TANGGDP TANGXUATKHAU TANGGDP1 0.65

Một phần của tài liệu Tự do hóa thương mại trong mối quan hệ với xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 54 - 62)

b, Mối quan hệ tăng trưởng GDP và tăng trưởng các ngành

TANGGDP TANGXUATKHAU TANGGDP1 0.65

TANGXUATKHAU 0.656347 1

Tương quan giữa tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế là 0.65 trong giai đoạn 1990-2006

Vậy ta có thể thấy một mối quan hệ: Tự do hóa thương mại đã tác động làm tăng trưởng và thay đổi cơ cấu xuất khẩu và qua đó đã thúc đẩy tăng trưởng và thay đổi cơ cấu kinh tế. Và ở đây có mối quan hệ hai chiều khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh và cơ cấu kinh tế thay đổi lại tác động lại làm tăng trưởng và thay đổi cơ cấu xuất khẩu. Có thể giải thích mối quan hệ này theo lý thuyết thương mại như sau. Như đã nói, thương mại quốc tế hay hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nước đã làm cho các quốc gia muốn hội nhập đều phải có sự thay đổi lại cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu. Chính sự thay đổi này thể hiện khả năng trình độ của nền kinh tế mở và chỉ ra triển vọng tăng trưởng kim ngạch ngoại thương của mỗi quốc gia. Sự tăng trưởng kim ngạch ngoại

thương sẽ góp phần tích cực vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế, và qua đó chính sự chuyển dịch cơ xuất nhập khẩu hợp lý đã có vai trò quan trọng định hướng sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư. Đến lượt mình, cơ cấu đầu tư được chuyển dịch hợp lý lại là một trong những yếu tố cơ bản quyết định sự thành công trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đang là xu hướng phát triển khách quan đối với tất cả các nước trên thế giới.

Quay trở lại với vấn đề lượng hóa thước đo độ mở cửa nền kinh tế. Trong nền kinh tế mở, xuất khẩu thể hiện nhu cầu của nước ngoài về hàng nội, còn

nhập khẩu thể hiện nhu cầu trong nước về hàng ngoại. Xuất nhập khẩu tăng gắn liền với sự gia tăng thu nhập trong nước và sự thay đổi cơ cấu xuất- nhập khẩu không chỉ phản ánh sự biến đổi quan hệ cung cầu về hàng nội, hàng ngoại, sự cấu trúc lại nền kinh tế, mà còn phản ánh sự phân bố lại một phần năng lực sản xuất công nghiệp từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, từ các nước đang phát triển sang các nước chưa phát triển, và ngược lại, tuỳ ở mức độ, trình độ thấp hơn, quy mô nhỏ hơn, song sự thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu còn phản ánh khả năng phát huy lợi thế so sánh vốn còn tiềm ẩn ở các nước chưa phát triển trong quan hệ trao đổi, hợp tác, phân công lao đông, thương mại quốc tế với các nước đã và đang phát triển. Sự thay đổi cơ cấu xuất khẩu có ảnh hưởng quyết định đến sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia và đó cũng là giải pháp cơ bản góp phần quan trọng đến sự phát triển của nền kinh tế mở. Nói cách khác tăng trưởng xuất khẩu sẽ trực tiếp đưa lại tăng trưởng các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của nền kinh tế GDP, GNI, GNP...Đó là lý do cơ bản khiến cho một trong những chỉ số (%) của xuất khẩu trong tổng sản phẩm quốc dân(XK/GDP) được lựa chọn làm thước đo mở hay hệ số mở cửa của nền kinh tế.

Vì vậy đo độ mở cửa của nền kinh tế Việt Nam ta sử dụng thước đo: “ độ mở của nền kinh tế”, được tính bằng tổng kim ngạch xuất khẩu trên GDP: XK/GDP. Tính độ mở cửa cho nền kinh tế Việt Nam cho thấy độ mở cửa của nền kinh tế Việt Nam tăng lên đáng kể sau những năm đổi mới:

Đồ thị 10 : độ mở cửa của nền kinh tế Việt Nam từ năm 1990-2006 độ mở cửa 0 200 400 600 800 1995 1997 1999 2001 2003 2005 năm p h ần t m độ mở cửa

Theo tính toán tương quan độ mở cửa nền kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu, theo tính toán trong giai đoạn 1986-2006 nếu độ mở cửa tăng lên 1% thì tăng trưởng kinh tế Việt Nam tăng 0.024%. Điều đó cho thấy vai trò to lớn của việc mở cửa kinh tế, tự do hóa thương mại.

