TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHNO&PTNT HUYỆN HOÀI ĐỨC TỈNH HÀ TÂY
3.2.4 Phát triển quá trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng
Thứ nhất, phát triển hệ thống TTKDTM phải phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế, công nghệ và hệ thống thanh toán. Các giải pháp xây dựng trong đề án không mang tính hành chính, áp đặt, gây tác động tiêu cực, kìm hãm sự phát triển các hoạt động kinh tế-xã hội. Thứ hai, phát triển TTKDTM được đặt trong mối quan hệ cân bằng giữa lợi ích chung của cộng đồng và lợi ích của người sử dụng, đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán. Đặc biệt là những biện pháp hỗ trợ của nhà nước chỉ mang tính chất ngắn hạn, nhằm tạo ra bước đột phá ban đầu cho sự phát triển TTKDTM. Thứ ba, các giải pháp phát triển TTKDTM hướng tới việc sử dụng các biện pháp kinh tế là chủ yếu, nhằm huy động các nguồn lực của khu vực tư nhân. Nguồn lực của nhà nước chỉ được sử dụng trong trường hợp nguồn lực của tư nhân không đủ lớn; hoặc cho những dự án mang tính chiến lược lâu dài, nhằm hình thành nền tảng để thúc đẩy hoạt động thanh toán, đáp ứng sự phát triển chung của nền kinh tế.
Ngân hàng thương mại cần phải nỗ lực trong quá trình phát triển cơ sỡ hạ tầng kỹ thuật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán của khách hàng, chú trọng phát triển đa dạng và phong phú các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng bán lẻ với những ứng dụng công nghệ tin học tiên tiến.Ngân hàng còn chủ động tiếp cận với các doanh nghiệp có đông nhân viên với mức thu nhập ổn định để thực hiện dịch vụ trả lương qua tài khoản ngân hàng
Cần xây dựng hệ thống thanh toán hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ
thông tin. Chúng ta phải tận dụng cơ hội và thế mạnh của nước huyện, thừa hưởng những thành tựu của khoa học công nghệ, vì vậy cần tranh thủ huy
động tối đa các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống thanh toán hiện đại gồm trung tâm xử lý quốc gia và các trung tâm xử lý khu vực; trang bị máy móc hiện đại và đồng bộ, được quản lý, vận hành bởi đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp trình độ cao, có thể xử lý mọi tình huống, đảm bảo cho hệ thống thanh toán hoạt động thông suốt, không bị ách tắc
Triển khai và mở rộng việc vận hành hệ thống thanh toán giá trị cao và thấp; đồng thời tiếp tục mở rộng và hoàn chỉnh hệ thống thanh toán tập trung quốc gia; lập các trung tâm thanh toán bù trừ tự động; xây dựng kho dữ liệu tập trung và hệ thống thanh toán dự phòng để kịp thời xử lý sự cố; giảm thiểu rủi ro có thể xẩy ra trong thanh toán
Hình thành và xây dựng kết nối các mạng, hệ thống thanh toán thích ứng với các với các phương tiện và hệ thống thanh toán. Trên cơ sở đó mở rộng đối tượng và phạm vi thanh toán, các yêu cầu thanh toán, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế xã hội; giảm chi phí, tăng hiệu quả thanh toán.
Cải tiến thủ tục, quy trình thanh toán của phương tiện truyền thống, phát triển phương tiện thanh toán hiện đại. Khi công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán nói riêng, quy trình tiếp nhận và xử lý chứng từ trong thanh toán và hạch toán kế toán cần được điều chỉnh cho phù hợp, thuận tiện khi thực hiện giao dịch một cửa. Tích cực đầu tư cơ sở vật chất, máy móc thiết bị; lắp đặt hệ thống máy ATM trên toàn huyện, kết nối qua Trung tâm chuyển mạch tài chính cả nước, đảm bảo thẻ của các NHTM đều sử dụng được ở tất cả các máy ATM. Tích cực tuyên truyền lợi ích của thẻ tới mọi tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận, để thẻ được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống.
Hiện các giải pháp công nghệ mới đang được các ngân hàng xúc tiến mạnh mẽ.Chi nhánh cần hoàn thiện hệ thống máy móc, công nghệ tiên tiến cho lĩnh vực thanh toán. Xây dựng chương trình phần mềm cho việc xử lí nghiệp vụ thanh toán và bảo mật
Tăng cường mở rộng ngân hang điện tử như: Banking Service, Home Banking, Telephone Banking. Với các dịch vụ này thì khách hàng sẽ không phải đến ngân hàng để giao dịch nhiều làn mà chỉ cần lên mạng hoặc dùng điện thoại sẽ truy cập được những thông tin cần thiết. Bằng cách này chi nhánh sẽ thu hút được nhiều khách hàng lớn đến với chi nhánh bởi những ưu điểm mà dịch vụ này mang lại.