Một số hợp đồng tư vấn thực hiện trong năm 2007
Tên công ty Nội dung hợp đồng Năm ký kết Năm kết thúc Công ty cổ phần Hapaco Tư vấn và bảo lãnh phát hành chứng khoán 2007 2007
Công ty TNHH Everpia VN Tư vấn chuyển đổi DN có vốn
đầu tư nước ngoài thành CTCP 2007 2007 Công ty cổ phần cơ điện
Hà Giang
Tư vấn tài chính, phát hành và
Công ty cổ phần Vincom
Tư vấn tài chính, phát hành và
niêm yết cổ phiếu 2007 2007 Công ty cổ phần
tập đoàn Hòa Phát
Tư vấn tài chính, phát hành và
niêm yết cổ phiếu 2007 2007 Công ty cổ phần
Alphanam Tư vấn niêm yết cổ phiếu 2007 2007
Công ty cổ phần tập đoàn Công nghệ CMC
Tư vấn tài chính, phát hành và
niêm yết cổ phiếu 2007 2007 Công ty cổ phần Tái bảo hiểm
Quốc gia Việt Nam Tư vấn phát hành cổ phiếu 2007 2007 Công ty cổ phần
Full Power Tư vấn phát hành cổ phiếu 2007 2007 Công ty cổ phần đầu tư
xây dựng và XNK Phục Hưng Tư vấn tài chính, phát hành và bảo lãnh phát hành 2007 2007 Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông Tư vấn phát hành và bảo lãnh phát hành 2007 2007 Công ty cổ phần vận tải
xăng dầu Vipco Tư vấn phát hành cổ phiếu 2007 2007 Ngân hàng thương mại
cổ phần kỹ thương Tư vấn phát hành cổ phiếu 2007 2007 Công ty cổ phần
Xi măng Bỉm Sơn Tư vấn phát hành 2007 2007
Công ty cổ phần
Xi măng Bút Sơn Tư vấn phát hành 2007 2007
Công ty Dược phẩm
Bến Tre Tư vấn phát hành 2007 2007
Công ty cổ phần kỹ nghệ gỗ
Trường Thành Tư vấn phát hành 2007 2007
Công ty cổ phần
Thủy sản Cà mau Tư vấn phát hành và niêm yết 2007 2007 Công ty Xuất Nhập khẩu Tư vấn xác định giá trị 2007 2007
Đồng Nai doanh nghiệp Công ty Lương Thực
Tp. Hồ Chí Minh
Tư vấn xác định giá trị
doanh nghiệp 2007 2007
Tổng Công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn
Tư vấn xác định giá trị
doanh nghiệp 2007 2007
Công ty Du lịch Thương mại
NH No&PTNT Việt Nam Tư vấn cổ phần hóa 2007 2007 Công ty cổ phần
Nam Việt Tư vấn cổ phần hóa trọn gói 2007 2007 Công ty cổ phần thủy sản
Vĩnh Hoàn
Tư vấn tài chính, phát hành và
niêm yết chứng khoán 2007 2007 Công ty Thiết bị và Quảng cáo
Truyền hình (EAC) Tư vấn cổ phần hóa trọn gói 2007 2007 Công ty TNHH Lương thực
Bình Định Tư vấn cổ phần hóa trọn gói 2007 2007 Công ty Đầu tư
Phát triển Xây dựng Tư vấn cổ phần hóa trọn gói 2007 2007 Công ty TNHH một thành
viên Cảng sông TP.HCM Tư vấn cổ phần hóa trọn gói 2007 2007 Công ty TNHH một
thành viên Cảng Bến Nghé Tư vấn cổ phần hóa trọn gói 2007 2007 Công ty Vàng Bạc Đá Quý
NH No&PTNT Việt Nam
Tư vấn xây dựng phương án cổ
phần hóa 2007
Đang thực hiện Ngân hàng Phát triển Nhà
đồng bằng Sông Cửu Long
Phối hợp cùng Deutsche Bank
tư vấn cổ phần hóa 2007
Đang thực hiện
(Nguồn: Phòng tư vấn - BVSC)
Trong năm 2007, hầu hết các hợp đồng tư vấn đều được BVSC thực hiện thành công. Đây đều là các hợp đồng lớn, quan trọng, chứng tỏ được vị thế hàng đầu của BVSC trong lĩnh vực tư vấn và bảo lãnh phát hành. Việc thực hiện thành công các hợp đồng tư vấn thể hiện hoạt động tư vấn của
BVSC đang ngày càng hoàn thiện và đạt hiệu quả cao. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ không ngừng được nâng cao, BVSC khẳng định tiếp tục là một trong những CTCK dẫn đầu thị trường về thị phần hoạt động tư vấn, bảo lãnh phát hành, qua đó tạo tiền đề phát triển mọi hoạt động một cách toàn diện và đa dạng.
