Những định hướng kinh doanh của công ty trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc kinh doanh máy tính và thiết bị văn phòng của Công ty Tam Tinh (Trang 62 - 64)

I. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC MỤC TIÊU KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TAM TINH TRONG NHỮNG NĂM TỚ

I.5. Những định hướng kinh doanh của công ty trong thời gian tới.

Công ty Tam Tinh sau gần 5 năm ra đời đã gặt hái được những thành công đáng kể. Song thực chất công ty vẫn chưa phát huy tối đa năng lực vốn

có của mình. Do đó, công ty cần phải đầu tư thêm về cả sức người, sức của để duy trì vị trí hiện có đồng thời khai thác triệt để tiềm lực của mình phục vụ cho sự phát triển lâu dài. Cùng với xu thế toàn cầu, trong điều kiện nền kinh tế đất nước đang trên đà phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì nhu cầu về thiết bị, sản phẩm tin học ngày càng tăng cao. Do vậy, những bước tiến mới phù hợp với xu thế phát triển của toàn xã hội và trên thế giới là việc vô cùng cần thiết hiện nay. Xác định được những vận hội trước mắt đó, công ty hiện đang định hướng phát triển sau:

Định hướng đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm theo kế hoạch đề ra.

Tập trung phát triển thị trường bằng cách khai thác tối đa thị trường trọng điểm đồng thời mở rộng thị trường ở các tỉnh. Liên tục nghiên cứu hoàn thiện các mặt hàng cung cấp sao cho chủng loại được phong phú và đầy đủ hơn. Thực hiện đa dạng hoá phát triển sản phẩm song song với việc khuếch trương nhằm tạo lập được hình ảnh về một công ty có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng về dịch vụ thuộc lĩnh vực công nghệ. Thiết lập và xây dựng tốt mối quan hệ với các đại lý nhằm tổ chức hệ thống phân phối sao cho tối ưu nhất, đạt hiệu quả cao nhất bởi đây chính là những trung gian tích cực cho việc đẩy hàng hoá, sản phẩm đến tay người sử dụng cuối cùng.

Định hướng quản lý và phát triển đội ngũ thực hiện kế hoạch kinh doanh.

Nhanh chóng hoàn thiện bộ máy của công ty qui định lại chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận. Sắp xếp các phòng ban theo một chu trình đảm bảo vận hành liên tục và có sự hỗ trợ lẫn nhau, phối hợp nhịp nhàng, kịp thời nhằm phát huy toàn bộ tiềm lực, khả năng của bộ máy vào thời điểm cần thiết trong quá trình hoạt động kinh doanh . Nhất là bộ phận nhập hàng, bộ phận bán hàng cần phải phối hợp chặt chẽ hiệu quả. Bộ phận nhập luôn phải cung ứng đầy đủ, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng khi bộ phận bán hàng cần

xuất kho; ngược lại, bộ phận bán hàng cũng phải tích cực trong việc đẩy mạnh tiêu thụ tránh hàng tồn, đọng trong kho sẽ làm tăng chi phí bảo quản, lưu kho. Do vậy, hai bộ phận này phải thông tin chặt chẽ với nhau hơn nữa.

Thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ nhân viên, áp dụng chế độ khuyến khích vật chất nhằm nâng cao sự gắn bó, tinh thần trách nhiệm đối với công ty. Tăng cường đào tạo đội ngũ bán hàng về chuyên môn và quan trọng là ngôn ngữ thương mại đặc biệt là thương mại quốc tế, để có đủ năng lực phục vụ cho hoạt động tiêu thụ hàng hoá và đặc biệt là hoạt động nâng cao sức cạnh tranh cho mặt hàng máy tính và thiết bị tin học của công ty.

II. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH MÁY TÍNH VÀ THIẾT BỊ VĂN PHÒNG CỦA CÔNG TY TAM TINH

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc kinh doanh máy tính và thiết bị văn phòng của Công ty Tam Tinh (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w