Định hớng phát triển và những kế hoạch kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về kế toán cho vay ngoài quốc doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (Trang 56 - 58)

của ngân hàng.

Phơng hớng nhiệm vụ của Ngân hàng trong thời gian tới.

1. Đầu t xây dựng cơ bản :

Nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật của chi nhánh ngày càng khang trang sạch đẹp. Trang bị thêm máy móc, các công cụ lao động cho các phòng ban, tiếp cận các phơng tiện giao dịch văn minh, hiện đạI dần tiến đến mục tiêu hiện đạI hoá ngành Ngân hàng.

Về mặt công nghệ, Ngân hàng phải là ngành tiên phong trong việc sử dụng mạng thông tin hiện đại. Đến nay, trên thế giới đã có Ngân hàng dữ liệu, Ngân hàng ảo mà giao dịch chủ yếu thông qua mạng Internet, nhng ở Việt Nam ngoài một số chơng trình hạch toán kế toán, chuyển tiền, tạo cân đối ra thì máy tính chỉ làm nhiệm vụ của một máy đánh chữ. Kế hoạch Ngân hàng sẽ đầu t thêm hệ thống máy mới, lập chơng trình quản lý dữ liệu, hồ sơ trên máy, thiết lạp các modern nối mạng trực tiếp với Ngân hàng, nghiên cứu và áp dụng các phơng thức thanh toán mới.

3. Vấn đề đào tạo- tổ chức cán bộ:

Xác định rõ con ngời là nhân tố cơ bản quyết định đến sự thành công hay thất bại của một Ngân hàng, ngay từ bớc đầu, ban lãnh đạo đã rất chú trọng đến việc tập hợp và đào tạo đội ngũ cán bộ nắm vững nghiệp vụ chuyên môn, nhiệt tình, tâm huyết với nghề. Suốt quá trình hoạt động, công này luôn luôn đợc quan tâm đúng mức. Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội thờng xuyên cử cán bộ tham gia các lớp học do Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Nhà nớc tổ chức, mở các lớp tự đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn. Sang năm 2001, Ngân hàng sẽ tạo điều kiện về thời gian và kinh phí cho cán bộ bổ sung thêm kiến thức xã hội và chuyên môn, nhanh chóng tiếp cận với công nghệ hiện đạI, là bớc chuẩn bị cho môi trờng cạnh tranh bình đẳng với các Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng nớc ngoài.

4. Các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh.

Để tồn tại và phát triển trong năm 2001 và những năm sau, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà nội đã xác định mục tiêu cho năm 2001 nh sau:

- Nguồn vốn tăng 25,4% so với năm 2000. - D nợ tăng 39% so với năm 2000.

- Nợ quá hạn dới 3% - Lợi nhuận tăng 25%.

Để hoàn thành những nhiệm vụ trên, Ngân hàng đã đề ra những giải pháp cụ thể nh sau:

- Tìm mọi biện pháp khởi tăng nguồn vốn, tập trung huy động vốn từ dân c nhằm tạo thể ổn định lâu dài về nguồn vốn, đồng thời tích cực khai thác các nguồn vốn nội, ngoại tệ của các tổ chức kinh tế , xã hội, tín dụng trên địa bàn, lu ý vận động các cơ quan Đảng, chính quyền, bệnh viện trờng học, các cơ quan sự nghiệp...

- áp dụng linh hoạt lãi suất huy động vốn và cho vay cả nội và ngoại tệ với phơng châm lấy lợng bù chất, đảm bảo có quỹ thu nhập.

-Phục vụ tốt để thu hút khách hàng cả khách hàng gửi tiền và vay vốn, tích cực vận động khách hàng mới, song không vì cạnh tranh mà khách nào cũng đầu t tín dụng mà phải có sự lựa chọn cẩn thận, phải điều tra kỹ lỡng phơng án thực sự có hiệu quả mới quyết định cho vay, không để đợc món nợ mới thành nợ đọng trừ các trờng hợp bất khả kháng.

-Mở rộng các loại dịch vụ Ngân hàng nhất là chuyển tiền nhanh, kinh doanh mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, cho vay họ nghèo...

-Tận thu tối đa đối với những khoản gốc và lãi lu hành, đồng thơì triển khai tích cực việc thu hồi gốcvà lãi nợ khoanh, nợ đã đợc xử lí rủi ro, nếu cần thiết có thể phối hợp với các cơ quan pháp luật để thu nợ.

-Triển khai mạnh cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên ở những đơn vị kinh doanh ổn định và có hiệu quả, phấn đấu đạt d nợ cho vay tiêu dùng từ 10-15 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về kế toán cho vay ngoài quốc doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w