Trong 20 năm đổi mới, xuất khẩu trở thành động lực chủ yếu đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, với mức tăng truởng kim ngạch xuất khẩu bình quân

cao tới 2-2,5 lần so với mức tăng trưởng kinh tế. Với chính sách thương mại ngày càng minh bạc và thông thoáng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Như vậy có thể kết luận rằng tự do hóa thương mại làm nền kinh tế Việt Nam mở hơn, đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời gian vừa qua.

PHẦN III

CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU ĐẨY MẠNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Qua những phân tích thống kê trên có thể thấy được vai trò to lớn của tự do hóa thương mại đối với nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua. Vì vậy Việt Nam cần phải tiếp tục hoàn thiện chính sách thương mại theo hướng đồng bộ ổn định, minh bạch nhằm đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu, ổn định và phát triển kinh tế. Vậy định hướng cho chính sách thương mại trong thời gian tới phải đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế và những cam kết trong quá trình hội nhập kinh tế. Trong quá trình hội nhập Việt Nam đã có quan hệ với nhiều tổ chức kinh tế IMF, WB, ADB, là thành viên của ASEAN, tham gia vào AFTA, là thành viên sáng lập ASEM, tham gia APEC, ký hiệp định thương mại song phương với gần 90 quốc gia, ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ, và đặc biệt đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Bởi vậy, chính sách thương mại cần phải được tiếp tục hoàn thiện phù hợp với các cam kết và chuẩn mực quốc tế, mà trước hết là quy định của WTO. Phải căn cứ vào các quy định của WTO là cơ sở cho các chính sách thương mại. Hoàn thiện chính sách thương mại cần coi xuất khẩu là hướng ưu đãi và trọng điểm của hoạt động thương mại.

3.1 Tiếp tục thực hiện chính sách đa phương hóa thị trường, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu

- Tích cực chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng tập trung vào một số mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao và giá trị gia tăng cao có thể đáp ứng nhanh những thay đổi của thị trường thế giới. Chính sách cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong thới gian qua là đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu và là một chính sách hợp lý. Tuy nhiên cần thấy rõ ràng một trong những lợi ích to lớn của tự do hóa thương mại và hội nhập là chúng ta có thể tận dụng được lợi thế so sánh, đồng thời có thể hưởng lợi từ những nước khác. Trong phân công lao

động quốc tế, các nước xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế so sánh và nhập khẩu những mặt hàng không có hoặc ít lợi thế từ đó tiết kiệm được chi phí. Do vậy cần xem xét đánh giá hiệu quả của các ngành hiệu quả xuất nhập khẩu để đưa ra một chương trình cải cách tổng thể, đồng bộ và lâu dài nhằm nhằm sắp sếp lại cơ cấu kinh tế, phát triển các mặt hàng chủ lực đi đôi với chế biến tinh sâu sử dụng công nghệ cao. Kinh nghiệm thành công của Trung Quốc cho thấy, đa dạng hóa mặt hàng nhưng cần phải xác định được các mặt hàng chủ lực đạt hiệu quả kinh tế cao dựa trên cơ cấu sản xuất trong nước phù hợp với thị trường thế giới. Đông thời tiến hành điều chỉnh cơ cấu hàng xuất khẩu bằng cách tăng cường phát triển những mặt hàng mới đáp ứng sự thay đổi của thị trường thế giới, luôn lấy nhu cầu thị trường quốc tế làm nguyên tắc chủ đạo. Đa dạng hóa không phải phát triển tràn lan tất cả các mặt hàng mà cần phải dành những khoản đầu tư lớn để phát triển một số sản phẩm chủ lực. Đây là một trong những kinh nghiệm tốt mà Việt Nam có thể áp dụng trong quá trình cải cách cơ câu xuất khẩu trong thời gian tới.