Đánh giá hiệu quả hoạt động tư vấn của BVSC Kết quả
Năm 2007 là một năm thành công rực rỡ của Công ty Chứng khoán Bảo Việt. Mặc dù số lượng công ty chứng khoán tăng nhanh và mức độ cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán ngày càng khốc liệt, BVSC vẫn ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao nhất kể từ khi thành lập vào năm 1999. Tổng doanh thu của BVSC đạt hơn 396,7 tỷ đồng, tăng 330,39% so với năm 2006, lợi nhuận sau thuế đạt 215,8 tỷ đồng, tăng 324,05% so với năm 2006. Với mức lợi nhuận này, EPS đã đạt tới 12.332 đồng/cổ phiếu (tính trên số lượng cổ phiếu lưu hành trung bình năm 2007).
Có được thành công này là do điều kiện thị trường thuận lợi và do những nỗ lực của Ban lãnh đạo Công ty và toàn thể cán bộ công nhân viên. Cùng với những thành tựu của nền kinh tế, TTCK Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2006 và những tháng đầu năm 2007. Chỉ số chứng khoán của cả Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đều tăng mạnh và lập nhiều kỷ lục mới. Kết thúc năm 2007, chỉ số VNIndex đạt 927,02 điểm, tăng 175,25 điểm tương đương 23% so với năm 2006 và đạt mức kỷ lục 1170,67 điểm vào ngày 12/03/2007.
Chỉ số chứng khoán HaSTC-Index đạt 323,55 điểm, tăng 80,66 điểm tương đương 33% so với thời điểm kết thúc năm 2006.
Cùng với tốc độ tăng nhanh của các chỉ số chứng khoán, năm 2007 cũng đánh dấu sự gia tăng đột biến của quy mô thị trường. Nhận thấy những lợi ích của việc niêm yết cổ phiếu và tranh thủ ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp khi doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trong năm 2007, nhiều doanh nghiệp lớn đã nhanh chóng niêm yết cổ phiếu tại hai trung tâm giao dịch chứng khoán. Đáng chú ý là trong số đó có rất nhiều doanh nghiệp đầu ngành, có quy mô vốn lớn, kết quả kinh doanh tốt như Công ty cổ phần Phân Đạm và Hóa chất Dầu khí (DPM), Công ty CP Vincom (VIC), Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) …Việc niêm yết của các doanh nghiệp mới này đã đưa tổng vốn hóa của thị trường cổ phiếu đạt trên 30 tỷ USD chiếm 43% GDP. Kết quả này vượt xa so với chỉ tiêu đề ra trong Kế hoạch phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 là 10 đến 15% GDP.
Sự thành công của thị trường chứng khoán trong năm vừa qua cũng đã thu hút được nhiều nhà đầu tư mới tham gia thị trường. Đã có tới 300.000 tài khoản chứng khoán tính đến hết năm 2007, tăng tới 200.000 tài khoản so với năm 2006. Đặc biệt có tới 23 Quỹ đầu tư với quy mô vốn đầu tư đạt khoảng 2,3 tỷ USD và gần 50 tổ chức đầu tư nước ngoài mở tài khoản hoặc uỷ thác đầu tư tại Việt Nam trong đó có các tổ chức tài chính hàng đầu thế giới như Merrill Lynch, UBS, JP Morgan Chase, Citi Group, Deustch Bank, Prudential.
Việc tăng nhanh số lượng công ty niêm yết và các nhà đầu tư đã tạo điều kiện cho giá trị giao dịch tăng nhanh ở cả hai Trung tâm. Tại SGDCK TP. HCM giá trị giao dịch bình quân lên tới 986 tỷ đồng/phiên, tăng 604% so
với mức bình quân phiên của năm 2006. Tại TTGDCK Hà Nội giá trị giao dịch bình quân phiên 568 tỷ đồng/phiên, tăng 2.889% so với năm 2006.
Trong điều kiện thuận lợi của thị trường, BVSC đã có nhiều điều chỉnh trong hoạt động kinh doanh, qua đó gia tăng đáng kể hiệu quả hoạt động của Công ty. Trong năm 2007, công ty đã phát hành thêm cổ phiếu để nâng vốn điều lệ lên 450 tỷ đồng. Với mức thặng dư vốn thu được là rất lớn, Công ty đã đẩy mạnh hoạt động tư vấn và bảo lãnh phát hành, qua đó cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động cũng như nâng cao vị thế của BVSC trên thị trường.
Hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế
Hoạt động tư vấn của BVSC nhìn chung là khá hiệu quả. Tuy nhiên vẫn còn một số điểm cần lưu ý như sau:
Thứ nhất, hạn chế về tiến độ thực hiện công việc: Trong những năm qua BVSC luôn được đánh giá cao về mảng hoạt động tư vấn và bảo lãnh phát hành. Tuy nhiên các hợp đồng tư vấn được thực hiện trong một thời gian khá dài, nhiều hợp đồng vẫn còn đang trong thời gian thực hiện mặc dù đã được ký kết từ năm trước. Điều này có thể gây thiệt hại cho các đối tượng khách hàng, vì mong muốn của các doanh nghiệp và nhà đầu tư là được tư vấn một cách nhanh chóng, chính xác nhằm phục vụ cho mục tiêu và lợi ích của họ. Từ đó có thể ảnh hưởng đến uy tín của chính BVSC khi chậm chễ trong việc hoàn thành việc tư vấn.
Thứ hai, hạn chế về nhân lực: Hoạt động tư vấn là công việc đòi hỏi phải sử dụng khối lượng kiến thức và cường độ làm việc trí óc rất lớn. Hiện
nay phòng tư vấn của BVSC có tổng cộng gần 20 nhân viên nhưng số lượng nhân viên tham gia vào một hợp đồng tư vấn là rất ít, việc phân bổ nhân lực chưa thật hợp lý. Thêm nữa khi tiến hành phân tích, nhiều khi các chuyên viên tư vấn có quan điểm không thống nhất, vì vậy quá trình phân tích, lựa chọn cách thức, quy trình định giá doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động.
Thứ ba, hạn chế về các hình thức tư vấn: Ngay từ những năm đầu khi thành lập, BVSC luôn tập trung vào hai nghiệp vụ chính là nghiệp vụ tư vấn và bảo lãnh phát hành, lấy đây làm nền tảng để phát triển các hoạt động khác. Tuy nhiên, nghiệp vụ tư vấn BVSC lại chỉ chú trọng tư vấn tài chính cho tổ chức phát hành chứ chưa tập trung vào việc tư vấn đầu tư chứng khoán cho nhà đầu tư, một hoạt động mang lại nhiều lợi ích cho công ty. Chính vì vậy các hình thức tư vấn của BVSC chưa được đa dạng, phong phú.
Ngoài ra, các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động tư vấn chưa được BVSC thực sự quan tâm phát triển. Nếu BVSC thực hiện tốt các dịch vụ này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động tư vấn. Tuy nhiên, BVSC chỉ thực hiện các dịch vụ đó khi có yêu cầu của khách hàng, chứ không phải là được công ty tập trung phát triển.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, hiệu quả hoạt động tư vấn phụ thuộc vào định hướng phát triển của BVSC. Với cơ cấu sở hữu 60% thuộc về tập đoàn tài chính - bảo hiểm Bảo Việt, bên cạnh việc nhận được sự giúp đỡ của một định chế tài chính lớn tại Việt Nam, sự phụ thuộc vào tập đoàn mẹ khiến cho BVSC gặp nhiều khó khăn trong định hướng phát triển riêng của mình, do phải nằm
trong định hướng phát triển chung của toàn tập đoàn. Đối với hoạt động tư vấn, chiến lược của công ty trong thời gian sắp tới vẫn là nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao thị phần, doanh thu. Tuy nhiên, công ty sẽ thực sự gặp khó khăn khi thị trường dần trở nên bão hòa, do đó tìm một mục tiêu và đường hướng phát triển dài hạn cho mình, là điều mà ban lãnh đạo công ty cần nghiên cứu xem xét.
Thứ hai, trình độ chuyên môn, năng lực kinh nghiệm của chuyên viên tư vấn chưa thực sự cao. Kiến thức chuyên môn về lĩnh vực tài chính doanh nghiệp và TTCK còn nhiều hạn chế. BVSC có đội ngũ chuyên viên tư vấn trẻ trung, năng động và nhiệt huyết với công việc, song trình độ và kinh nghiệm thực tiễn về TTCK chưa thực sự hoàn thiện. Ngoài ra, nhân viên tư vấn phải chịu nhiều áp lực, yêu cầu công việc phức tạp đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, khả năng phân tích dự báo nhanh nhạy.
