Nguyên nhân của những tồn tạ

Một phần của tài liệu Giải pháp đổi mới hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam (Trang 49 - 52)

37 WOORI BANK(Hàn Quốc) (Hanvit cũ)

2.3.2.3. Nguyên nhân của những tồn tạ

Những tồn tại trong hoạt động thanh tra đối với các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài của Thanh tra Ngân hàng trên đây là do những nguyên nhân sau:

- Lực lượng cán bộ thanh tra làm công việc giám sát, phân tích và thanh tra tại chỗ đối với các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài vừa thiếu về số lượng lại bất cập về trình độ nghiệp vụ và lực lượng cán bộ thanh tra đa số là cán bộ trẻ, nên thiếu kinh nghiệm và chưa đủ uy tín trong quá trình thanh tra, kiểm tra các ngân hàng nói chung và Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài nói riêng, kể cả với khách hàng. Mặt khác số thanh tra viên làm trưởng đoàn thanh tra không đủ, nên giám sát phân tích và thanh tra tại chỗ chưa đáp ứng được một cách đầy đủ.

- Thu nhập của cán bộ thanh tra thấp, điều kiện công tác khó khăn và thường phải đi công tác xa gia đình, trong khi đó trách nhiệm của người kiểm tra gắn liền với những vi phạm của các ngân hàng nên nhiều cán bộ thanh tra chưa yên tâm với nghề nghiệp, chưa toàn tâm toàn ý với việc phục vụ công tác thanh tra, làm cho hiệu quả công tác giám sát, thanh tra của Thanh tra Ngân hàng bị hạn chế.

- Có rất nhiều văn bản điều chỉnh hoạt động của các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, từ Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng và các Luật khác liên quan; các văn bản dưới luật như Nghị định của Chính Phủ, các văn bản của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, Ngành liên quan. Trong đó, các văn bản dưới Luật của Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, Ngành có liên quan còn nhiều trường hợp chưa rõ ràng, thiếu đồng bộ làm cho việc áp dụng của các ngân hàng không đồng nhất; căn cứ để các đoàn thanh tra kết luận vi phạm của ngân hàng không đầy đủ, chặt chẽ, làm cho hiệu lực thanh tra bị hạn chế.

Ví dụ: Trường hợp thế chấp tài sản là bất động sản và quyền sử dụng đất đối với ngân hàng liên doanh, trong khi theo luật định thì ngân hàng liên doanh là một pháp nhân Việt Nam, nhưng lại bị điều chỉnh như một chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải là một pháp nhân Việt Nam, hoặc các quy định về lãi suất, phí cho vay bảo lãnh, các quy định về quản lý ngoại hối…

Đối với thẩm quyền của Thanh tra Ngân hàng trong việc xử lý các vi phạm hành chính đối với lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng chậm được ban hành. Do đó hạn chế quyền năng của Thanh tra Ngân hàng trong khâu xử lý, khi phát hiện các vi phạm; việc xử lý các vi phạm của các tổ chức tín dụng thường bị chậm và hạn chế tác dụng, làm cho hiệu lực của hoạt động thanh tra không phát huy được.

- Các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài nói riêng chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa nghiêm túc các quy định về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; hoạt động kiểm soát nội bộ quá yếu; không đủ sức thực hiện nhiệm vụ, có nơi bị phụ thuộc vào người điều hành, do đó không phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong kiểm tra, kiểm soát; có tư tưởng trông chờ vào Thanh tra ngân hàng, nên việc khắc phục chậm và không kiên quyết.

Tóm lại, Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng năm 2004 cùng một loạt luật liên quan khác và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, của các cơ quan quản lý chức năng là những căn cứ pháp lý cao nhất tạo điều kiện cho hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại nói chung và các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài nói riêng. Tuy nhiên, hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài bên cạnh những mặt làm được, thì vẫn còn những tồn tại và hạn chế nhất định. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng này; các giải pháp cần tập trung vào là nội dung, phương pháp giám sát và thanh tra đối với các ngân hàng này sao cho các ngân hàng này vừa bảo đảm thực hiện tốt các quy định quản lý của Nhà nước Việt Nam, vừa hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Chương 3

Một phần của tài liệu Giải pháp đổi mới hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w