kinh tế khá cao so với các loại trái cây khác trong vùng
- Giá bưởi hiện nay còn cao ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng.
- Giá thành cao khiến cho giá xuất khẩu bưởi cao trong khu vực
- Chưa tổ chức tốt các khâu thông tin về giá cả thị trường cho các tác nhân trong chuỗi, đặc biệt về xuất khẩu sp chế biến
Th h ư ơ n g H iệ u & X u ất k h ầu . - Bưởi Thanh Trà đã có thị trường xuất khẩu tuy còn rất nhỏ so với sản lượng (5 – 10%)
- Sản lượng bưởi đạt chất lượng còn hạn chế, không đủ đáp ứng ngay cả thị trường trong nước, chưa nói đến xuất khẩu. Đó cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều nhà máy chế biến phải điêu đứng.
- Lượng hàng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu chưa nhiều, còn 1 lý do nữa là do sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu khắc khe của doanh nghiệp xuất khẩu
- Các doanh nghiệp chưa nắm rõ cách thức làm thương hiệu cho sản phẩm nên vẫn còn ngần ngại chưa bắt tay làm C ôn g n gh ệ sa u t h u h ọa
ch - Thời gian bảo quản bưởi
trong điều kiện tự nhiên khá dài.
- Việc bảo quản bưởi sau thu hoạch khá đơn giản so với các lọai cây trái khác
- Chưa chuyển giao tốt các tiến bộ kĩ thuật về công nghệ sau thu hõach (vận chuyển, đóng gói, nhãn hàng) đặc biệt công nghệ chế biến bưởi - Dây chuyền sản xuất bưởi chế biến không đạt công suất, một phần do nguồn cung cấp, một phần do chất lượng sản phẩm chế biến và thiếu đầu ra cho sp
Qu u an h ệ tr on g ch u ỗi g iá t
rị - Nhiều nhà vườn liên kết
thành những tiểu vùng chủ động tưới tiêu và chăm sóc theo đúng hướng dẫn khoa học, tạo thế đồng lòng trong giới làm vườn áp dụng tiến bộ mới để nâng cao trình độ sản xuất.
- Hệ thống tiêu thụ bưởi (cũng như các trái cây khác tại Việt Nam) cho đến nay đưa dựa trên uy tín và thỏa thuận miệng, điều này cũng có mặt mạnh giúp cho các ‘hợp đồng’ thường được thực hiện đơn giản, nhanh, gọn
- Mối liên kết giữa nông dân và thương lái/ doanh nghiệp/người tiêu dùng còn kém, ảnh hưởng đến năng lực cung ứng hàng của thương lái, doanh nghiệp và việc huy động lượng hàng theo hợp đồng hay gặp trục trặc do thói quen và ý thức của nông dân trong mua bán còn kém (ai được giá thì bán, không muốn kí hợp đồng trong khi sản lượng của họ lại rất manh mún nên thương lái, doanh nghiệp không thể dễ dàng huy động một lượng hàng lớn 1khi cần)
- Hệ thống phân phối phần lớn vẫn còn hoạt động theo kiểu "mạnh ai nấy làm". Phần lớn thành viên trong hệ thống đều thiếu những kiến thức cơ bản về kinh doanh hiện đại khiến chi phí cao, chất lượng giảm và giá thành lớn
- Quan hệ buôn bán chưa được xây dựng trên nền tảng pháp lí nên chưa đảm bảo nguồn cung ứng và chất lượng như mong đợi.
- Thiếu sự phản hồi từ người tiêu dùng đến các khâu kinh doanh và trồng trọt, thiếu các luồng thông tin hai chiều, và thông tin tới các nhà chức trách. S ự q u an t âm c ác t ổ ch ứ c - Được nhà nước, chính
quyền địa phương và các tổ chức quan tâm phát triển
Sự tác động mới thấy rõ lên người nông dân, thiếu tác động lên hệ thống thương lái, bán sỉ, lẻ, nhất là người tiêu dùng
Cơ Hội Thách Thức P h át t ri ển S ản p h ẩm & L ư u t h ôn g hà n g h
óa - Vĩnh Long hiện có cơ hội lớn
trong việc phát triển vùng chuyên canh bưởi do bản thân đặc điểm tự nhiên của Vĩnh Long và các giống bưởi phát triển nổi tiếng từ lâu đời
- Liên kết sản xuất tiêu thụ trái cây
- Chương trình thành lập chuỗi giá trị cho mặt hàng rau quả của Việt Nam từ nay đến năm 2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng sẽ tăng cường các mối quan hệ hợp tác trong hệ thống, và có sự phân công rõ ràng từ khâu sản xuất đến lưu thông
- Cơ hội hợp tác với các sân bay trong nước, tăng lượng bán trái lọai 1.
