Phần 3 Bệnh hại điều và biện pháp kiểm soát

Một phần của tài liệu Chương trình cải thiện tổng hợp cây điều sử dụng kiến vàng là thành phần chính - Sách hướng dẫn cho người trồng điều ở Việt Nam pdf (Trang 42 - 46)

Mức độ gây hại của bệnh trên cây điều tương đối thấp hơn so với sự gây hại của côn trùng. Có vào khoảng 10 loại bệnh tấn công trên các phần khác nhau của cây điều, loại bệnh gây hại quan trọng kinh tế là bệnh thán thư và bệnh khô bông, tấn công gây hại các chồi lá non, bông, trái và hạt non. Khi sử dụng kiến vàng, nên chọn loại thuốc trừ bệnh ít gây tổn hại cho kiến vàng.

3.1 Bệnh thán thư

3.1.1 Tác nhân và sự gây hại

Tác nhân gây bệnh thán thư trên cây điều là nấm Gloeosporium sp., Colletotrichum gloeosporioides. Bệnh tấn công trên phần non của cây: chồi lá non, phác hoa, trái và hạt làm cho năng suất và chất lượng hạt giảm. Thông thường nấm bệnh xâm nhập vào theo sự

chích hút của bọ xít muỗi. Bệnh xuất hiện trầm trọng khi trời có mưa trong thời gian cây ra hoa. Gió cũng giúp cho tác nhân gây bệnh phát tán rộng.

Sự thiệt hại trên trái (ảnh H X Quang) Sự gây hại trên hoa Sự thiệt hại trên chồi non

(ảnh H X Quang)

3.1.2 Biện pháp kiểm soát

• Trồng cây chắn gió xung quanh vườn như cây keo lá tràm Acacia spp., cây bạc hà

Eucalyptus spp. hoặc cây dái ngựa (mahogany), để tránh sự phát tán bào tử bệnh qua gió.

• Loại bỏ các đoạn thân, cành chết ở phía trong tán lá, tỉa các cành thấp để cho thông thoáng, và có nhiều ánh sáng trước khi cây ra hoa, và loại bỏ và tiêu hủy các phần nhiễm bệnh của cây.

• Kiểm soát bọ xít muỗi bằng kiến vàng.

• Phun thuốc mancozeb, propineb hoặc oxít đồng trong thời kỳ cây ra hoa, và đậu trái khi có mưa. Những loại thuốc này không ảnh hưởng đến kiến vàng.

3.2 Bệnh khô bông

3.2.1 Tác nhân và sự gây hại

Sự xuất hiện của bệnh có liên quan đến bọ xít muỗi. Khi bọ xít muỗi chích hút nhựa từ các chồi non sẽ tạo những lỗ vết thương trên bề mặt, qua đó nấm Gloeosporium mangiferae hoặc Phomopsis sp. xâm nhập, gây hại làm cho phần lõi của chồi non trở nên

đen và sau đó chồi bị khô.

Sự thiệt hại trên chồi non Mô cây bên trong bịđen

3.2.2 Biện pháp kiểm soát

3.3 Bệnh chảy nhựa thân và cành

3.3.1 Tác nhân và sự gây hại

Bệnh do nấm Diplodia sp. gây ra, tấn công vào phần thân cây và các cành chính, làm cho tán cây bị yếu đi.

Sự gây hại trên thân (vết nhựa chảy ra có màu nâu đỏ)

3.3.2 Biện pháp kiểm soát

• Dùng dao khoét phần bị nhiễm bệnh

• Quét lên vết khoét dung dịch thanh phàn vôi tỷ lệ 1:4:15 (xem chi tiết trang 41), hoặc dung dịch oxit đồng. Những hóa chất này không có hại cho kiến vàng.

3.4 Bệnh nấm hồng

3.4.1 Tác nhân và sự gây hại

Bệnh nấm hồng do nấm Corticium salmonicolor. Nấm gây hại trên thân và cành cây, phần bị hại có màu trắng hoặc hồng phát triển dần trên thân, cành. Bệnh thường xuất hiện ở những vườn trồng gần vườn cao su trong thời gian mùa mưa (tháng 7-9).

3.4.2 Biện pháp kiểm soát

• Xén tỉa và tiêu hủy cành nhánh bị bệnh.

• Xử lý vết xén tỉa bằng dung dịch thanh phàn vôi 1:4:15 (xem chi tiết trang 41) • Phun dung dịch oxit đồng 2 lần trong khoảng thời gian tháng 7-9.

Một phần của tài liệu Chương trình cải thiện tổng hợp cây điều sử dụng kiến vàng là thành phần chính - Sách hướng dẫn cho người trồng điều ở Việt Nam pdf (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)