- Đa phương hóa thị truờng xuất khẩu. Thực hiện chủ trương đa phương hóa trong hoạt động kinh tế đối ngoại, những năm vừa qua Việt Nam đã kiên trì thực hiện chủ trương này thông qua các chính sách cụ thể. Tuy nhiên, hiệu quả của những chính sách chưa đạt như mong muốn . Điều này thể hiện trong suốt những năm 1990, Việt Nam gần như bỏ quên thị trường Nga và các nước Đông Âu vốn là thị trường truyền thống và dễ tính nay trở nên rất khó khăn. Hay xu hướng tăng trưởng xuất khẩu sang Hoa Kỳ, nếu trước năm khi hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực, Xuất khẩu sang Hoa Kỳ chỉ chiếm 7% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam, thì năm 2005 tỷ trọng này đã tăng lên gấp 20 %. Điều này phản ánh sự năng động của doanh nghiệp Việt Nam và tiềm năng thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên cần phải có những điều chỉnh hợp lý để tránh những hậu quả không lường trước được. Bởi vì bảo hộ mậu dịch có xu hướng phát triển, tính hai mặt của những chính sách thương mại bộc lộ rõ. Họ luôn tìm cách áp thuế đối với mặt hàng nhập khẩu có tốc đọ tăng trưởng nhanh và giá bán cạnh tranh. Điều này đặt ra câu hỏi đối với những chính sách thương mại của Việt Nam. Trong thời gian tới, cần phải chú ý tới các thị trường trọng điểm như thị trường Châu Á-Thái Bình Dương, thị trường mở rộng EU, tăng cường thâm nhập ASEAN nhằm tận dụng những lợi thế do việc hình thành AFTA mang lại. Bên cạnh đó cần hết sức quan tâm đến thị trường khổng lồ là Trung Quốc. Tích cực khôi phục lại thị trường Đông Âu

3.2 Tiếp tục tự do hóa quyền tham gia hoạt động thương mại

Để tiếp tục hoàn thiện chính sách quản lý xuất nhập khẩu, một trong những khâu then chốt là tiếp tục tự do hóa quyền kinh doanh xuất nhập khẩu. Tự do hơn nữa quyền kinh doanh xuất nhập khẩu vẫn đang là mong muốn của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Đối với một số mặt hàng xuất nhập khẩu vẫn đang là đặc quyền của một số doanh nghiệp. Tất nhiên việc mở rộng không được tràn lan, mà phải được thực hiện trên cơ sở xã định tiêu chuẩn và các điều kiện kinh doanh rõ ràng. Không cứ doanh nghiệp nhà nước mà các doanh nghiệp thuộc các thành phàn kinh tế khác nhau cũng cần được thực hiện quyền kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên đối với những mặt hàng quan trọng, có tác dụng nhạy cảm đối với nền kinh tế và đới sống nhân dân, vẫn có thể duy trì những đầu mối nhất định. Đối với những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, theo những phân tích trên thì họ đóng vai trò rất lớn trong tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam, vì vậy cần từng bước xóa bỏ những vấn đề còn có sự phân biệt đối sử so với doanh nghiệp trong nước ta hiện nay. Cần cho phép các doanh nghiệp nước ngoài quyền được kinh doanh xuất khẩu bình đẳng như các doanh nghiệp trong nước, từng bước nới lỏng hạn chế về quyền tham gia nhập khẩu. Đây chính là một phần của việc thực hiện nguyên tắc NT và nguyên tắc MFN mà Việt Nam đã cam kết trong hiệp định thương mại với Hoa Kỳ( theo quy định trong hiệp định, những hạn chế về quyền kinh doanh phải được dỡ bỏ dần trong vòng 7 năm, năm 2008 sẽ phải thực hiệp xong). Đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, thì theo nghĩa vụ MFN của GATT(Điều I) đòi hỏi Việt Nam dành cho các thành viên của WTO chế độ đối sử ít nhất là tuơng đương với Hoa Kỳ trong BTA. Do vậy vấn đề đặt ra hiện nay là khẩn trương xây dựng lộ trình cụ thể trong vòng 3 đến 5 năm tới xóa bỏ những hạn chế về quyền tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài .Việc thực hiện bình đẳng về quyền tham gia hoạt động xuất nhập khẩu trong nội bộ các doanh nghiệp Việt Nam sẽ làm tăng mức độ cạnh tranh trong hoạt động xuất nhập khẩu trong nội bộ các ngành doanh nghiệp Việt Nam, và điều quan trọng hơn là tận dụng được tiềm lực của tất cả các loại hình doanh nghiệp để phát triển hoạt động thương mại, mà trước hết là đẩy mạnh xuất khẩu. Khi doanh nghiệp nước ngoài được đối sử như doanh nghiệp Việt Nam thì hoạt động xuất khẩu còn tiến triển hơn nữa

