BẢNG 8:DÒNG TIỀN VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tại Ngân hàng TMCP An Bình (Trang 51 - 59)

5 Lợi nhuận sau thuế

BẢNG 8:DÒNG TIỀN VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN

Đơn vị:VND

STT Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

1 Vốn đầu tư 16,457,588,000 2 Nguồn trả nợ 1,336,461,363 5,051,452,907 6,017,012,123 5,226,062,159 5,226,062,159 3 Dòng tiền -15,121,126,637 5,051,452,907 6,017,012,123 5,226,062,159 5,226,062,159 tỷ lệ chiết khấu 11.4% NPV= 1,288,647,112 IRR= 16%.

Nhận xét chung về phương pháp thẩm định của ngân hàng qua dự án trên: Trước hết có thể thấy công tác thẩm định một dự án đầu tư của ngân hàng An Bình nói chung và của các cán bộ thẩm định nói riêng đã đúng theo quy trình thẩm định một dự án đầu tư.Cách thẩm định rất chi tiết hạn mức tối đa những rủi ro có thể gặp phải nếu một khía cạnh nào đó chưa được xem xét và như vậy thì với cách thẩm định tỉ mỉ chi tiết như vậy thì tránh cho ngân hàng gặp rủi ro trong hoạt động tín dụng.Mặc khác trong việc thẩm định tài sản đảm bảo với việc thẩm định chi tiết như vậy sẽ giúp cho ngân hàng tránh gặp rủi ro nếu khách hàng gặp rủi ro trong quá trình kinh doanh vận hàng dự án thì lúc đó có thể có tài sản đảm bảo làm vật thế chấp.

3/Đánh giá công tác thẩm định của ngân hàng thương mại cổ phần An Bình

3.1/Những mặt tích cực đã đạt được

Hiện nay ngân hàng An Bình là một ngân hàng được đánh giá cao về công tác thẩm định cho vay vốn đối với các dự án đầu tư không những về quy trình thẩm định mà còn về thủ tục tiến hành nhanh chong chính xác giảm thiểu được thời gian cho các doanh nghiệp chờ xin vay vốn

Kể từ ngày thành lập cho đến nay thì phòng thẩm định và quản lý tín dụng trong ngân hàng đã thực hiện được các mặt công tác như sau:

V ề công tác thẩm định.

Trong bối cảnh yêu cầu về chất lượng tín dụng ngày càng cao, công tác thẩm định đã ngày càng được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. Từ chỗ chỉ là một bộ phận trong phòng Nguồn vốn, đến tháng 6 năm 2000, Phòng đã được ra đời. Kể từ đó cho đến nay, Phòng đã không ngừng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Thời điểm

hiện tại, số lượng cán bộ của Phòng đã lên con số 15, trong khi đó con số này cùng kỳ năm trước chỉ có 6. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng của ngân hàng An Bình, khối lượng cũng như chất lượng công việc ngày càng được đặt lên hàng đầu. Không ngừng nỗ lực và sáng tạo trong cung cách làm việc là tiêu chí hàng đầu của phòng trong ngân hàng

Sáu tháng đầu năm 2006, Phòng cũng đã tiến hành tái thẩm định tờ trình cấp hạn mức tín dụng của các phòng Tín dụng và đã yêu cầu các Phòng bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ đánh giá doanh nghiệp. Phòng đồng thời cũng thực hiện tái thẩm định, đánh giá lại doanh nghiệp.

Chất lượng thẩm định dự án được nâng cao, áp dụng công nghệ thông tin vào trong tính toán. Đồng thời các bước thẩm định cũng được thực hiện bài bản, triển khai đề cương thẩm định trước khi thẩm định dự án

Về công tác quản lý tín dụng.

Đã hơn năm năm làm công tác quản lý tín dụng, Phòng đã rút ra được nhiều kinh nghiệm và thực hiện ngày càng hiệu quả. Điều đó được thể hiện :

+ Phối hợp với các phòng nghiệp vụ có liên quan phân loại tài sản có thể làm căn cứ trích dự phòng rủi ro theo chỉ đạo của Ban Giám đốc.

+ Triển khai công tác giám sát các tài sản bảo đảm trên cơ sở phối hợp với các phòng có liên quan, để tăng tỷ trọng tài sản đảm bảo trong dư nợ lên 53%.

+ Phối hợp với các phòng khác hoàn thành công tác xử lý các khoản nợ tín dụng, nợ xấu đủ điều kiện xử lý theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

+ Chủ động phối hợp phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ và các phòng quản trị rủi ro rà soát công tác sắp xếp hồ sơ khách hàng theo quy định.

