Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Long Sơn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới (Trang 84 - 86)

- Đa dạng hóa sản phẩm

3. Các giải pháp cho hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam

3.3 Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trong thời gian qua, trinh độ khoa học công nghệ trên thế giới đang không ngừng phát triển. Các công nghệ mới, hiện đại đáp ứng được những yêu cầu sản xuất ngày càng cao của thị trường nhưng cũng đồng thời đòi hỏi các công nhân kỹ thuật cũng như các cán bộ kỹ thuật phải có trình độ tay nghề cao. Các máy móc thiết bị của Công ty TNHH SENA Việt Nam phần lớn được nhập khẩu từ các nước có trình độ công nghệ cao và hiện đại như: Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc… Để vận hành có hiệu quả các máy móc thiết bị này đòi hỏi trình độ của các công nhân kỹ thuật phải tương đối cao. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Công ty cần chú trọng việc bổ sung và nâng cao trình độ về mọi mặt cho nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Những công việc cụ thể cho việc này như sau:

- Trong giai đoạn đầu, SENA Việt Nam đã tích cực cử người ra nước ngoài để tìm hiểu các công nghệ mới, nghiên cứu khả năng áp dụng chúng vào thị trường Việt Nam. Trong thời gian tới cần tiếp tục duy trì hoạt động đưa các cán bộ có năng lực ra nước ngoài để nâng cao trình độ sau đó sẽ về đào tạo kiến thức cho các cán bộ trong công ty.

- Tiếp tục duy trì và phát triển chính sách đào tạo nguồn lao động phổ thông tại địa phương nơi xây dựng nhà máy. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng bởi lực lượng lao động này sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và quyết định hiệu quả của quá trình này. Công ty cần tăng cường đội ngũ cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm để thuận lợi hơn trong việc đào tạo các lao động phổ thông, có thể trợ giúp họ dễ dàng trong quá trình sản xuất, rút ngắn thời gian đào tạo, tiết kiệm chi phí đạo tạo cho Công ty.

- Tiến hành thống kê số lượng lao động hiện có định kỳ để xác định xem lĩnh vực nào thiếu hụt lao động nhằm bổ sung kịp thời để giúp quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra trơn tru. Đối với những lao động hoạt động không hiệu quả, không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công việc, không chấp hành quy định của Công ty cần có biện pháp xử lý tùy vào mức độ vi phạm.

- Xây dựng chính sách ưu đãi đối với những lao động có trình độ chuyên môn cao, tạo ra môi trường hấp dẫn người lao động. Đồng thời có kế hoạch đào tạo lại, thường xuyên cập nhập, bổ sung các kiến thức mới cho lực lượng lao động tại Công ty.

- Có chế độ tiền lương, thưởng xứng đáng để khuyến khích người lao động nhiệt tình với công việc, nâng cao năng suất lao động và giữ chân những lao động trẻ có tài.

Việc đào tạo nâng cao chât lượng nguồn nhân lực sẽ làm tăng sức mạnh nội lực của Công ty, đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Qua đó, năng lực cạnh tranh của Công ty sẽ ngày càng cao, tạo vị thế vững chắc trên thị trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Long Sơn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w