Cơ cấu lại vốn điều lệ, vốn tự có của cácNHTM Việt Nam:

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác bán hàng và XĐKQ bán hàng ở Công ty Thương mại và dịch vụ thiết bị y tế Hà Nội (Trang 46 - 48)

Từ việc đánh giá về tiềm lực tài chính của các NHTM Việt Nam ở phần trên, có thể thấy sự yếu kém về nguồn vốn là một trong những cản trở quan trọng nhất để các NHTM có thể ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, nâng cao chất lợng sản phẩm và dịch vụ cung ứng, thu hút khách hàng, mở rộng thị phần và thắng các đối thủ cạnh tranh. Do vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM, cần có những biện pháp phù hợp để tăng cờng vốn cho các ngân hàng. Đó là:

• Tăng vốn điều lệ của các NHTM.

Đối với các NHTMQD, Nhà nớc cần tiếp tục tập trung tăng vốn điều lệ theo đúng kế hoạch đã đề ra (đợt 2+3 năm 2003 và đợt 4 năm 2004). Bản thân các ngân hàng cũng tìm

cách tăng vốn của mình thông qua việc sử dụng một phần lợi nhuận trong kinh doanh để trích lập các quỹ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu t phát triển... Ngoài ra, cần tranh thủ các dự án tài trợ về t vấn, vốn , kỹ thuật... của các tổ chức tài chính – tiền tệ quốc tế và các ngân hàng nớc ngoài. Đối với các NHTMCP, có thể kêu gọi đầu t tăng vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng.

• Hợp nhất các NHTM thành các định chế tài chính lớn hơn.

Hiện nay, trên thế giới phơng thức này đang diễn ra mạnh mẽ nhằm tăng tiềm lực cho các NHTM lớn, cụ thể đã xảy ra những vụ hợp nhất sau: Bank of Tokyo và Mitsubishi Bank ở Nhật Bản, Vereinsbank và Hypobank ở Đức, Chase Mahattan Bank và Chemical Bank, Bank of America và National Bank ở Mỹ... ở khu vực Đông Nam á, xu hớng này cũng diễn ra mạnh sau cuộc khủng hoảng tiền tệ. Ví dụ ở Malaysia, ngân hàng TW đã chấp nhận kế hoạch sáp nhập 54 định chế tài chính thành 10 tổ chức mạnh hơn, có vốn lớn hơn. Việc hợp nhất tạo ra các ngân hàng mạnh, có tiềm lực tài chính khổng lồ, phạm vi hoạt động rộng lớn sẽ là điều kiện để mở rộng và tăng cờng tính cạnh tranh. Biện pháp này đặc biệt có hiệu quả khi phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh mạnh. ở nớc ta, trong giai đoạn tới (2005 – 2010), có thể xem xét và xây dựng dự án hợp nhất ngân hàng Ngoại thơng (VCB) và ngân hàng Công thơng (ICB) với nhau để hình thành tập đoàn ngân hàng mạnh của quốc gia. Bởi hai NHTM này có tính chất hoạt động gần giống nhau, cũng tập trung chủ yếu trên địa bàn thành phố, thị xã, khu công nghiệp. Giai đoạn trớc mắt, có thể tiến hành hợp nhất các NHTMCP để tăng cờng tiềm lực tài chính cho khối NHTM này, giảm số lợng các NHTMCP xuống còn khoảng một nửa so với hiện nay.

• Sáp nhập các NHTMCP nhỏ vào các NHTM lớn dới hình thức thôn tính.

Phơng thức này cũng đợc áp dụng phổ biến trên thế giới với việc các ngân hàng lớn mua, thôn tính các ngân hàng nhỏ, ví dụ: ngân hàng ING Bank (Hà Lan) mua Barrings (Anh), HCBC (Anh) mua lại ngân hàng CCF (Pháp), United Overseas Bank (Singapore) mua lại ngân hàng Radanasin Bank (Thái Lan)...

Đối với các NHTMCP, cho phép các NHTMCP lớn, có tiềm lực mua lại các NHTMCP nhỏ, kiên quyết sáp nhập hoặc giải thể các ngân hàng hoạt động yếu kém

hoặc không có khả năng tăng vốn. Đối với các NHTMQD, việc mua này vẫn phải đảm bảo nguyên tắc Nhà nớc là cổ đông lớn nhất (nắm giữ 50 –70 % cổ phần) và nắm quyền quản trị, điều hành.

Song song với việc tăng vốn điều lệ thì Chính phủ cần sớm hủy bỏ quy định về thu thuế sử dụng vốn. Hiện tại, mức thuế sử dụng vốn là 6%/năm tính trên số vốn điều lệ. Mức thuế này đợc định ra trong thời kỳ lãi suất cho vay và tỉ lệ lạm phát cao (từ năm 1993). Trong vài năm gần đây, mức lãi suất cho vay thấp (bình quân 6,5 –7 %/năm), thì việc áp dụng mức thuế vốn trên là cha phù hợp vì tỉ lệ vốn cao hơn nhiều so với lãi suất huy động, trong trờng hợp đó, các ngân hàng không muốn tăng vốn điều lệ.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác bán hàng và XĐKQ bán hàng ở Công ty Thương mại và dịch vụ thiết bị y tế Hà Nội (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w