Đứng trên góc độ Ngân hàng:

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro trước khi cho vay đối với các dự án đầu tư tại Ngân hàng MHB-chi nhánh Hà nội.Thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 36)

- Về chi phí : Chi phí hoạt động của Ngân hàng là yếu tố không thể thiếu để thực thi các nghiệp vụ. Các chi phí cho hoạt động của Ngân hàng thường gồm : chi phí trả lãi tiền gửi, lãi tiền vay cho các tổ chức tín dụng, tiền lương cán bộ Ngân hàng,…. Rủi ro có thể xảy ra dưới dạng: nâng cao lãi suất tiền gưi do biến động thị trường tiền tệ, tăng lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng, các khoản chi phí nghiệp vụ phát sinh ngoài dự kiến…

- Về thua lỗ : Sự thua lỗ được biểu hiện dưới hình thức không đạt được thu nhập mong muốn. Nguyên nhân dẫn đến thua lỗ do Ngân hàng không phân tích hết các yếu tố cần cho các hoạt động sẽ thực thi, dự đoán sai đối tượng cho vay và đầu tư…

- Về tổn thất : Sự tổn thất của Ngân hàng có thể hiểu là các thiệt hại về vật chất hoặc uy tín của Ngân hàng. Rủi ro có thể dẫn đến thua lỗ. Tuy nhiên hoạt động ngân hàng còn chịu nhiều rủi ro khác như rủi ro thị trường không thừa nhận sản phẩm của Ngân hàng…

* Các loại rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng :

- Rủi ro về lãi suất : là rủi ro mà Ngân hàng phải gánh chịu khi có sự biến động về lãi suất làm giảm tiền lãi và thu nhập của Ngân hàng

Thiệt hại do rủi ro lãi suất gây ra làm cho chi phí cho nguồn vốn lớn hơn chi phí sử dụng vốn.

- Rủi ro về tín dụng : là khả năng xảy ra do khách hàng không thực hiện trả nợ theo các điều khoản đã thỏa thuận.

Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, rủi ro tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động của Ngân hàng. Nếu món vay của Ngân hàng bị thất thoát, dân chúng sẽ thiếu lòng tin và tìm cách rút tiền khỏi Ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của Ngân hàng thương mại. Khi rủi ro tín dụng phát sinh, Ngân hàng thương mại không thực hiện được kế hoạch đầu tư cũng như kế hoạch thanh toán các khoản tiền gửi đến hạn. Rủi ro tín dụng lớn sẽ dẫn đến khó khăn trong việc huy động vốn và phát triển các sản phẩm dịch vụ, khó mở rộng quan hệ với các bạn hàng và các Ngân hàng khác, buộc Ngân hàng phải thu hẹp hoạt động, tất cả thể hiện ở lợi nhuận giảm, ngân hàng phải sử dụng vốn tự có để bù đắp sự giảm sút đó, uy tín của Ngân hàng giảm sút, dẫn đến tình trạng khó khăn, phá sản.

* Rủi ro về ngoại hối : do sự biến động về tỷ giá giữa các đồng tiền.

Nếu tỷ giá hối đoái bán ra lớn hơn tỷ giá mua vào thì nhà kinh doanh có lãi và ngược lại

* Rủi ro về thanh toán :

Rủi ro thanh khoản là một trong các rủi ro rất quan trọng trong hoạt động Ngân hàng, do vậy rủi ro thanh khoản được Ngân hàng quan tâm đặc biệt.

Rủi ro thanh khoản liên quan đến rủi ro của một bên đối tác trong một giao dịch. Khả năng thanh toán tức là đáp ứng nhu cầu thanh toán hiện tại. Khi Ngân hàng thiếu khả năng thanh toán, nếu không

giải quyết kịp thời có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán. Nếu Ngân hàng thừa khả năng thanh toán dẫn đến ứ đọng vốn, làm giảm khả năng sinh lời.

* Rủi ro về nguồn vốn :

- Rủi ro thừa vốn và rủi ro thiếu vốn : nếu không khắc phục Ngân hàng sẽ có khả năng bị thua lỗ lớn, hoặc phạm vi của Ngân hàng bị thu hẹp, có khi nguy cơ đi đến vỡ nợ.