+ Chủ động phối hợp với các Phòng ban khác tiến hành rà soát tính pháp lý hồ sơ bảo đảm và đề xuất các phương hướng xử lý.

+ Quản lý danh mục nợ quá hạn.

+ Phòng TĐ & QLTD đã chủ động phối hợp với phòng khác nhanh chóng hoàn thành báo cáo thống kê theo yêu cầu của NHNN, gửi báo cáo đủ, đúng ngày quy định, mặc dù việc khai thác dữ liệu để làm báo cáo thống kê gặp nhiều khó khăn, do việc tổng kết từ các chi nhánh còn chậm, phần khai thác tiện ích chưa được triển khai.

+ Phòng Thẩm định và Quản lý Tín dụng làm đầu mối tổng hợp các báo cáo tín dụng, các số liệu tổng hợp phục vụ công tác báo cáo chung cho toàn ngân hàng

+ Hiện nay, Phòng Thẩm định đã làm chủ được về mặt dữ liệu, chủ động thời gian gửi báo cáo, kể cả báo cáo định kỳ lẫn đột xuất.

Về nâng cao nghiệp vụ.

Phòng đã tiếp cận, tiếp xúc với các giảng viên có kinh nghiệm trong công tác, để tổ chức các lớp học tập nâng cao nghiệp vụ, kiến thức pháp luật liên quan đến hoạt động của ngành ngân hàng như Luật đất đai, Quy chế cho vay...

Phòng đã tổ chức thảo luận nghiệp vụ định kỳ hàng tuần cho toàn bộ cán bộ của phòng.

Không những thế ngân hang An Bình trong quá trình phát triển của mình đã xác định cán bộ trong phòng thẩm định phải là những chuyên viên giỏ trong công tác thẩm định vì vậy mà ngân hang đã liên tục tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân viên đi học nâng cao kiến thức hay tổ chức những khoá tuyển dụng với môi trường làm việc tốt để thu hút người tài vào làm việc.

Về một số công tác khác.

Bên cạnh đó, Ngân hang cũng đã có những bước tiến mới trong công tác thẩm định dự án đầu tư như sau:

+ Bước đầu hoàn chỉnh phần mềm cơ sở dữ liệu định giá nhà đất thành phố Hà nội và quản lý danh mục tài sản đã định giá (phần mềm thông tin nhà đất).

+ Tham gia về điều chỉnh lãi suất cho vay đối với khách hàng. + Lên kế hoạch triển khai phát hành bản tin nội bộ

+ Chủ động triển khai công tác. Phân công công tác phù hợp với năng lực của từng cán bộ, từ đó tạo điều kiện cho cán bộ trong phòng phát huy được tinh thần sáng tạo, say mê công việc.

+ Trong quá trình hội nhập, việc nghiên cứu vận dụng phương pháp thẩm định và một số chỉ tiêu thẩm định theo thông lệ quốc tế (theo cơ chế thị trường) bước đầu được áp dụng phù hợp với từng dự án cụ thể tại Sở giao dịch.

+ Áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu trong tính toán thẩm định và xử lý thông tin.

+ Bám sát quy trình thẩm định

+ Triển khai công tác quản lý tín dụng theo đúng kế hoạch đề ra.

3.2/Những mặt hạn chế còn tồn đọng

Thời gian qua công tác thẩm định ,tái thẩm định, phân tích tín dụng ở ngân hàng đều đã làm nhưng chưa tốt ,chưa bài bản, chưa thống nhất cả về nhận thức ,chỉ đạo và tác nghiệp cụ thể.Mặc dù đã có quy trình thẩm định nhưng chất lượng công tác thẩm định còn chưa dạt yêu cầu,phần lớn các dự án khoản vay phân tích tín dụng còn sơ sài,chung chung ,thiếu tình hình số liệu cụ thể,căn cứ thực tế nhất là các số liệu tích luỹ theo thời gian của doanh nghiệp,khách hàng ,dự án....Nhận diện rủi ro còn chung chung chưa rõ, chưa cụ thể phương pháp phân tích đánh giá, xác định các chỉ tiêu sử dụng, chỉ tiêu trong phân tích xem xét đánh giá còn chưa thống nhất và còn nhiều bất cập.

