Những tồn tại (Nhược điểm)

Một phần của tài liệu Đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý ở Công ty Điện lực Hà Nội”. docx (Trang 74 - 75)

18 Phòng Thi đua tuyên truyền 11 1 1 1-

2.3.2. Những tồn tại (Nhược điểm)

- Sự phân công quản lý trong Ban lãnh đạo còn chưa thực sự hợp lý, nhất là sự không tương xứng về mặt khối lượng công việc mỗi quản trị viên cao cấp phụ trách.

- Sự phân quyền chưa rõ ràng, chưa hợp lý, quyền hành vẫn tập trung lớn

vào cấp trên, mức độ phân quyền cho cấp dưới còn hạn chế, không xác định rõ quan hệ về quyền lợi và trách nhiệm, quyền hành ít kèm với trách nhiệm nhiều và ngược lại.

- Việc phân chia bộ máy tại cơ quan công ty thành 16 phòng ban như vậy

là quá cồng kềnh, không cần thiết, vì bản thân yêu cầu của hoạt động kinh doanh của công ty cũng không cần phải chia nhỏ chức năng đến mức như vậy, mặt khác nó làm tăng các mối quan hệ công tác trong hoạt động quản lý và tăng số lượng cán bộ quản lý nói chung và cán bộ chức danh nói riêng. Ví dụ như phòng Kiểm toán nội bộ, phòng Kinh tế đối ngoại, phòng Thi đua tuyên truyền không có vai trò thực sự trong bộ máy của công ty.

- Chưa có chế độ khuyến khích xứng đáng đối với người lao động khiến người lao động không phát huy hết khả năng của mình (mặc dù công ty cũng đã có một số biện pháp để khuyến khích người lao động nhưng không hiệu quả). Chính sách đãi ngộ nhân sự còn kém và thiếu công bằng. Một số kỹ sư, công nhân kỹ thuật giỏi rời khỏi công ty vì lý do lương thấp và không được sử dụng phù hợp với chuyên môn của mình.

- Sử dụng cán bộ đôi khi còn lãng phí và chưa đúng chỗ. Ví dụ như phòng Kinh doanh, sử dụng cán bộ có trình độ đại học để ghi chỉ số điện.

- Công ty đã trang bị máy móc thiết bị hiện đại để phục vụ cho hoạt động của công ty có hiệu quả hơn, giảm thiểu số lượng cán bộ nhân viên, tuy nhiên thực tế không hẳn đã như vậy. Trình độ một số cán bộ công nhân viên không bắt kịp với tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ ngày càng phát triển. Ví dụ: khi trang bị máy tính cho các phòng ban, không phải tất cả mọi cán bộ công nhân viên đều biết cách sử dụng, dẫn đến việc họ phải nhờ đến người khác, như vậy không những hiệu quả công việc của họ không cao mà còn làm ảnh hưởng đến công việc của người khác.

- Một số bộ phận trong công ty quản lý còn lỏng lẻo, trưởng phòng không

kiểm soát được mọi hoạt động của cấp dưới mình.

- Đội ngũ quản trị viên còn yếu kém về mảng kiến thức quản lý, cần được

đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về thị trường một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý ở Công ty Điện lực Hà Nội”. docx (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)