* Nội dung đánh giá rủi ro trước khi cho vay đối với dự án vay vốn đầu tư phát triển :

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng liên quan đến rất nhiều thành phần kinh tế từ cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế cho tới các tổ chức tín dụng khác.Vì vậy,kết quả kinh doanh của Ngân hàng phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế và đương nhiên phụ thuộc rất lớn vào tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh của cỏc doanh nghiệp và khách hàng.Hoạt động kinh doanh của ngân hàng không thể có kết quả tốt khi hoạt động kinh doanh của nền kinh tế chưa tốt hay nói cách khác hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ có nhiều rủi ro khi hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro.Rủi ro xảy ra dẫn tới tình trạng mất ổn định trên thị trường tiền tệ, gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh,làm ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế và đời sống xã hội.Do đó, phòng ngừa và hạn chế rủi ro trước khi cho vay không những là vấn đề sống còn đối với ngân hàng mà cũng là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế góp phần vào sự ổn định và phát triển của toàn

* Đánh giá rủi ro kinh tế vĩ mô của doanh nghiệp :

- Đánh giá tư cách pháp nhân của chủ đầu tư. Nhằm xác định trách nhiệm trước pháp luật về việc trả nợ vay cho Ngân hàng.

- Đánh giá mức độ tin cậy, uy tín nguồn lực của chủ đầu tư : Với một khách hàng cũ, có uy tín, và độ tin cậy cao, qua những lần giao dịch trước thì khả năng nảy sinh rủi ro ít hơn so với khách hàng mới. Thông tin đánh giá cần phải đầy đủ, chính xác giúp cho Ngân hàng có quyết định đúng trong quá trình cho vay.

- Đánh giá về năng lực điều hành sản xuất kinh doanh của ban lãnh đạo doanh nghiệp : Cần đánh giá về năng lực chuyên môn, năng lực tài chính, uy tín và lãnh đạo.

* Đánh giá rủi ro với dự án vay vốn :

- Đánh giá sự cần thiết và mục tiêu đầu tư của dự án : dự án có phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế không, dự án có cần thiết phải thực hiện không…

- Thẩm định nội dung thị trường của dự án :

+ Tình hình tiêu thụ sản phẩm cùng loại trong thời gian qua, mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp khác, xu hướng tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới…

+ So sánh giá thành sản phẩm của dự án với giá thành sản phẩm tương tự hiện có trên thị trường, tiêu chuẩn chất lượng cần đạt được

+ Xem xét tính hợp lý, hợp pháp, mức độ tin cậy của các văn bản: đơn đặt hàng, hiệp định đã ký, hợp đồng tiêu thụ và bao tiêu sản phẩm…

- Đánh giá nội dung kỹ thuật của dự án:

+ Địa điểm xây dựng có giải tỏa được mặt bằng không + Quy mô công suất quá lớn hay nhỏ không

+ Thẩm định về công nghệ sản xuất : công nghệ có phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt nam không…

+ Thẩm định về nguyên vật liệu sử dụng cho dự án : nguồn cung cấp có đảm bảo lâu dài hay không, có đảm bảo chất lượng không… + Thẩm định về năng lượng và nước cho dự án : đánh giá sự cân đối trong khả năng cung cấp năng lượng, có đảm bảo đủ các điều kiện cho sản xuất không…

+ Thẩm định về vấn đề xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường - Đánh giá về lao động của dự án :

- Đánh giá nội dung tài chính của dự án :

+ Đánh giá về tổng vốn đầu tư, nguồn vốn và sự đảm bảo của nguồn vốn tài trợ dự án

+ Đánh giá về chi phí sản xuất, doanh thu và thu nhập hàng năm của dự án

+ Dự kiến doanh thu hàng năm, lợi nhuận gộp lại và lợi nhuận ròng hàng năm có đủ bù đắp cho chi phí không…

Xét các chỉ tiêu : Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn,chỉ tiêu NPV, điểm hòa vốn của dự án, chỉ tiêu IRR và phân tích độ nhạy của dự án

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro trước khi cho vay đối với các dự án đầu tư tại Ngân hàng MHB-chi nhánh Hà nội.Thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w