Chất lượng hoạt động tín dụng của NHTM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 26)

1. Quan niệm về chất lượng tín dụng NHTM

Trong cuộc sống hàng này ta thường nghe nói đến những từ: chất lượng hàng hoá, chất lượng sản phẩm, còn chất lượng tín dụng ít khi được nhắc đến. Vậy chất lượng tín dụng là gí? nó có vai trò quan trọng như thế nào đối với các ngân hàng.

Khái niệm: Chất lượng tín dụng được hiểu là chất lượng của từng khoản

vay và chất lượng tín dụng của từng khoản vay là chất lượng tín dụng của tất cả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Một khoản vay có chất lượng là khoản vay khi Ngân hàng đã cho vay thì họ phải thu hồi được cả gốc và lãi đúng hạn, theo quy định trong hợp đồng tín dụng đã kí kết. Tổng tất cả các khoản vay có chất lượng này hình thành nên chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

Bên cạnh đó về phía các doanh nghiệp ta có thể hiểu: tín dụng có chất lượng là vốn vay ngân hàng đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu của doanh nghiệp và số vốn đó được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh đúng mục đích, hiệu quả nhăm tạo ra khoản tiền lớn hơn nó có đủ khả năng trang trải chi phí, có lợi nhuận đủ khả năng trả lãi và gốc cho Ngân hàng thương mại.

2. Các chỉ tiêu đánh giá

2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô tín dụng

2.1.1 Doanh số cho vay: Phản ánh lượng vốn mà Ngân hàng cho doanh

nghiệp vay theo hợp đồng tín dụng, nó được tính bằng cách cộng tất cả khoản cho vay trong một thời kì nhất định.

Đây là chỉ tiêu phản ánh quy mô tuyệt đối của hoạt động tín dụng, nếu quy mô lớn và ngày càng được mở rộng ra chứng tỏ hoạt động tín dụng tốt.

2.1.2 Doanh số thu nợ đối với tín dụng: Phản ánh lượng vốn thực tế mà

người vay đã hoàn trả cho Ngân hàng thương mại, nó được tính bằng cách cộng dồn các khoản thu nợ trong một thời kì nhất định

Doanh số thu nợ càng lớn và tăng so với tổng số cho vay chứng tỏ tín dụng của Ngân hàng càng ngày càng tốt.

2.1.3 Dư nợ: Phản ánh lượng vốn mà cá nhân, tổ chức vay còn nợ Ngân

hàng tại một thời điểm cụ thể, được tính bằng số dư cuối kì trên bảng cân đối kế toán.

Dư nợ càng lớn phản ánh khả năng mở rộng tín dụng của Ngân hàng càng lớn, dư nợ thấp chứng tỏ khả năng tín dụng của Ngân hàng không được mở rộng, kém chất lượng.

2.1.4 Hệ số sử dụng vốn vay: Đây là hệ số phán ánh kết quả sử dụng vốn

của Ngân hàng thương mại, chỉ số này được sử tính như sau: Hệ số sử dụng vốn vay =

Chỉ tiêu này phản ánh, đánh giá tỷ trọng tín dụng đối với doanh nghiệp đã phù hợp với khả năng đáp ứng của bản thân Ngân hàng về vốn hay chưa.

Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô tín dụng đối với doanh nghiệp, cá nhân. Nó cho thấy khả năng của Ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn vay.

2.2 Nhóm chỉ tiêu về nợ quá hạn

2.2.1 Tỷ lệ nợ quá hạn: Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất

khi xem xét chất lượng tín dụng đối với Ngân hàng, là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn của doanh nghiệp, cá nhân và tổng dư nợ của Ngân hàng thương mại tại một thời điểm nhất định, thường là cuối quý hoặc cuối năm.

Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100

Chỉ tiêu này phản ánh rõ nhất chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Nếu tỷ lệ nợ quá hạn cao điều đó chứng tỏ khả năng thu hồi nợ đúng hạn kém, Ngân hàng xẽ rất khó khăn trong việc đảm bảo khả năng thanh toán, giảm thu nhập, nếu quá cao có thể dẫn đến phá sản. Nếu tỷ lệ nợ quá hạn thấp chứng tỏ hoạt động tín dụng của Ngân hàng tốt, mức độ rủi ro thấp, chất lượng tín dụng tốt nguyên nhân là do các khoản nợ luôn được trả đúng hạn.

- Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ = x 100

Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu phần trăm là nợ khó đòi, nợ có khả năng mất vốn trong tổng dư nợ

- Tỷ lệ nợ khó đòi trên nợ quá hạn = x 100

Chỉ tiêu này cho biết trong nợ quá hạn có bao nhiêu phần trăm nợ khó đòi, có thể bị mất vốn.

Các chỉ tiêu trên cho ta thấy rằng để đánh giá chất lượng tín dụng phải xem xét đồng thời hai chỉ tiêu nợ quá hạn và tổng dư nợ. Chất lượng tín dụng của một Ngân hàng chỉ có thể gọi là tốt nếu nợ quá hạn có xu hướng giảm và tổng dư nợ có xu hướng tăng và ngược lại.

2.3 Vòng quay vốn tín dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng thương mại, cho biết số vòng luân chuyển vốn trong một thời gian nhất định.

Vòng quay vốn tín dụng =

Vòng quay vốn tín dụng càng lớn chứng tỏ vốn của Ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia tích cực vào hoạt động sử dụng vốn của doanh nghiệp, khả năng thu hồi gốc và lãi nhanh, chât lượng tín dụng tốt, đồng thời nó cũng cho thấy doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, khả năng sinh lời cao.

2.4 Lợi nhuận hoạt động tín dụng.

Đây là chỉ tiêu hết sức quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại. Tín dụng chỉ được gọi là có hiệu quả khi nó mang lại lợi nhuận tức là lãi suất thực phải dương đủ bù đắp chi phí hoạt động và chi phí nghiệp vụ. Nếu lợi nhuận thấp, chứng tỏ các khoản cho vay không thu hồi được gốc và lãi, nợ quá hạn phát sinh, nợ khó đòi tăng.

2.5 Tỷ lệ lãi thu được từ hoạt động tín dụng.

Tỷ lệ lãi thu được từ hoạt động TD = x 100

Tỷ lệ này cho biết cứ 100 đồng vốn ngân hàng đưa vào hoạt động tín dụng trong kì sẽ thu được bao nhiêu đồng lãi.

Như vậy, đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng không chỉ dựa trên một chỉ tiêu nào đó mà phải dựa vào tất cả các chỉ tiêu thì mới có được đánh

giá toàn diện hiệu quả, chính xác. Đồng thời phải so sánh giữa các thời kì với nhau, có thể là kì kế hoạch hoặc kì gốc theo chỉ tiêu ngành,… kết hợp với việc phân tích đinh lượng từ đó mới có thể đưa ra các lời nhận xét chính sác về chất lượng tín dụng của Ngân hàng là tốt hay sấu.

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng NHTM

3.1 Nhân tố vĩ mô.

3.1.1 Môi trường thể chế pháp luật, chính sách.

Tài chính - Ngân hàng là mạch máu không thể thiếu của nền kinh tế, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng đối vơi sự phát triển và tăng trưởng. Vì vậy, tất cả các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đều chụi sự giám sát chặt chẽ của Ngân hàng Trung ương và Chính phủ. Tuỳ theo mục đích kinh tế trong từng thời kì, giai đoạn khác nhau mà các cơ quan này đưa ra các chính sách kinh tế sao cho phù hợp. Nó có thể bao gồm: Chính sách ưu đãi, chính sách tỷ giá, chính sách lãi suất, các quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc,...

Ví dụ: Đê khuyến khích các doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên thị

trường chứng khoán, Bộ tài chính đã đưa ra quyết định miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 5 năm cho các doanh nghiệp niêm yết, điều này đã tác động tích cực rất lớn đến thị trường chứng khoán Việt Nam, các doanh nghiệp trước kia ngại niêm yết vì phải công bố thông tin, tiến hành kiểm toán,... nhưng đến nay tâm lý đó đã không còn vì lợi ích kinh tế từ việc niêm yết là rất lớn. Đầu tiên là họ được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, sau đó việc huy động vốn, quản bá thương hiệu trên thị trường này là rất thuận lợi và hiệu quả. Bên cạch đó để hạn chế sự phát triển quá nóng của thị trường chứng khoán, Bộ tài chính đã ban hàng chỉ thị 03 về cho vay cầm cố chứng khoán đối với các ngân hàng và công ty chứng khoán đối với nhà đầu tư. Điều này làm giảm lượng vốn của nhà đầu tư, giá trị mua bán chứng khoán giảm suống, chỉ số Vn-index giảm, thị trường hạ nhiệt.

Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chính sách tín dụng của Ngân hàng thương mại. Nó bao gồm các yếu tố: thu nhập dân cư, chi tiêu Chính phủ, sự ổn định kinh tế, văn hóa, trình độ kỹ thuật,... Khi nền

kinh tế tăng trưởng và phát triển ổn định, GDP bình quân hàng năm tăng làm cho thu nhập bình quân tính trên đầu người cũng tăng theo dẫn đến tích luỹ tiêu dùng dân cư tăng đây là điều hết sức thuận lợi để Ngân hàng có thể huy động vốn từ nguồn tiết kiệm này. Doanh nghiệp cũng cần nhiều vốn hơn đáp ứng nhu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh đó là cơ hội hết sức thuận lợi thực hiện kế hoạch tín dụng của Ngân hàng thương mại.

Thói quen sử dụng và cất trữ tiền mặt, địa lý cũng tác động rất lớn đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại, đặc biệt là ở những nước đang phát triển như Việt Nam. Trình độ dân cư thấp, hiểu biết của dân cư về các tổ chức tín dụng còn hạn chế, chưa đầy đủ, thói quen dữ trữ, sử dụng tiền mặt quá nhiều gây khó khăn cho hoạt động huy động vốn. Công nghệ của ngành Ngân hàng còn lạc hậu, chưa thể triển khai mạng lưới hoạt động đến các nơi vùng sâu, vùng xa, hải đảo gây khó khăn cho hoạt động cấp và thu hồi tín dụng.

3.1.2 Do biến động của tài chính thế giới.

Hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại chụi ảnh hưởng rất lớn của tài chính quốc tế. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá làm cho những tác động này càng biểu hiện sắc nét. Luồng di chuyển vốn giữa các quốc gia và các nền kinh tế trong khu vực liên tục không ngừng biến đổi làm cho hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thay đổi mạnh mẽ, đặc biệt là những thay đổi về chất lượng dịch vụ, công nghệ làm cho khoảng cách giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ bị thu hẹp dần, vốn tín dụng không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn vươn ra cả thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh đó nó cũng chụi những tác động tiêu cực từ thị trường tài chính thế giới. Ví dụ: Lãi suất huy

động vốn ngày 30/10/2007 của các Ngân hàng thương mại Việt Nam bình quân là 9%, lãi suất cho vay là 11.5%. Ngày 31/10/2007 Fed tuyên bố tăng lãi suất cho vay từ 4% lên đến 5%. Điều này ảnh hưởng đến thị trường tài chính Việt Nam như thế nào? Câu trả lời là: Fed tăng lãi suất với mục đích chính là thu hút vốn vào nền kinh tế mĩ nên để cạnh tranh vơi thị trường Mĩ các Ngân hàng thương mại bắt buộc phải tăng lãi suất tiền gửi VND và USD lên, nếu không muốn nguồn vốn này chạy tháo vào thị trường Mĩ. Mặt khác các Ngân hàng

này cũng phải điều chỉnh lãi suất cho vay sao cho phù hợp, đảm bảo lợi nhuận mà vẫn thu hút được cầu về vốn.

Nhân tỗ vĩ mô là những nhân tố luôn biến động không ngừng mà Ngân hàng không thể kiểm soát được. Vì vậy, các Ngân hàng luôn phải cập nhật thông tin, đổi mới công nghệ, bám sát thực tế để đưa ra quyết định điếu chỉnh phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

3.2 Nhân tố vi mô

3.2.1 Nhóm nhân tố khách hàng

Đối tượng tín dụng của Ngân hàng gồm 2 nhóm chính là: Cá nhân và doanh nghiệp. Tuỳ theo nhu cầu sử dụng vốn, mục đích khác nhau mà họ tiếp cận với tín dụng Ngân hàng. Do đó, để nâng cao hiệu quả tín dụng họ cần phải đưa ra các chính sách, quy trình tín dụng sao cho phù hợp vời từng nhóm khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời, hạn chế tối đa được rủi ro tín dụng:

- Đối với nhóm khách hàng cá nhân cần phải chú ý đến: thu nhập cá nhân, mục đích vay vốn của họ là tiêu dùng hay đầu tư, trình độ văn hoá, tuổi tác, số nhân khẩu mà người đó phải nuôi dưỡng,...

- Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp cần chú ý: Mục đích vay vốn, tính khả thi của các dự án khi doanh nghiệp vay vốn đầu tư, đối thủ cạnh tranh, tài sản thế chấp, khả năng sinh lời và rủi ro tiềm năng của khách hàng vì nó là nhân tố quyết định tính an toàn và sinh lợi của hoạt động tín dụng...

Khách hàng là thượng đế mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Vì vậy, cần phải thiết lập mối quan hệ thân thiết, lâu bền đưa ra các cơ chế, chính sách nhằm thu hút khuyến khích, tạo niềm tin cho khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2 Nhóm nhân tố Ngân hàng

Đây là nhân tố chủ quan, nội tại ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng, nó hoàn toàn có thể kiểm soát và hạn chế được rủi ro tín dụng. Các yếu tố này bao gồm: trình độ quản lý, công nghệ, quy mô cơ cấu, tính ổn định của các khoản tiền gửi, khả năng vay mượn của Ngân hàng,... Nếu như trình độ quản lý, công nghệ là nhân tố ảnh hưởng đến thương hiệu, uy tín của Ngân hàng thì

quy mô cơ cấu là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cấp vốn, tài trợ,... Quy mô vốn nhỏ, năng lực tài chính yếu, tính thanh khoản không cao,... sẽ ảnh hưởng rất lớn đế chính sách tín dụng, không thu hút được khách hàng lớn, khả năng sinh lời không cao, làm mất uy tín, khả năng cạnh tranh trên thương trường. Ngược lại quy mô vốn lớn, cho phép ngân hàng theo đuổi chính sách tín dụng mạo hiểm, nghiêng về lợi nhuận điều nay làm tăng thu nhập cho họ, thu hút được khách hàng lớn, song rủi ro mất vốn có thể sảy ra nếu công tác thẩm định, đảm bảo tín dụng không đúng, không chính sác với thực tế.

Bên cạnh đó còn nhiều yếu tố liên quan như: hoạt động Marketinh tín dụng, mối quan hệ Ngân hàng với khách hàng; trình độ, đạo đức nhân viến tín dúng; chiến lược khách hàng,...

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNN0 & PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI

I - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHNN0 & PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI

1. Giới thiệu chung về Ngân hàng

1.1 Sự hình thành và phát triển

NHNN0 & PTNT Chi Nhánh Bắc Hà Nội là một đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc NHNN0 & PTNT VIỆT NAM. Năm 2001 nhằm đáp ứng nhu cầu huy động vốn cho nền kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị NHNN0 & PTNT VIỆT NAM đã ra quyết định số 342/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 5 tháng 9 năm 2001 thành lập NHNN0 & PTNT VIỆT NAM Chi nhánh Bắc Hà Nội và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01 tháng 11 năm 2001.

-Tên giao dịch: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội

- Địa chỉ: Số 217 Phố Đội Cấn - quận Ba Đình - Hà Nội - Các chi nhánh:

+ Chi nhánh Hoàng Quốc Việt: 95 Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy + Chi nhánh Kim Mã: 131 Kim Mã

+ Chi Nhánh Nguyễn Văn Huyên - Các phòng giao dịch:

+ Phòng giao dịch số 2: 72 Hàng Giấy, Hoàn Kiếm. + Phòng giao dịch số 4: Đường Liễu Giai

+ Phòng giao dịch số 5: 65A Cửa Bắc, Ba Đình

+ Hiện nay chi nhánh đang tiến hành thành lập thêm 3 phòng giao dịch mới và dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong tháng tới.

1.2 Cơ cấu tổ chức, cán bộ công nhân viên

* Cơ cấu tổ chức: Tính đến thời điểm hiện tại Chi nhánh có 7 phòng nghiệp

vụ, chuyên môn tại Hội sở chính, bao gồm: Phòng tín dụng, Phòng Nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp, Phòng kế toán nghiệp vụ, Phòng hành chính nhân sự,

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 26)