Ngoài ra, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Mặc dù trụ sở mới đã được hoàn thiện và chính thức đi vào hoạt động, tuy nhiên trang web của BVSC vẫn chưa tương xứng với vị thế của công ty. Các thông tin được công bố trên website www.bvsc.com.vn vẫn chưa đầy đủ và cập nhật. Đây là điều mà BVSC cần lưu ý trong thời gian tới nếu muốn phát triển hơn nữa các hoạt động của công ty.
Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó chính là khung pháp. Hoạt động tư vấn được BVSC xây dựng với một quy trình chặt chẽ trên cơ sở các quy định, nghị định, thông tư hướng dẫn được ban hành. Bất cứ một sự thay đổi nào trong quy định, nghị định, thông tư hướng dẫn đều khiến cho BVSC gặp
khó khăn khi áp dụng thực hiện vì các văn bản pháp luật thường chồng chéo, đôi khi có sự mâu thuẫn về cách thức, về lợi ích, về trách nhiệm của các bên.
Nguyên nhân thứ hai là sự cạnh tranh với các CTCK khác. Năm vừa qua chứng kiến sự bùng nổ của các CTCK. Tính đến ngày 31/12/2007 đã có 70 CTCK đang tham gia hoạt động trên thị trường và rất nhiều công ty đang chờ được UBCKNN chấp nhận thành lập và đi vào hoạt động. Việc nhiều CTCK mới ra đời, trong đó không ít các công ty có tiềm năng cũng như quy mô vốn lớn, do các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại thành lập khiến cho hoạt động của BVSC bị cạnh tranh một cách gay gắt. Trước đây TTCK chưa phát triển, số lượng các CTCK còn ít nên BVSC gần như chiếm thế thượng phong, còn hiện tại, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, thị phần các hoạt động môi giới, tư vấn, bảo lãnh phát hành của công ty ngày càng bị thu hẹp.
Bên cạnh đó, khi khách hàng tìm đến BVSC, họ luôn mong muốn được cung cấp dịch vụ với chi phí thấp nhất, đồng thời lại luôn đòi hỏi chất lượng dịch vụ tốt nhất. Do đó việc đáp ứng và thỏa mãn tối đa yêu cầu của khách hàng, tạo niềm tin nơi khách hàng là một điều hết sức khó khăn.
Trên đây là một số vấn đề tổng quan về Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt, các hoạt động cơ bản của BVSC. Đặc biệt, hoạt động tư vấn của BVSC đã được khắc họa một cách rõ nét, chi tiết. Bên cạnh những kết quả đạt được, những thành tựu đáng ghi nhận đóng góp cho công ty, hoạt động tư vấn của BVSC vẫn còn nhiều hạn chế. Chính vì thế một số giải pháp để khắc phục những hạn chế, nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của BVSC xin được nêu ra ở phần tiếp theo đây.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của BVSC Định hướng phát triển của BVSC
Trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, đặc biệt là trước sự lớn mạnh của TTCK, BVSC xác định chiến lược kinh doanh của mình là lấy khách hàng làm trọng tâm. Với chiến lược này, công ty sẽ tập trung vào việc nâng cao năng lực hoạt động bao gồm cả năng lực về nghiệp vụ và vốn, trong đó việc nâng cao năng lực nghiệp vụ tập trung vào 3 yếu tố con người, nghiệp vụ và công nghệ. Hiện nay, BVSC vừa hoàn tất việc chuyển trụ sở chính về Toà nhà số 8 Lê Thái Tổ. Tại trụ sở mới, BVSC thực hiện đầu tư mới hoàn toàn cơ sở vật chất và công nghệ với giá trị đầu tư lên đến gần 3 triệu USD. Hiện tại, công ty đang triển khai áp dụng hệ thống Core Securities tiên tiến bao gồm hệ thống mua bán chứng khoán (Securities Trading System) và hệ thống thanh toán bù trừ (Settlement System) – hay gọi theo cách phân loại về mức độ tiếp cận của khách hàng là Front Office và Back Office. Việc áp dụng hệ thống này sẽ đem đến cho các khách hàng đầu tư các dịch vụ đa dạng như việc thực
hiện giao dịch có thể thực hiện qua mạng LAN, mạng dùng riêng và các ứng dụng WEB (trực tuyến), Mobile…
Bên cạch việc đặt lệnh, giám sát tình trạng lệnh, quản lý rủi ro… hệ thống còn cho phép cung cấp nhiều gói dịch vụ và các ứng dụng đa năng, tùy theo mức độ phân quyền của khách hàng, bao gồm các dịch vụ như: Theo dõi