Một số kiến nghị đối với Tổng công ty Hàng không Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính tại Tổng cty Hàng không Việt nam (Trang 76 - 79)

II Tài sản cố đinh và đầu tư dài hạn 21,986,580 18,908,

4. Một số kiến nghị đối với Tổng công ty Hàng không Việt Nam.

Cùng với sự phát triển và tiến trình hội nhập quốc tế của toàn ngành, Tổng công ty hàng không Việt Nam, Vietnam Airlines làm nòng cốt, cũng cần phải có những định hướng toàn diện trên tất cả các khía cạnh. Do đó, chuyên đề này xin đưa ra một số kiến nghị đối với Tổng công ty hàng không Việt Nam:

• Trước tiên, Tổng công ty cần phối hợp với các cơ quan Nhà nước, điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn tương thích với hệ thống tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), đồng thời phù hợp với những thông lệ của cộng đồng hàng không quốc tế, nhất là trong các khía cạnh an ninh, an toàn hàng không. Hệ thống các chính sách quản lý về hàng không cần phải hướng tới việc mở cửa thị trường và thực thi các chính sách phi điều tiết và tự do hoá, cụ thể là: gỡ bỏ dần các bảo hộ của Nhà nước, khuyến khích cạnh tranh, đa dạng hoá các nhà cung cấp dịch vụ và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế, trong đó có khu vực kinh tế tư nhân tham gia thị trường của Tổng công ty. Tất nhiên, việc khuyến khích cạnh tranh phải đảm bảo các yếu tố an ninh, an toàn hàng không, bảo vệ lợi ích hợp pháp của mọi đối tượng khách hàng. Đồng thời, qua quá trình thực hiện phải theo một lộ trình hợp lý nhằm giúp các doanh nghiệp của Tổng công ty có điều kiện chuẩn bị cho việc cạnh tranh với các đối tác nước ngoài.

• Để tận dụng cơ hội có được từ các thị trường quốc tế mới, Tổng công ty và Vietnam Airlines cần nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo đảm các dịch vụ văn minh, hiện đại nhưng đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là yếu tố không thể thiếu được đối với bất kỳ sản phẩm dịch vụ nào trong thời kỳ hội nhập để tạo ra sự thu hút đối với khách hàng quốc tế.

• Nhìn một cách sâu sắc hơn, Tổng công ty cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh. Để làm được điều này, việc chủ động tìm kiếm các nguồn lực, không ngừng đầu tư, đổi mới công nghệ và trình độ quản lý là những nhiệm vụ rất quan trọng. Trong quá trình nâng cao năng lực của Tổng công ty, việc phát triển đội ngũ người lái, tiếp viên, thợ kỹ thuật và cán bộ quản lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Ngoài ra, đội tàu bay cũng cần phải được hiện đại hoá và nâng dần tỷ lệ sở hữu.

• Đối với hệ thống các sân bay, mặc dù có sự cạnh tranh gay gắt của các sân bay quốc tế trong khu vực nhưng cơ hội tăng trưởng vẫn có thể đến với Việt Nam, do đó, Tổng công ty cần có định hướng phát triển là: tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại cho các sân bay quốc tế như: sân bay quốc tế Nội Bài; Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất để có thể đáp ứng sự tăng trưởng của thị trường hàng không trong tương lai. Mặt khác, cần tính đến việc đầu tư phát triển một số sân bay trở thành trung tâm chuyên chở hành khách và vận chuyển hàng hoá lớn của khu vực. Đối với các sân bay nội địa cũng cần phải được nâng cấp để tạo ra một mạng lưới sân bay vệ tinh mạnh hỗ trợ các sân bay quốc tế, đồng thời phục vụ mạng đường bay trong nước.

• Song song với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, Tổng công ty cần chú ý trong phát triển các dịch vụ hàng không và phi hàng không tại các sân bay. Trên thế giới, nhiều sân bay đã không chỉ đơn thuần là điểm đến của các máy bay mà trở thành điểm kinh doanh dịch vụ có nhiều nguồn thu và khả năng sinh lời lớn. Để làm được điều này, Tổng công ty một mặt cần phải xây dựng các quy định, thể chế nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi tại các sân bay, mặt khác cần khuyến khích và tạo điều kiện để mọi thành phần kinh tế tham gia và kinh doanh các dịch vụ tại sân bay.

• Trong lĩnh vực quản lý bay, việc sử dụng công nghệ vệ tinh để cung cấp các dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát và kiểm soát hệ thống không lưu (CNS/ATM) hiện đang được coi là xu thế chung của cộng đồng hàng không quốc tế. Vì vậy, để hội nhập thành công, Tổng công ty cần tiếp tục thích nghi và ứng dụng hệ thống này thông qua việc hoàn thiện mạng thông tin truyền số liệu theo xu hướng sử dụng vệ tinh, đồng thời từng bước chuyển đổi phương pháp quản lý và giám sát theo chương trình CNS/ATM. • Đối với lĩnh vực công nghệ hàng không, Tổng công ty cần phải mở

chuyển giao công nghệ. Mặt khác, Tổng công ty cũng cần chuẩn bị ngay từ bây giờ nền tảng để phát triển một nền công nghiệp hàng không của chính mình. Đây là việc làm cấp thiết nhưng vô cùng khó khăn, vì trong tương lai, nhu cầu sửa chữa, thay thế các linh kiện, phụ tùng máy bay, sân bay hay quản lý bay của Hàng không Việt Nam sẽ là không nhỏ. Nói tóm lại, việc làm chủ được khoa học công nghệ, chắc chắn Tổng công ty nói chung và Vietnam Airlines nói riêng sẽ không phải chụi những chi phí lớn để thuê chuyên gia và dịch vụ nước ngoài. Nguy cơ lớn hơn là sự lệ thuộc hoàn toàn, một điều ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng công ty, Vietnam Airlines trong tương lai.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính tại Tổng cty Hàng không Việt nam (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w