng cần phải thường xuyên giám sát kiểm tra hoạt động kinh doanh của khách hàng để đảm bảo vốn được sử dụng đúng mục đích, an toàn và hiệu quả. Đồng thời trong quá trình kiểm tra giám sát theo sát hoạt động kinh doanh của khách hàng, với trình độ về tài chính và các lĩnh vực khác của mình cán bộ tín dụng có thể kịp thời phát hiện những điểm bất ổn, từ đó có những lời khuyên kịp thời cho khách hàng khắc phục những khó khăn tạm thời, vừa đảm bảo khả năng thu hồi vốn, giảm rủi ro, vừa giữ khách hàng. Việc kiểm tra, giám sát cần được thực hiện phù hợp với các giai đoạn của dự án:

-Giai đoạn đầu tư

Giai đoạn này gồm các bước: đàm phán và ký kết hợp đồng, thực hiện xây dựng công trình, lắp đặt máy móc thiết bị và vận hành chạy thử. Ở giai đoạn này cán bộ tín dụng cần tăng cường kiểm tra tiến độ thực hiện dự án, quá trình nhận vốn, sử dụng vốn của khách hàng, đảm bảo dự án được xây dựng tốt để đi vào hoạt động.

-Giai đoạn đưa công trình vào hoạt động

Ở giai đoạn này cần kiểm tra tiến độ thực hiện sản xuất có đúng kế hoạch và phù hợp với thời vụ của thị trường không, việc nhập nguyên liệu có đúng số lượng, chất lượng không, việc sử dụng nguyên liệu có lãng phí hay không đủ định mức cần thiết không, máy móc đã sử dụng hết công suất

chưa... Ngoài ra, theo định kỳ cần phân tích các báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ hàng tháng, quý xem có dấu hiệu bất ổn trong tình hình tài chính của người vay hay không.

Đối với các nền kinh tế phát triển các doanh nghiệp có thể được đánh giá hằng ngày thông qua sự tăng giảm giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Nhưng ở Việt Nam, khi mà thị trường chứng khoán mới bắt đầu khởi sắc, số doanh nghiệp có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán còn ít, thì dấu hiệu nhận biết khoản vay có thể gặp vấn đề chủ yếu là sự gia nợ ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả, giảm sút nguồn tiền mặt...

Thông qua việc theo dõi vốn vay, cán bộ tín dụng cần lưu ý khách hàng biết kỳ hạn trả nợ và đôn đốc họ thu xếp ngân quỹ để trả nợ Ngân hàng đúng thời gian thoả thuận. Nếu khách hàng thực sự gặp những khó khăn do những nguyên nhân bất khả kháng nên không thể trả nợ đúng hạn thì cán bộ tín dụng sẽ xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở đơn xin điều chỉnh kỳ hạn nợ của khách hàng. Còn trong trường hợp những khó khăn mà khách hàng gặp phải do nguyên nhân là sự yếu kém của chính họ thì cán bộ cần cùng nghiên cứu và đưa ra những gợi ý, những giải pháp tháo gỡ khăn cho khách hàng, còn nếu khoản vay đã được xác định là “có vấn đề” dù đang còn trong hạn, cán bộ tín dụng cần chuyển khoản vay sang bộ phận xử lý rủi ro cao để có phương án điều chỉnh khoản vay sang bộ phận xử lý rủi ro cao để có phương án điều chỉnh khoản vay về trạng thái bình thường trước khi hết hạn.

Việc kiểm tra, giám sát như vậy đòi hỏi cán bộ tín dụng không chỉ có kỹ năng phân tích tài chính thông thường mà còn phải có những am hiểu nhất định về lĩnh vực cho vay và đặc biệt, phải có “trực giác nhạy bén” có thể phát hiện ngay những bất thường trong hoạt động của doanh nghiệp và lý giải đúng những hiện tượng đó. Muốn vậy, NHNT phải chú trọng bồi dưỡng kiến thức thực tế cho cán bộ bằng cách tiếp tục đào tạo cán bộ sau khi tuyển dụng,

thường xuyên bồi dưỡng các kiến thức về nghiệp vụ, pháp luật, thị trường, các chủ trương chính sách của Ngân hàng cũng như của lĩnh vực có mức dư nợ cho vay lớn, thường xuyên tổ chức các buổi giới thiệu kinh nghiệm của những cán bộ điển hình trong ngành, và nếu như điều kiện cho phép, NHNT nên có kế hoạch đưa cán bộ đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở một số nước tiên tiến...

Bên cạnh đó, NHNT cũng nên lựa chọn các cán bộ có năng lực, có sở trường vào làm việc ở bộ phận xử lí rủi ro cao để tập trung thời gian cũng như năng lực của họ vào việc điều chỉnh các khoản vay tiềm ẩn nguy cơ rủi ro, bởi trong hoạt động tín dụng trung dài hạn, ngay cả các khoản vay còn trong hạn cũng có nguy cơ rủi ro tiềm ẩn rất lớn.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w