3.3 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của WTO là các thành viên là các thành viên được phép sử dụng công cụ thuế quan để bảo hộ sản xuất trong nước, nhưng phải có lộ trình cắt giảm, đồng thời chính sách thuế xuất khẩu nhập khẩu phải đảm bảo ổn định minh bạch vì vậy trong tiến trình tự do hóa thương mại. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm của Việt Nam. Vì vậy chính sách thuế quan cần tập trung giải quyêt những vấn đề sau:

- Tiếp tục hoàn thiện biểu thuế xuất khẩu. Để đảm bảo cho biểu thuế xuất nhập khẩu không phải thay đổi liên tục trong thời gian qua và thuận tiện cho việc áp dụng mã thuế, tránh tình trạng thất thu thuế. Biểu thuế cần được quy định một cách chi tiết hơn, đảm bảo các mặt hàng có trong biểu thuế được phân loại một cách chi tiết. Các khái niệm trong biểu thuế nhập khẩu cũng cần quy định rõ ràng, tránh tình trạng giải thích cách nào cũng được, là kẽ hở cho các hiện tượng tiêu cực. Bên cạnh đó cần hợp lý hóa và thống nhất cách xây dựng biểu thuế, tạo thuận lợi cho việc thực hiện các cam kết cắt giảm thếu quan. Căn cứ để tính thuế suất cảu Viêt Nam hiện nay chưa thống nhất, lúc thì căn cứ vào mục đích sử dụng lúc thì căn cứ vào tính chất hàng hóa. Do đó, Một mặt hàng có thể áp dụng nhiều mã số thuế khác nhau dễ phát sinh tiêu cực. Biểu thuế nhập khẩu cũng còn thiếu chú thích rõ ràng nên việc áp mã tính thuế cũng hay dẫn đến những tranh chấp giữa doanh nghiệp với cơ quan hải quan. Giải quyết tình trạng này, cần phải xây dựng biểu thuế suất, trong đó việc phân loại hàng hóa phải rõ ràng theo một tiêu chí duy nhất.

- Xây dựng lộ trình tổng thể để đẩy nhanh tiến trình cắt giảm thuế quan. Các chương trình giảm thuế quan lớn hiện nay mà Việt Nam đã cam kết và sẽ phải thúc đẩy tự do hóa thương mại sẽ là: chương trình giảm thuế theo quy định của CEPT giai đoạn 2003-2006 và

2007-2018; chương trình giảm thuế trong khuôn khổ xây dựng khu vực AFTA trong giai đoạn 2005-2015; Chương trình giảm thuế quan đối với các mặt hàng quy định của Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ; và quan trọng nhất là xây dựng chương trình cam kết giảm thuế quan ra nhập WTO. Tuy nhiên, về cơ bản, các chương trình nói trên có thể phân tách thành hai lớp đối tượng, tương ứng với hai lớp hàng rào bảo hộ mà Việt Nam có thể duy trì trong tương lai. Lớp thứ nhất, hàng rào thuế quan đối với các nước có thỏa thuận thương mại tự do(các nước thành viên AFTA, các nước ký kết thỏa thuận thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN như Trung Quốc, Nhật bản, Hàn

quốc...). Lớp thứ hai là đối với các thành viên WTO. Việc hoạch định lộ trình cắt giảm thuế trong dài hạn, một mặt sẽ tạo ra áp lực buộc các doanh nghiệp trong nước phải chủ động vươn lên, hạn chế trông chờ vào sự bảo hộ của nhà nước, mặt khác thể hiện quyết tâm hội nhập của Việt Nam vào cộng đồng thế giới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Paul R.Krugman- Maurice Obstfeld(1996), Kinh tế học quốc tế: lý thuyết

Một phần của tài liệu Tự do hóa thương mại trong mối quan hệ với xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w