Bên cạnh những mặt tích cức mà ngân hàng đã đạt được như trên trong công tác thẩm định các dự án đầu tư nói riêng và công tác thẩm định nói chung thì trong công tác thẩm định vẫn còn nhiều tồn đọng phải khắc phục như :

Dù các cán bộ thẩm định có tránh mức rủi ro nhỏ nhất có thể gặp phải nhưng rủi ro vẫn có thể xảy ra.Sự phân tích thẩm định một dự án do cán bộ thẩm định xem xét đánh giá nên vẫn còn mang tính chủ quan duy ý chí do vậy có thể làm cho nợ xấu của ngân hàng vẫn gia tăng.

Mặt khác ngân hàng An Bình là một ngân hàng mới được thành lập do vậy các cán bộ thẩm định vẫn còn có độ thâm niên trong công tác thẩm định chưa nhiều do

vậy mà có thể ít có kinh nghiệm trong công tác nên không tránh khỏi rủi ro có thể gặp phải

3.3/Một số nguyên nhân chủ yếu

Nguyên nhân khách quan

Các yếu tố về cơ chế chính sách và điều kiện pháp lý.

Đây là nhân tố mà các cán bộ thẩm định không làm đựơc gì để thay đổi. Đó là hạn chế về sự không đồng nhất về cơ chế chính sách giữa các ngành nghề với tồ chức quản lí vĩ mô như chính sách thuế, chính sách ưu đãi, chính sách nhập khẩu,…làm cho các cán bộ thẩm định không xác định đựoc chính xác nhân tố mà mình dùng để thẩm định, cái này cán bộ thẩm định phải dựa vào khả năng nhận biết và kinh nghiệm của mình cũng như của các dự án tương tự để tiến hành thẩm định.

Do việc thực hiện về pháp lệnh kế toán thống kê và kiểm toán chưa được thực hiện nghiêm, chủ yếu mớí chỉ các công ty cổ phần niêm yết chứng khoán mới đựơc làm triệt để, còn các loại hình doanh nghiệp khác chưa áp dụng một cách triệt để, thường có tâm lý không trung thực trong kiểm tra kiểm soát, mà đối tượng vay hiện nay trải rộng khắp các thành phần kinh tế do đó rủi ro này là rất lớn. Vì việc hoạch toán của các doanh nghiệp nhiều khi không đúng thực chất và chưa có chế độ kiểm toán bắt buộc nên khó đánh gía thực trạng khả năng tài chính, tình hình thanh toán, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác việc hạch toán không được cập nhật, doanh nghiệp chỉ cân đối tài khoản hoặc lập quyết toán theo tháng, quý, thậm chí 6 tháng một lần nên các cán bộ thẩm định chỉ dựa được trên độ uy tín, sự trung thực của doanh nghiệp với số liệu của mình để tiến hành thẩm định các hiệu quả tài chính. Do vậy yêu cầu trình độ cũng như khả năng nhạy bén của cán bộ thẩm định là rất lớn, đặc biệt là kinh nghiệm làm việc của doanh nghiệp, do đó đòi hỏi phải có ngân hàng thông tin giữa các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Mà điều này là rất khó thực hiện không những trong nội bộ ngân hàng nói chi đến liên ngân hàng.

Ngoài ra hiện nay chúng ta chưa có một bộ luật nào về ngân hàng, mà mới chỉ có những pháp lệnh, chỉ thị. Do vậy khi tiến hành thẩm định các dự án đầu tư, cán bộ thẩm định thường dựa trên cơ sơ của các ngành kinh tế về các chỉ tiêu tài chính, và

việc thẩm định chỉ mang tính mang tính ước lệ dựa trên các điều khoản của ngân hàng. Mặt khác giới hạn cho vay vốn cũng là một điều kiện mà các cán bộ thẩm định nhiều khi cũng gặp phải khó khăn do gặp phải vướng mắc từ nhiều cấp, nhiều ngành. Việc ban hành luật Ngân hàng là điều kiện cần thiết để cho hoạt động ngân hàng phát triển nói chung, và hoạt động thẩm định cho vay vốn nói chúng.

Những yếu tố thuộc về doanh nghiệp.

Đa số các doanh nghiệp Việt Nam chưa có đủ điều kiện vay vốn, dự án chưa đủ tiêu chuẩn để được đầu tư vốn cho nên việc thẩm định và đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay là rất khó khăn. Nhiều doanh nghiệp chưa minh chứng được năng lực sản xuất tốt, tài chính lành mạnh để có đủ điều kiện vay vốn hay không, nhất là điều kiện vốn tự có để tham gia vào dự án.