- Bưởi vẫn còn trồng manh mún đại trà, các cấp chính quyến gặp khó khăn trong việc qui hoạch phát triển để đạt sản lượng và chất lượng trái đồng đều => điều này cũng là thách thức lớn nhất, quyết định việc thành bại của bưởi trên thị trường trong và ngòai nước - Việc mở rộng các khu công nghiệp ở vùng nông thôn đang đe doạ “lấn” đất trồng bưởi tại đây
- Ý thức và thói quen trồng trọt và kinh doanh nhỏ, thiếu hợp đồng cũng là những thách thức không nhỏ, khi sắp tới VN vào WTO, sức cạnh tranh rất lớn
- Chương trình thành lập chuỗi giá trị rất quan trọng, nhưng việc thực thi sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trong đó là khâu liên kết giữa doanh nghiệp/thương lái thành hiệp hội lớn có sự trao đổi thông tin nhiều chiều tới các mấu chốt khác.
- Hiện nay trung tâm thương mại trái cây rất vắng khách (xem hình), mặc dù được đầu tư quy mô, hiện đại. Việc xem xét lại nguyên nhân, đẩy mạnh các mấu chốt nhân sự và cả hệ
thống là 1 thách thức nhằm nâng cao tính hiệu quả của trung tâm. N h u c âu t hi t rư ờ n g & x u ất k h
ẩu Nhu cầu thị trường về bưởi tươi
và các chế biến từ bưởi tăng cao trong những năm gần đây cả trong và ngòai nước do những đặc tính và công dụng tốt của trái bưởi lên sức khỏe con người (giảm choresterol, tăng vitamin C, chống sơ vữa thành mạch máu…)
- Khi Trung Quốc gia nhập WTO, việc xuất khẩu trái cây vào thị trường Trung Quốc gặp khó khăn, do chính sách ưu đãi biên mậu không còn, trái cây nhập khẩu phải đạt chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà trái cây của ta ít đáp ứng được. - Cũng do sản xuất nhỏ lẻ, manh mún cho nên giá bưởi Việt Nam đang được xếp vào dạng cao trong khu vực.
T h ư ơ n g hi ệu & s ự c ạn h t ra n h - Sự cạnh tranh lành mạnh cũng là cơ hội cho bưởi Việt Nam tự khẳng định và hòan thiện hơn trên thị trường trong và ngòai nước.
- Khi VN gia nhập WTO, bưởi Vĩnh Long phải cạnh tranh với nhiều loại bưởi (trực tiếp) và trái cây khác (gián tiếp) trong khu vực và trên thế giới (nhất là Thái Lan và Trung quốc)* - Khả năng cạnh tranh cao giữa các thương hiệu nổi tiếng trong nước (Đoan Hùng, Phúc Trạch v.v.)
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết Luận
Qua quá thình điều tra, nghiên cứu về thực trạng sản xuất tieu thụ bưởi Thanh Trà của tỉnh TT Huế:
- Tỉnh Thừa Thiên Huế có điều kiện khí hậu thời tiết, đất đai tương đối thuận lợi. Đây là tiềm năng để ngành nông nghiệp của tỉnh ngày càng phát triển. Trong quỹ đất sản xuất nông nghiệp thì diện tích đất dành cho việc trồng cây ăn quả của tỉnh chiếm tỷ lệ thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng.
- lượng lao động khá dồi dào rất thích hợp cho việc phát triển sản xuất Thanh Trà. Nhưng diện tích đất vườn tạp vẫn đang chiếm tỷ lệ lớn, vì thế trong thời gian tới địa phương nên khuyến khích người dân cải tạo vườn tạp, mở rộng diện tích, nâng số hộ trồng Thanh Trà lên nhiều hơn nữa, góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người dân.
- Nhìn chung sau trận lũ lụt lịch sử năm 1999, số vườn Thanh Trà ở các vùng trong tỉnh Thừa Thiên Huế bị thiệt hại khá lớn, tỷ lệ cây chết tương đối nhiều. Tuy nhiên đến nay thì các vườn trồng Thanh Trà trong tỉnh hầu như đã khôi phục lại hoàn toàn.
