KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SWOT VÀ CHIẾN LƯỢC CAQ, LÚA và MÍA ĐỐI VỚI CÂY ĂN TRÁ

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển nông thông tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020 (Trang 46 - 50)

- Cá chép, trôi, mè, rô phi Tôm càng xanh

1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SWOT VÀ CHIẾN LƯỢC CAQ, LÚA và MÍA ĐỐI VỚI CÂY ĂN TRÁ

ĐỐI VỚI CÂY ĂN TRÁI

Tỉnh Hậu Giang trồng một số loại cây ăn trái như: cam, quýt, bưởi, khóm, nhãn, sầu riêng, xoài, dừa,… Trong đó, xoài cát Hoà Lộc (huyện Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp), khóm Cầu Đúc (huyện Vị Thanh, Long Mỹ), cam sành (huyện Châu Thành, Phụng Hiệp) là 3 loại trái đặc sản của tỉnh; cây dừa chủ yếu được trồng dọc theo bờ sông, người dân tận dụng đất trống xung quanh nhà để trồng dừa và dừa trái chủ yếu được tiêu thụ tại địa phương và không có vùng tập trung trồng dừa. Trong sản xuất và tiêu thụ, người trồng cây ăn trái của tỉnh có được một số thuận lợi và cơ hội phát triển ngành hàng cây ăn trái nêu trên đồng thời cũng còn gặp một số khó khăn, thách thức cần được khắc phục.

Bảng: Ma trận SWOT ngành hàng cây ăn trái tỉnh Hậu Giang

Ma trận SWOT

Những cơ hội (O)

O1: Được sự quan tâm của Nhà nước (Chương trình trợ giá trợ cước, hỗ trợ vay vốn tín dụng).

O2: Được các Viện, Trường chuyển giao khoa học kỹ thuật.

O3: Giao thông phát triển tạo cầu nối cho Hậu Giang và các tỉnh khác trong vùng. Những nguy cơ (T) T1: Sản phẩm cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu. T2: Sự phát triển của ngành công nghiệp làm thu hẹp diện tích đất trồng trọt.

Những điểm mạnh (S)

S1: Người sản xuất có nhiều kinh nghiệm trong trồng cây ăn trái.

S2: Kênh rạch nhiều nên chủ động trong tưới tiêu và vận chuyển sản phẩm.

Các chiến lược SO

S1 + O2: Nâng cao năng lực sản xuất thông qua tập huấn kỹ thuật.

S2,3,4 + O1,3: Quy hoạch vùng cây ăn trái theo hướng nâng cao năng suất

Các chiến lược ST

S1,4 + T1,2: Xây dựng thương hiệu sản phẩm.

S3: Đất canh tác phù hợp với trồng cây ăn trái (khóm và cây có múi).

S4: Một số loại trái cây đặc trưng được nhiều người biết đến.

và chất lượng.

Những điểm yếu ( W)

W1: Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún.

W2: Thiếu nguồn cung cấp cây giống chất lượng.

W3: Vườn cây lâu năm chưa được cải tạo đất, thay giống cây mới nên năng suất thấp.

W4: Chưa có đê bao cho vùng sản xuất. W5: Thiếu vốn sản xuất.

W6: Giá bán thấp.

Các chiến lược WO

W2,3,5 + O1: Đầu tư cải tạo, nâng cấp vườn cây ăn trái (giống chất lượng, làm đất).

W1,4 + O1: Quy hoạch vùng trồng cây ăn trái cho từng loại cây và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất W1,6 + O3: Thành lập chợ đầu mối tiêu thụ trái cây

Các chiến lược WT

W1,5 + T1: Liên kết sản xuất.

Qua phân tích ma trận SWOT về ngành hàng cây ăn trái của tỉnh, để tận dụng những điểm mạnh, những cơ hội cũng như hạn chế những điểm yếu, những rủi ro nhằm phát triển cây ăn trái của tỉnh trong thời gian tới cần thực hiện lần lượt 5 chiến lược theo trình tự như sau:

1. Quy hoạch vùng trồng cây ăn trái cho từng loại cây theo hướng nâng cao năng suất và chất lượng và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất; sau đó thành lập các tổ hợp tác sản xuất theo từng mặt hàng tại các xã trong tỉnh;

2. Sau khi có quy hoạch cụ thể sẽ tiến hành cải tạo vườn cây, cải tạo đất và thay những cây trồng lâu năm bằng giống cây mới, chất lượng cao.

3. Nâng cao năng lực sản xuất của người trồng thông qua tập huấn kỹ thuật, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng đến sản xuất theo tiêu chuẩn GAP;

4. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm trái cây đặc trưng của tỉnh, thành lập chợ đầu mối tiêu thụ trái cây tại thành phố Vị Thanh; các tổ hợp tác liên kết xây dựng các mô hình du lịch sinh thái kết hợp với các vườn cây ăn trái đạt tiêu chuẩn GAP;

ĐỐI VỚI LÚA GẠO

Bảng: Ma trận SWOT ngành hàng lúa gạo tỉnh Hậu Giang

Ma trận SWOT

Những cơ hội (O)

O1: Ngành hàng lúa gạo được sự quan tâm của chính phủ (chương trình tam nông). O2: Các Viện, Trường chuyển

giao khoa học kỹ thuật.

O3: Giao thông phát triển tạo điều kiện giao thương giữa Hậu Giang và các tỉnh khác trong vùng.

O4: Thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước do tiềm năng của Hậu Giang và Việt Nam gia nhập WTO.

Những nguy cơ (T)

T1: Lúa gạo Việt Nam phải cạnh tranh xuất khẩu và cạnh tranh với gạo nhập khẩu từ các nước khác. T2: Rủi ro do giá cả không

ổn định.

