3.1 Lĩnh vực và mặt hàng kinh doanh của công ty.
Mặt hàng kinh doanh của công ty ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu thụ và việc khai thác những cơ hội kinh doanh. Lĩnh vực và mặt hàng kinh doanh của công ty là:
- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi. - Kinh doanh dịch vụ văn phòng, bất động sản.
- Dịch vụ sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng máy móc và sản pẩm cơ khí. - Dịch vụ vận tải bốc xếp hàng hóa và tuyển dụng lao động (trừ môi
giới, giới thiệu, tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động nước ngoài)
- Kinh doanh máy móc, vật tư, nguyên liệu và hàng hóa tiêu dùng nông, lâm, hải sản.
(Doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật).
3.2 Thị trường tiêu thụ.
Hiện nay, công ty đã, đang và sẽ không ngừng cải thiện và phát triển thị trường tiêu thụ của mình. Thông qua việc hoàn thiện bộ máy tổ chức, phòng ban, mở rộng các chi nhánh tại các tỉnh, thành phố lớn, công ty còn tổ chức phân phối những mặt hàng kinh doanh của mình đến những công ty nhỏ, xây dựng mạng lưới kinh doanh một cách hiệu quả, thiết lập những mối quan hệ chặt nhẽ với những bạn hàng trong nước cũng như ngoài nước.
Thị trường tiêu thụ trong nước của công ty chủ yếu ở Hà Nội, ngoài ra còn ở những tỉnh lân cận như: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa…
Thị trường tiêu thụ ngoài nước của công ty nhìn chung là khá đa dạng. Bên cạnh những thị trường xuất khẩu chính như Philippin, Nhật, Ấn Độ
công ty còn mở rộng sang nhiều thị trường mới như: Indonesia, Đức, Lào, Italia…
Công ty đang nỗ lực xây dựng và quảng bá thương hiệu của mình trên thị trường giúp cho hình ảnh của công ty luôn đứng vững trong lòng khách hàng.
3.3. Vốn.
Công ty có vốn điều lệ là 16 tỷ đồng. Với nguồn vốn như vậy, công ty đã trang bị được những trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của thị trường.
Vốn của công ty được hình thành từ 3 nguồn cơ bản: vốn tự bổ sung, vốn vay và vốn huy động khác. Với số vốn kinh doanh ban đầu là 16 tỷ (năm 2002), hàng năm công ty phải lập những phương án, kế hoạch vay vốn ngân hàng. Hiện tại, công ty có quan hệ giao dịch với 3 ngân hàng: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Do công ty làm ăn có uy tín trên thị trường nên khả năng vay vốn ngân hàng và khả năng huy động vốn từ những nguồn khác là khá cao. Bên cạnh đó, do hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển nên việc quay vòng vốn diễn ra nhanh chóng.
Bảng 2: Tình hình vốn của công ty từ năm 2004 đến 2007 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tài sản 25.684 100 38.526 100 48.345 100 60.134 100 TSCĐ 828 3,22 1.171 3,04 1.716 3,55 2.268 3,77 TSLĐ 24.856 96,78 37.355 96,96 46.629 96,45 57.566 96.23 Nguồn vốn 25.684 100 38.526 100 48.345 100 60.134 100 Nợ phải trả 9.663 37,6 10.135 38,01 13.734 35,2 16.566 36.3 NVCSH 16.021 62,4 28.391 61,99 34.611 64,8 43568 63,7
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2004 - 2007)
Qua bảng trên ta thấy, tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định (TSCĐ) của công ty hàng năm đều thấp (trung bình 3,395 %), trong khi đó tỷ lệ tài sản lưu động (TSLĐ) trên tổng tài sản lại rất lớn (trung bình 96,605 %), điều này rất hợp lý đối với một doanh nghiệp thương mại. Tuy nhiên nếu xem xét kỹ nguồn hình thành tài sản cho thấy tài sản hình thành chủ yếu từ các khoản phải thu của khách hàng (chiếm trung bình 72 %) nên có rủi ro cao dù giá trị tổng tài sản lớn. Tổng nguồn vốn của công ty cao, nhưng chiếm tỷ trọng chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu (NVCSH) chiếm trung bình 63,15 %., còn lại là nợ phải trả 36,85 % , công ty có các khoản nợ ngắn hạn chiếm đa số và không có nợ dài hạn.
3.4 Nguồn nhân lực
Số lượng hiện tại là 40 người, trình độ đại học chiếm đa số, nguồn nhân lực của công ty đã mang lại rất nhiều những thành công cũng như việc tìm kiếm và nắm bắt những cơ hội trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Trình độ sử dụng ngoại ngữ của nhân viên trong công ty gần 80%, tiếng Anh hầu hết được dùng như một ngôn ngữ thứ 2. Khoảng 30% nhân viên công ty sử dụng thành thạo tiếng Trung Quốc và tiếng Nhật Bản. Bên cạnh đó, 80% nhân viên của công ty sử dụng máy tính thành thạo.
Nơi làm việc của mỗi nhân viên được trang bị đầy đủ với một máy điện thoại bàn, một máy tính nối mạng, cũng với các trang thiết bị văn phòng khác.
Bảng 3: Tình hình nguồn nhân lực của công ty.
Đơn vị: Người Trình độ 2004 2005 2006 2007 Trên đại học 4 5 8 10 Đại học 17 19 20 21 Cao đẳng 2 1 1 1 Trung cấp 1 1 1 1
Công nhân kỹ thuật 6 6 7 7
Tổng 30 32 37 40
Hình 1: Kết cấu trình độ lao động của công ty năm 2007 26 53 18 3 Trên đại học 26% Đại học 53% Công nhân 18% Trung cấp và cao đẳng 3%