- Gần đây thu nhập từ cây bưởi Thanh Trà khá cao, cho nên người dân đã chú trọng đến làm vườn. Vì thế mà số vườn Thanh Trà thuần trong vùng ngày càng nhiều hơn, diện tích trồng Thanh Trà đang có xu thế tăng lên hàng năm.
- So với lúa và hoa màu thì Thanh Trà là cây trồng có chi phí thấp nhất nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho các nhóm nông hộ.
- Hiện nay kỹ thuật mới về trồng và chăm sóc cho cây Thanh trà hầu như chưa được tiếp cận, phần lớn là họ dựa vào những kinh nghiệm sản xuất của địa phương.
- Trong quá trình trồng Thanh Trà đều có được những thuận lợi như: Đất tốt, dễ bán, dễ chăm sóc, chi phí thấp. Bên cạnh đó họ cũng gặp phải những khó khăn như: Thiếu nước, sâu bệnh hại, thiếu vốn, thời tiết phức tạp đã làm ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng của bưởi Thanh Trà. Vì thế mà người dân đã có những đề xuất hỗ trợ về kỹ thuật, thuốc bảo vệ thực vật, thị trường ổn định, xây dựng hệ thống kênh mương, máy bơm nước, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để hoạt động sản xuất của họ ngày càng phát triển hơn nữa. - Hiện nay tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, đã có những định hướng mở rộng diện tích đất trồng Thanh Trà ở một số vùng có tiềm năng phát triển loại cây này, nhưng diện tích vẫn chưa tăng lên nhiều. Đất vườn tạp và đất chưa sử dụng còn chiếm tỷ lệ lớn.
Vì thế để tận dụng hết tiềm năng, thế mạnh về phát triển sản xuất Thanh Trà trong thời gian tới địa phương cần thực hiện tốt những biện pháp về giống, kỹ thuật, bảo vệ thực vật, hệ thống thủy lợi, vốn, thị trường tiêu thụ cùng với một số giải pháp khác nhằm làm cho người dân yên tâm sản xuất, mạnh dạn mở rộng diện tích, đầu tư thâm canh để đạt hiệu quả cao nhất.
5.2. Kiến nghị
Trên cơ sở những kết quả thu được trong quá trình điều tra tôi xin đưa ra những kiến nghị như sau:
- Đối với các cấp chính quyền:
Chính quyền địa phương cần xây dựng các mạng lưới thông tin để bà con nắm bắt được tình hình thị trường tiêu thụ cũng như kỹ thuật sản xuất mới để đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích, tăng năng suất hiệu quả của giống bưởi Thanh Trà.
Các vùng trồng Thanh Trà có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, quỹ đất có tiềm năng phát triển cây Thanh Trà còn nhiều. Vì thế địa phương cần có những giải pháp về việc dồn điền đổi thửa hợp lí, cụ thể để mở rộng diện tích, khai thác hiệu quả lợi thế của vùng, đồng thời khuyến khích nông hộ cải tạo vườn tạp.
Cần có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho người dân như: Vay vốn, làm tốt công tác khuyến nông để phổ biến rộng rãi kỹ thuật sản xuất Thanh Trà có hiệu quả, góp phần tăng thu nhập cho người dân.
Địa phương cũng cần chú trọng tới việc củng cố cơ sở hạ tầng, cung ứng vật tư để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, bảo quản chế biến sản phẩm sau khi thu hoạch nhằm tăng năng suất hiệu quả kinh tế.
Mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chiết, ghép, phòng trừ sâu bệnh hại, tổ chức các buổi tham quan trình diễn mô hình để người dân học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nhằm nâng cao hiệu quả kiến thức về việc sản xuất bưởi Thanh Trà - Đối với các nông hộ:
Các nông hộ cần theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng và tham gia các lớp tập huấn về sản xuất Thanh Trà để mạnh dạn đầu tư thâm canh vào loại cây này.
Cần có biện pháp xử lý kịp thời đối với sâu bệnh nhưng phải sử dụng hợp lý thuốc hóa học để không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, môi trường và sức khỏe con người.
Nên có sự giao lưu trao đổi kinh nghiệm sản xuất giữa những người dân với nhau để nâng cao hiệu quả của sản phẩm bưởi Thanh Trà.
Các nông hộ cần xây dựng kế hoạch cụ thể, mạnh dạn vay vốn để phục vụ các nhu cầu sản xuất nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của gia đình và xã hội