III. Phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty trong những năm gần đây
1. Về thị trường tiêu thụ
1.1. Khái quát về thị trường tiêu thụ sản phẩm
Đặc điểm của thị trường thức ăn chăn nuôi là khách hàng (những người chăn nuôi) phân bổ theo vùng địa lý, cụ thể họ tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn, vùng ven đô, ven các trung tâm thành phố, do đó thị trường tiêu thụ của công ty cũng được phân chia theo tiêu thức địa lý. Khi mới đi vào hoạt động, công ty tiến hành khai thác thị trường Hải Phòng và một số tỉnh đồng bằng sông Hồng, sau đó tiếp tục mở rộng ra các vùng lân cận. Hiện nay, sản phẩm của công ty đã có mặt ở 50/64 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Nhờ vào sự phân vùng thị trường một cách hợp lý, kết hợp với đội ngũ nhân viên kinh doanh nhạy bén, thị trường của công ty không ngừng được mở rộng và phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, kéo theo việc sản lượng tiêu thụ sản phẩm cũng gia tăng tương ứng.
Bảng 2.6 : Sản lượng tiêu thụ theo khu vực thị trường
Đơn vị: tấn Sản lượng Khu vực 2005 2006 2007 Chi nhánh Hải Phòng 15.548,5 53.935,2 36.445,5 Chi nhánh Hà Nội 14.219,4 19.612,8 20.247,5 Chi nhánh Nam Định 14.219,4 14.709,6 14.578,2 Chi nhánh Nghệ An 7.109,7 9.806,4 9718,8
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng sản lượng tiêu thụ theo khu vực thị trường năm 2007
Từ những số liệu trên cho thấy khu vực Hải Phòng và Hà Nội là hai thị trường hớn nhất và mang tính chất truyền thống của công ty. Sản lượng tiêu thụ trên khu vực Hải Phòng qua ba năm 2005, 2006, 2007 lần lượt chiếm 50%, 55%, 45% so với tổng sản lượng tiêu thụ của công ty, còn khu vực Ha Nội lần lượt là 20%, 20%, 25%, từ đó đóng góp phần lớn vào doanh thu của công ty.
1.2. Các đối thủ cạnh tranh
Những năm gần đây, sự cạnh tranh trên thị trưòng thức ăn chăn nuôi diễn ra hết sức gay gắt, đó là do có sự gia nhập thị trường của rất nhiều công
ty với nhiều nhãn hiệu mới. Để dành được lợi thế, công ty chủ trương phát huy sức mạnh của ba yếu tố: thương hiệu, chất lượng cám, và đội ngũ chăm sóc khách hàng.
Về thương hiệu, ngay từ khi ra đời, công ty đã đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho hai nhãn hiệu Con Heo Vàng 9999 và Ông Tiên 9999 nhằm bảo vệ hàng hoá của mình, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Qua 8 năm, hai thương hiệu này đã trở lên thân thiết với người chăn nuôi Việt Nam bởi sự cam kết bán hàng chính hàng, chất lượng cao.
Yếu tố chất lượng được xem là tiêu chuẩn hàng đầu để khẳng định thương hiệu bởi chất lượng thức ăn cũng chính là chất lượng thịt của vật nuôi. Nên nếu chất lượng tồi sẽ bị phát hiện và tẩy chay ngay dù có đi kèm với nhiều ưu đãi và giá rẻ đên đâu. Để có thể cung cấp các sản phẩm thức ăn gia có chất l ượng cao đảm bảo hiệu quả kinh tế lớn nhất cho khách hàng với phương châm: “Thực phẩm gia súc cao cấp Con heo vàng – Chất lượng vàng cho người chăn nuôi”, công ty TNHH Thương mại VIC cam kết:
_ Thực hiện và luôn cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000.
_ Không ngừng đầu tư để cải tiến, nâng cấp dây chuyền thiết bị, công nghệ hiện đại, sử dụng các nguyên liệu tốt nhất.
_ Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi miễn phí giúp người nông dân, tư vấn trang trại qua hội thảo với sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật tới tận tay ngưòi nông dân. _ Thực hiện việc đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho toàn thể cán bộ công nhân viên và tạo môi trường thuận lợi để mọi người cùng phát huy khả năng và trí tuệ của mình đóng góp chung vì sự phát triển của công ty.
_ Luôn lắng nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng, hỗ trợ kinh doanh cũng là một yếu tố hết sức quan trọng, nó liên quan đến khả năng mượn nợ, đội ngũ cán bộ kỹ thuật, bác sỹ thú y… Công ty chủ trương hỗ trợ cho các đại lý hay trang trại có tiềm năng phát triển nhằm giữ và gia tăng sản lượng tiêu thụ như: tặng chiết khấu, thưởng sản lượng, cho nợ tiền hàng…
Từ những chính sách cạnh tranh trên, công ty đã thu được những thành công vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh có cùng quy mô trên thị trường.
Bảng 2.7. Sản lượng đậm đặc của các cơ sở lớn (tháng 4/2007)
STT Tên Hãng S.lượng đậm đặc (Tấn) Mức giảm so với tháng 4/2006 (%) 1 Con Heo Vàng 4.800 13% 2 Pro-Conco (Pháp) 2.800 20% 3 CP (Thái Lan) 1.700 25% 4 AFC (Hoa Kỳ) 800 35% 5 Cargill (Hoa Kỳ) 2.100 25%
6 Dabaco (Việt Nam) 900 40%
7 Dr.Nupark (Đài Loan) 800 18%
8 Vina (Việt Nam) 900 37%
Căn cứ vào số liệu trên thấy rằng: mặc dù thị trường có rất nhiều khó khăn nhưng mức tiêu thụ của Con Heo Vàng bị giảm sút không nhiều so với cùng kỳ năm 2006 và vẫn luôn ở vị trí dẫn đầu các hàng thức ăn công nghiệp về sản lượng đậm đặc.
2. Về sản phẩm
Khi mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty chỉ có một dòng sản phẩm duy nhất mang thương hiệu Con Heo Vàng, bao gồm thức ăn gia súc cho heo, thức ăn gia cầm cho gà, thì hiện nay công ty đã có hai dòng sản phẩm chính thức là Con Heo Vàng và Ông Tiên. Trong đó, chủng loại sản phẩm và chất lượng luôn được cải tiến và hoàn thiện.
Bảng 2.8 : Sản lượng tiêu thụ theo sản phẩm
Đơn vị: tấn
Nguồn: Phòng kinh doanh tiếp thị
Qua những số liệu trên cho thấy sản lượng tiêu thụ thức ăn chăn nuôi của công ty đã tăng từ 71,097 tấn năm 2005 lên 98,064 tấn năm 2006 tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 1.4 lần. Tuy nhiên năm 2007, sản lượng tiêu thụ bị giảm 1,21 lần do nguyên nhân khách quan từ phía môi trường mà phần lớn các công ty trong ngành phải gánh chiu đó là dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng ở gia súc, dịch tai xanh ở lợn. Bước sang năm 2008, khi ngành chăn nuôi dần phục hồi, công ty chủ trương đưa thêm nhiều loại sản phẩm mới nhằm khai thác tối đa thị trường hiện tại và thị trường tiềm ẩn.
Sản lượng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 KH năm Chỉ tiêu 2008 Con heo vàng 49,767 64,722 59,933 70,000 Ông Tiên 21,330 33,342 21,057 30,000
Tổng số 71,097 98,064 80,990 100,000
Bảng 2.9 : Doanh thu tiêu thụ theo sản phẩm
Đơn vị: 1,000đ
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Hiện nay, việc hoạch định chính sách giá sản phẩm đầu ra của công ty