Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Thực trạng và một vài giải pháp cho kênh phân phối sản phẩm xe gắn máy của Công ty TNHH T&T trên thị trường Việt Nam (Trang 29 - 30)

2. Môi trường kinh doanh sản phẩm xe máy của công ty TNHH T&T.

2.2.1. Đối thủ cạnh tranh

Việt Nam hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất, liên doanh nhập khẩu và kinh doanh xe máy. Tuy nhiên cũng có thể thấy mức độ cạnh tranh được phân cấp rõ nét theo mức giá, như những sản phẩm có giá trị cao là sự cạnh tranh trực tiếp của các thương hiệu nổi tiếng như Honda, Yamaha, Vespa... Còn đối với sản phẩm có giá trị thấp là sự cạnh tranh trực tiếp của các công ty liên doanh và nhập khẩu từ Trung Quốc như Lifan, Sunfat... Chính sự phân cấp theo giá này đã làm cho các doanh nghiệp áp dụng mức giá cao và các doanh nghiệp áp dụng mức giá thấp ít có sự xâm lấn thị trường của nhau. Vì vậy mà T&T đã xác định đối thủ trực tiếp của mình là các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cùng loại như Lifan, Sunfat…

Những đối thủ này mà điển hình là Lifan là liên doanh của Việt Nam và Trung Quốc. Chính vì vậy doanh nghiệp có được nguồn vốn rất lớn, đồng thời với những công nghệ được áp dụng từ phía Trung Quốc chuyển giao sang. Cùng với những kinh nghiệp của Lifan Trung Quốc thì Lifan Việt Nam sẽ có rất nhiều tiềm lực để chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, việc mới chỉ vào thị trường Việt Nam được 6 năm thì kinh nghiệm của Lifan vẫn chưa đủ để hiểu rõ về thị trường so với T&T. Ngoài ra, với tinh thần dân tộc của người Việt Nam đang trở về giai đoạn ưa dùng hàng Việt Nam thì thương hiệu liên doanh với Trung Quốc chưa đủ để tạo dựng được uy tín của Lifan đối với người tiêu dùng. Với 15 năm kinh nghiệm trên thị trường Việt Nam, với hiểu biết rõ về khách hàng, với nguồn vốn kinh doanh vững chắc T&T vẫn chiếm lĩnh, có vị thế rõ ràng trên thị trường xe gắn máy Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một vài giải pháp cho kênh phân phối sản phẩm xe gắn máy của Công ty TNHH T&T trên thị trường Việt Nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w