Cán bộ thẩm định không thể kiểm soát được hết những hoạt động của doanh nghiệp khi tiến hành triển khai dự án, làm cho dự án chậm tiến độ do việc lựa chọn nhà thầu, chậm tiến độ thi công công trình do doanh nghiệp triển khai vốn không đúng tiến độ, sai mục đích,…

Ngoài ra, vịêc cung cấp nguyên liệu bị ảnh hưởng do phía doanh nghiệp, hoặc không do phía doanh nghiệp mà là do phía cung cấp đầu vào về giá cả, chất lượng,…hoặc do hợp đồng bao tiêu sản phẩm của chủ doanh nghiệp không chắc chắn,…

Những nhân tố về môi trường và xã hội.

Hệ thống các công ty, cơ quan tư vấn về thẩm định dự án nhất là phương diện thị trường, kỹ thuật còn rất ít, chưa phát triển mạnh để các ngân hàng thương mại thuê để xem xét một số mặt liên quan đến dự án. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp mua phải thiết bị công nghệ lạc hậu của nước ngoài hoặc không phù hợp với yêu cầu của dự án.

Định hướng quy hoạch phát triển kinh tế từng ngành, từng vùng, từng địa phương, từng tổng công ty chưa cụ thể, rõ ràng. Hoặc chủ trương của các ngành hữu quan không thống nhất dẫn đến khó khăn cho công tác xây dựng các dự án, thẩm định dự án, cũng như các quyết định của ngân hàng.

Những thay đổi về tình hình kinh tế vĩ mô mà cán bộ thẩm định không thể lường trước được hết về lạm phát, về tăng giá một số một ngành hàng thiết yếu: như xăng dầu, vận tải,…do vậy khi dự án đi vào hoạt động làm cho dự án không được như khi thẩm định.

Nguyên nhân chủ quan

Nhận thức về thẩm định tài chính.

Thẩm định tài chính của dự án đầu tư ở Ngân hàng An Bình chỉ mới áp dụng các phương pháp cơ bản chứ chưa áp dụng được một cách tổng quát các phương pháp phân tích tài chính. Phân tích độ cảm ứng chỉ dựa vào những ý nghĩa chủ quan của cán bộ thẩm định. Lựa chọn chỉ tiêu NPV hay IRR chưa rõ ràng.

Về mạng lưới thông tin.

Việc xây dựng mạng lưới thông tin trong nội bộ phòng thẩm định chưa có, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của cá nhân thẩm định.

Chủ yếu cá nhân nào làm về dự án nào thì tự thu thập thông tin về dự án đó dựa vào năng lực của minh và tham khảo đồng nghiệp, chứ chưa có hệ thống chia sẻ thông tin giữa các thành viên.

Thông tin thu thập nhiều khi chưa được cập nhật kịp thời so với yêu cầu của dự án tiến hành, chủ yếu dựa vào nguồn phưong tiện thông tin đại chúng hoặc lấy từ một số cán bộ ngành có liên quan, do vậy ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm định dự án.

Về tổ chức.

Hoạt động thẩm định tại Ngân hàng An Bình chưa có sự chuyên môn hoá giữa các ngành nghề mà doanh nghiệp xin vay vốn. Do vậy nếu như ngân hàng đồng thời có nhiều dự án cùng ngành thì sẽ gây ách tắc trong công tác thẩm định, làm chậm tiến độ thẩm định hoặc chất lượng thẩm định không được đảm bảo do khối lượng công việc quá lớn.

Phòng dự án đầu tư phải tiến hành một công việc lớn, không những thẩm định các dự án vượt mức phán quyết,do đó áp lực công việc của các cán bộ thẩm định ở phòng là rất lớn

Việc tách bạch về hoạt động thẩm định với các lĩnh vực khác trong ngân hàng chưa được tiến hành triệt để do vậy hoạt động thẩm định còn gặp nhiều vướng mắc trong việc xin dấu, liên phòng, chậm tiến độ thẩm định và thu hồi vốn.

Về cán bộ.

Cán bộ phòng đầu tư dự án đều có trình độ đại học trở lên, nhưng do khối lượng công việc nhiều, nên sự hợp tác giữa các thành viên chưa được nhiều. Các cán bộ chưa xây dựng được mạng lưới chia sẻ thông tin kinh nghiệm cho nhau, cho nên nhiều khi làm chậm tiến độ thẩm định,

Ngoài ra, đội ngũ thẩm định tại ngân hàng còn thiếu, chưa đáp ứng đầy đủ đòi hỏi của công việc. Tại một số chi nhánh chưa có cán bộ thẩm định chuyên trách về dự án, còn thiếu những kiến thức tổng quát về thị trường, về dự án, về chế độ kiểm toán,

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tại Ngân hàng TMCP An Bình (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w