Kiến nghị với cơ quan chủ quản

Một phần của tài liệu Vốn và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty Thương mại kỹ thuật và Đầu tư Petec (Trang 69 - 71)

2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty

3.1.Kiến nghị với cơ quan chủ quản

- Bộ thương mại tạo điều kiện để giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp gây nên sự chậm trễ cho các quyết định đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty nắm bắt lấy cơ hội kinh doanh thuận lợi.

- Bộ thương mại tạo điều kiện và hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn thu cổ phần hóa cho kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đối với cán bộ công nhân viên chức. 3 .1.1. nên quan tâm hơn nữa tới công tác phân tích tài chính .

Hiện nay, hoạt động phân tích tài chính tại công ty mới chỉ mang tính chất sơ khai, thông tin dùng để phân tích tài chính đa phần chỉ dừng lại ở các thông tin bên trong Doanh nghiệp, việc thu nhập thông tin từ bên ngoài Doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế. Trong thời gian tới công ty nên thành lập một bộ phận chuyên về thu nhập và phân tích tình hình tài chính bên trong cũng như bên ngoài công ty và dựa vào đó để đua ra các quyết định đúng đắn, kịp thời từ đó có thể được những nguồn vốn đáp ứng được nhu cầu về vốn của công ty. Là một công ty trực thuộc

Bộ thương mại nhưng Petec luôn cố gắng hết mình để có thể hội nhập với nền kinh tế năng động hiện nay và em hy vọng với những giải pháp nêu trên công ty sẽ thực hiện tốt dự án phát triển sản xuất và xây dựng được một nền tài chính vững chắc, lành mạnh trong giai đoạn tới.

3 .1.2. Nên áp dụng chính sách tín dụng thương mại để khuyến khích bán hàng và quản lý các khoản phải thu .

Đây là một phương pháp hay nhưng cũng lắm mạo hiểm vì nó là con dao hai lưỡi, nó có thể làm cho Doanh nghiệp đứng vững trên thị trường nhưng nó cũng có thể đem lại rủi ro cho hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Biểu hiện chính sách này như sau:

- Tín dụng thượng mại tác động đến doanh thu bán hàng. Do được trả chậm nên sẽ có nhiều đối tượng quan tâm đến sản phẩm của Doanh nghiệp hơn và sẽ có nhiều người mua hàng hơn làm cho doanh thu của Doanh nghiệp tăng lên. Khi cấp tín dụng cho khách hàng, Doanh nghiệp sẽ bị chiếm dụng vốn do việc hoàn trả bị lùi lại, vì vậy Doanh nghiệp sẽ phải đẩy giá sản phẩm lên cao.

- Tín dụng thương mại làm giảm chi phí tồn kho của hàng hóa.

- Tín dụng thưong mại làm cho Tài sản cố định được sử dụng có hiệu quả hơn và phần nào hạn chế hao mòn vô hình.

- Khi cấp tín dụng cho khách hàng có thể làm tăng chi phí trong hoạt động của Doanh nghiệp.

- Tín dung thương mại làm tăng chi phí đòi nợ, chi phí do nguồn tài trợ để bù đắp sự thiếu hụt ngân quỹ. Thời hạn cấp tín dụng càng dài thì chi phí ròng càng lớn và rủi ro càng cao.

Thực tế cho thấy lợi nhuận của Doanh nghiệp sẽ tăng lên khi chính sách tín dụng của Doanh Nghiệp được thực hiện tốt.

Một phần của tài liệu Vốn và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty Thương mại kỹ thuật và Đầu tư Petec (Trang 69 - 71)