Những điểm khác biệt về quyền tác giả 1 Phạm vi bảo hộ quyền tác giả

Một phần của tài liệu Chế định về quyền SHTT liên quan đến thương mại của WTO và việc hoàn th0iện các quy định tương ứng của Việt nam (Trang 66 - 69)

I ) Những điểm khác biệt của pháp luật Việt nam về SHTT so với quy định tơng ứng của WTO

2.Những điểm khác biệt về quyền tác giả 1 Phạm vi bảo hộ quyền tác giả

2.1. Phạm vi bảo hộ quyền tác giả

Điều 749 Bộ luật Dân sự Việt nam quy định về nội dung các tác phẩm không đợc Nhà nớc Việt nam tiến hành bảo hộ quyền tác giả. Nh vậy Điều 749 Bộ luật Dân sự đã diễn đạt không theo Điều 2 của Công ớc Berne và do đó nó cha phù hợp với quy định của Điều 9.1 Hiệp định TRIPs.

Trên thực tế, phạm vi bảo hộ quyền tác giả ở Việt nam sẽ đợc mở rộng và phù hợp hoàn toàn với TRIPs bằng cách loại bỏ khỏi Chơng về quyền tác giả các ngăn cấm trong Điều 749 của Bộ luật Dân sự. Mục tiêu này có thể đạt đợc nếu nh Việt nam xem xét sử dụng các quy định hoặc luật khác để thực hiện việc giới hạn phạm vi bảo hộ các đối tợng quyền tác giả. Điều này có thể hoàn toàn làm đợc trong bối cảnh các văn bản pháp luật về bảo hộ quyền tác giả của Việt nam cha hoàn thiện và Thông t hớng dẫn việc thực thi Nghị định 76/CP về quyền tác giả cha ra đời. Sẽ có ngày càng nhiều đối tợng từ nớc ngoài đăng ký bảo hộ quyền tác giả tại Việt nam. Bởi vậy, việc mở rộng phạm vi bảo hộ các đối tợng quyền tác giả là cần thiết và hoàn toàn có lợi trong bối cảnh Việt nam đang thực hiện tự do hoá thơng mại. Chính điều này sẽ giúp chúng ta có đợc nhiều sản phẩm tinh thần để phục vụ cho nhu cầu trong nớc. Tuy nhiên, việc chọn lọc, loại bỏ những sản phẩm không phù hợp với đạo đức và truyền thống văn hoá Việt nam vẫn cần phải đợc chú ý.

2.2. Về chơng trình máy tính và các bộ su tập dữ liệu

Theo nh quy định tại Điều 10 Hiệp định TRIPs thì chơng trình máy tính và bộ su tập dữ liệu đã trở thành một trong các đối tợng thuộc lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả của Việt nam. Tuy nhiên, cho đến nay Việt nam vẫn cha có một quy định chi tiết nào hớng dẫn việc bảo hộ đối với đối tợng này. Điều này sẽ gây khó khăn trong công tác thực thi bảo hộ quyền tác giả tại Việt nam trong khi đây đang là mối quan ngại của các thành viên WTO đối với các nớc đang xin gia nhập.

Chơng trình máy tính và các bộ su tập là một loại đối tợng có tính chất khá phức tạp. Chúng phải luôn đợc cài đặt trong máy tính ngay cả khi để sử dụng hợp pháp. Vì thế, việc sao chép các chơng trình này là rất dễ dàng. Mặc dù vậy , nếu việc sao chép một chơng trình máy tính lại đợc coi là một bớc cần thiết trong việc khai thác, vận hành một chơng trình khác có liên quan và không sử dụng vào mục đích khác thì không bị coi là xâm phạm bản quyền đối với một chơng trình máy tính. Ngoài ra các chơng trình máy tính lại có nhiều dạng thể hiện khác nhau nh thuật toán , mã nguồn , mã máy... nên không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng xác định đợc một dạng thể hiện chơng trình máy tính cụ thể nào đó đã bị sao chép hay chỉ là ý tởng của chơng trình đó bị sao chép (ý t- ởng thì không đợc bảo hộ quyền tác giả). Qua đó, chúng ta có thể thấy đợc tính chất phức tạp trong việc bảo hộ đối tợng này. Việc ban hành một văn bản hớng dẫn bảo hộ đối tợng này là cần thiết và cấp bách trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ nh hiện nay. Nó sẽ giúp cho việc bảo hộ các ch- ơng trình máy tính và các bộ su tập dữ liệu thuận lợi và chính xác hơn. Đồng thời hạn chế việc ăn cắp bản quyền và tạo điều kiện cho ngành công nghiệp phần mềm của Việt nam phát triển. Thêm nữa nó khuyến khích các công ty máy tính nớc ngoài đầu t nhiều hơn vào ngành công nghiệp non trẻ mang lại giá trị gia tăng to lớn này của Việt nam, góp phần vào việc thực hiện chiến lợc của Chính phủ coi công nghệ thông tin là một ngành mũi nhọn trong tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hoá đất nớc.

2.3. Các tác phẩm khuyết danh và bí danh

Điều 9.1 Hiệp định TRIPs và Điều 15.3 của Công ớc Berne quy định nhà xuất bản có ghi trên tác phẩm đợc xem là đại diện của các tác giả và có thẩm quyền bảo hộ và thự c thi các quyền của tác giả đối với các tác phẩm khuyết danh và bí danh. Quyền này của nhà xuất bản sẽ chấm dứt khi tác giả tiết lộ danh tính và chứng minh mình là tác giả.

Các quy định về bảo hộ quyền tác giả của Việt nam lại cha đề cập đến vấn đề này và nh vậy nó cha hoàn toàn phù hợp với Hiệp định TRIPs. Việc bổ xung quy định này sẽ là cần thiết nhằm hoàn thiện công tác bảo hộ quyền tác giả tại Việt nam.

Một phần của tài liệu Chế định về quyền SHTT liên quan đến thương mại của WTO và việc hoàn th0iện các quy định tương ứng của Việt nam (Trang 66 - 69)