Phương pháp đánh giá lợi ích kinh tế xã hội do thực hiện dự án

Một phần của tài liệu Phương pháp đánh giá hiệu quả tài chính, kinh tế xã hội của dự án xây dựng ứng dụng dự án xây dựng tổ hợp nhà cao tầng của Công ty Xây dựng Công trình Văn hoá (Trang 33 - 34)

III. Đánh giá hiệu quả dự án

1. Đánh giá hiệu quả tài chính dự án

2.4 Phương pháp đánh giá lợi ích kinh tế xã hội do thực hiện dự án

Xuất phát từ góc độ nhà đầu tư :

Dưới góc độ nhà đầu tư, lợi ích kinh tế xã hội của dự án được xem xét biệt lập với các tác động của nền kinh tế đối với dự án (như trợ giá đầu vào, bù lỗ đầu ra của Nhà nước). Trong trường hợp này, phương pháp áp dụng là dựa trực tiếp vào số liệu của các báo cáo tài chính của dự án để tính các chỉ tiêu định lượng và thực hiện các xem xét mang tính chất định tính sau:

+ Mức đóng góp cho ngân sách (các khoản nộp vào ngân sách khi dự án bắt đầu hoạt động như thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế đất...) từng năm và cả đời dự án.

+ Số chỗ làm việc tăng thêm từng năm và cả đời dự án.

+ Mức tăng năng suất lao động sau khi có dự án so với trước khi có dự án từng năm và bình quân cả đời dự án.

+ Tạo thị trường mới và mức độ chiếm lĩnh thị trường của dự án.

+ Nâng cao trình độ kĩ thuật của sản xuất: thể hiện ở mức thay đổi cấp bậc công việc bình quân sau khi có dự án so với trước khi có dự án và mức thay đổi này tính trên mỗi đơn vị đầu tư.

+ Nâng cao trình độ quản lý: thể hiện ở thay đổi mức đảm nhiệm quản lý sản xuất, quản lý lao động, quản lý sau khi có dự án so với trước khi có dự án.

+ Đáp ứng việc thực hiện mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, các nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.

Xuất phát từ góc độ quản lý vĩ mô của Nhà nước:

Đối với cấp quản lý vĩ mô của Nhà nước, khi xem xét lợi ích kinh tế xã hội của dự án phải tính đến mọi chi phí trực tiếp và gián tiếp thu được do dự án đem lại.

Chi phí ở đây chi phí của nhà đầu tư, của địa phương, của ngành và của đất nước. Các lợi ích ở đây bao gồm lợi ích mà nhà đầu tư, người lao động, địa phương và cả nền kinh tế được hưởng.

Để xác định chi phí, lợi ích đầy đủ của các dự án đầu tư phải sử dụng các báo cáo tài chính, tính lại đầu vào đầu ra theo xã hội. Không sử dụng giá thị trường để tình chi phí và lợi ích kinh tế xã hội và giá thị trường chịu sự chi phối của các chính sách tài chính, kinh tế, hành chính của Nhà nước. Do đó giá thị trường không phản ánh đúng chi phí xã hội thực tế.

Vì vậy, khi tính toán hiệu quả kinh tế xã hội của những dự án có tầm cỡ lớn, bao quát một vùng, một ngành rộng lớn hay quan trọng của nền kinh tế thì phải điều chỉnh giá này theo giá xã hội, phải lưu ý đến yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến dự án và ngược lại.

Một phần của tài liệu Phương pháp đánh giá hiệu quả tài chính, kinh tế xã hội của dự án xây dựng ứng dụng dự án xây dựng tổ hợp nhà cao tầng của Công ty Xây dựng Công trình Văn hoá (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)