T3: Sản lượng nhập khẩu giảm do các nước nhập khẩu gạo sẽ tự sản xuất lúa.

T4: Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng gạo.

Những điểm mạnh (S)

S1: Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho đảm bảo an ninh lương thực của ĐBSCL. S2: Địa phương đã quy hoạch

diện tích trồng lúa.

Các chiến lược SO

S1,2 và O1,4: Xây dựng hệ thống kho dự trữ lúa gạo đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Các chiến lược ST

S1 và T3,4: Xây dựng hệ thống kho dự trữ để tồn trữ nếu không tiêu thụ kịp thời và chủ động được lương thực hạn chế được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm giảm sản lượng lúa. Những điểm yếu ( W)

W1: Thiếu nguồn cung ứng giống xác nhận.

W2: Chất lượng gạo không cao.

W3: Chưa có sự nối kết chặt chẽ giữa các tác nhân tham gia ngành hàng lúa gạo của tỉnh Hậu Giang và giữa các tỉnh trong vùng ĐBSCL.

Các chiến lược WO

W1,2 và O1,2,3: Tăng cường xã hội hoá công tác giống.

W1,2,3 và O1,3,4: Phát triển các mô hình liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi ngành hàng.

Các chiến lược WT

W3 và T3,4: Liên kết vùng trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo.

Qua phân tích ma trận SWOT, những chiến lược cần thực hiện để phát triển ngành hàng lúa gạo của tỉnh Hậu Giang như sau:

1. Xây dựng hệ thống kho dự trữ lúa gạo để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Đồng thời, hệ thống kho dự trữ còn để tồn trữ lúa gạo nếu không tiêu thụ kịp thời và chủ động được lương thực hạn chế được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm giảm sản lượng lúa.

2. Liên kết vùng trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo.

3. Phát triển các mô hình liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi ngành hàng. 4. Tăng cường xã hội hoá công tác giống.

ĐỐI VỚI NGÀNH MÍA ĐƯỜNG

Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của sản xuất và tiệu thụ mía đường của Hậu Giang được mô tả qua ma trận SWOT như sau:

Bảng: Ma trận SWOT ngành hàng mía đường

Ma trận SWOT

Những cơ hội (O)

O1: Nhu cầu tiêu thụ đường thành phẩm cao.

O2: Được địa phương quan tâm. O3: Được sự hỗ trợ của các nhà

khoa học trong vùng.

Những nguy cơ (T)

T1: Giá đầu ra không ổn định.

T2: Cạnh tranh với đường nhập khẩu.

T3: Rào cản bảo hộ mậu dịch trong nước không còn.

Những điểm mạnh (S)

S1: Tổng diện tích đất trồng mía lớn.

S2: Quy mô sản xuất của hộ lớn. S3: Đất đai phù hợp cho sản xuất

mía, năng suất mía cao.

S4: Người trồng mía có kinh nghiệm sản xuất.

S5: Địa phương có các nhà máy đường công suất lớn.

S6: Các nhà máy kí kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân.

Các chiến lược SO

S1,2,3,4 + O4: Thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng, đê bao hoàn chỉnh cho vùng nguyên liệu mía.

S1,6 + O1,2: Nhà nước và địa phương nghiên cứu giải pháp thúc đẩy mối liên kết bền vững giữa các tác nhân tham gia ngành hàng mía đường.

Các chiến lược ST

S1,2 + T1,2,3: Thiết lập mô hình hợp tác, liên kết giữa các tác nhân tham gia ngành hàng mía đường.

Những điểm yếu ( W)

W1: Chi phí đầu tư sản xuất mía

Các chiến lược WO

W1,2 + O4: Kết hợp với các

Các chiến lược WT

cao.

W2: Người sản xuất thiếu vốn. W3: Thiếu nguồn giống chất lượng.

W4: Người sản xuất thiếu thông tin thị trường.

chương trình phát triển sản xuất để hỗ trợ người trồng mía tiếp cận vốn vay ưu đãi.

W3,5 + O2: Nhà nước và địa phương giúp người sản xuất tiếp cận với nguồn vốn từ: các tổ chức cho vay, các chương trình phát triển và vốn từ công ty mía đường ở địa phương.

tìm giải pháp giảm giá thành sản xuất mía.

W1,2 + T1: Phát triển các mô hình đa canh cho vùng nguyên liệu mía để tăng thu nhập cho người trồng mía.

Qua phân tích điểm manh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngành hàng mía đường tỉnh Hậu Giang, để phát triển ngành hàng này một cách bền vững và nâng cao thu nhập cho người trồng mía cần thực hiện chiến lược như sau:

1. Thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng, đê bao hoàn chỉnh cho vùng nguyên liệu mía. 2. Nhà nước và địa phương nghiên cứu thiết lập các mô hình hợp tác, liên kết giữa các tác nhân tham gia ngành hàng mía đường. Đồng thời, nghiên cứu giải pháp thúc đẩy mối liên kết bền vững giữa các tác nhân tham gia ngành hàng mía đường.

3. Nhà nước và địa phương kết hợp với các công ty mía đường, các chương trình phát triển sản xuất để giúp người sản xuất tiếp cận với nguồn vốn vay từ: các tổ chức cho vay, các chương trình phát triển và vốn từ công ty mía đường ở địa phương.

4. Phát triển các mô hình đa canh cho vùng nguyên liệu mía để tăng thu nhập cho người trồng mía.

5. Nghiên cứu tìm giải pháp giảm giá thành sản xuất mía.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển nông thông tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020 (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w