3.3.2.1 Đối với nhà nhập khẩu
Việc thanh toán cho người thụ hưởng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra hàng hoá. Ngân hàng chỉ kiểm tra tính chân thật bề ngoài của chứng từ mà không chịu trách nhiệm về tính chất bên trong của nó. Nếu gặp phải một nhà xuất khẩu mà có chủ ý gian lận thì có thể xuất trình bộ chứng từ giả mạo cho ngân hàng chỉ địng để được thanh toán. Vậy thì sẽ không có sự đảm bảo nào cho nhà nhập khẩu rằng hàng hoá sẽ đúng như đơn đặt hàng hay không bị hư hại gì.
Nếu có những sai sót dẫn đến thay đổi trong hợp đồng ngoại thương thì nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu phải làm thủ tục sửa đổi dẫn đến kéo dài thời gian giao dịch và làm tăng chi phí.
Có trường hợp nhà nhập khẩu chưa nhận được bộ chứng từ cho đến khi hàng đã nhập cảng. Vì theo nguyên tắc hàng chỉ được giải toả khi nhà nhập khẩu xuất trình đầy đủ bộ chứng từ. Trong trường hợp nhà nhập khẩu cần ngay hàng hoá thì phải thu xếp để được NHPH phát hành thư bảo lãnh gửi hãng tàu để nhận hàng. Mà để được bảo lãnh thì nhà nhập khẩu phải trả một khoản phí cho ngân
hàng, hơn nữa nếu không nhận hàng theo quy định thì tiền bồi thường giữ tàu quá hạn sẽ phát sinh.
Nếu không có quy định rằng “bộ vận đơn đầy đủ” thì một người khác có thể lấy được hàng hoá khi chỉ xuất trình một phần của bộ vận đơn, trong khi đó người trả tiền hàng hoá lại là nhà nhập khẩu.
3.3.2.2 Đối với ngân hàng phát hành
Ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của L/C ngay cả trong trường hợp nhà nhập khẩu chủ tâm không hoàn trả hoặc không có khả năng hoàn trả.
Khi L/C không có xác nhận, ngân hàng chỉ định có thể yêu cầu ngân hàng phát hành chấp nhận thanh toán cho người thụ hưởng khi chưa tìm thấy bộ chứng từ.Trong trường hợp này nếu chưa có sự chấp nhận của nhà nhập khẩu về việc hoàn trả, lúc này ngân hàng phát hành sẽ gặp rủi ro khi bộ chứng từ có sai sót mà nhà nhập khẩu không chấp nhận do đó ngân hàng phát hành không có quyền truy đòi từ nhà nhập khẩu.
Nếu ngân hàng phát hành chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà không có sự kiểm tra thích đáng bộ chứng từ để khi có sai sót dẫn đến sự từ chối thanh toán của nhà nhập khẩu.
3.3.2.3 Ngân hàng thông báo
Ngân hàng thông báo phải chịu trách nhiệm để đảm bảo rằng L/C là chân thật bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khoá mã, mẫu điện trước khi gửi thông báo cho nhà xuất khẩu
3.3.2.4 Ngân hàng chỉ định
Trừ khi là ngân hàng xác nhận các ngân hàng chỉ định không có một trách nhiệm nào phải thanh toán cho người xuất khẩu trước khi nhận được tiền từ ngân hàng phát hành. Trên thực tế thì các ngân hàng chỉ định thường ứng trước cho nhà xuất khẩu với điều kiện truy đòi để giúp nhà xuất khẩu. Do đó ngân hàng này tự chịu rủi ro tín dụng đối với ngân hàng phát hành hay đối với nhà nhập khẩu.
3.3.2.5 Ngân hàng xác nhận
Nếu bộ chứng từ là hoàn hảo ngân hàng này phải trả tiền cho nhà xuất khẩu bất luận có truy đòi lại ngân hàng phát hành hay không. Như vậy ngân hàng xác nhận chịu rủi ro tín dụng đối với ngân hàng phát hành.
Nếu ngân hàng xác nhận trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà không có sự kiểm tra thích đáng đến luc bộ chứng từ xảy ra lỗi thì không được truy đòi lại ngân hàng phát hành.
3.4 Các giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức TDCT tại chi nhánh NHCT
3.4.1 Cần đa dạng hoá các loại hình L/C và tăng cường công tác Marketing
- Các loại L/C khác như L/C giáp lưng, L/C tuần hoàn, L/C trả dần hay L/C đối ứng... tuy có đưa vào sử dụng nhưng với số lượng rất ít theo yêu cầu khá hiếm hoi của Khách hàng. Chi nhánh trên thực tế vẫn chưa chủ động tư vấn, khuyến khích khách hàng thay đổi loại L/C truyền thống là L/C không thể huỷ ngang trả ngay, một mặt là do Chi nhánh không thường sử dụng nên ngại rủi ro, mặt khác, là do từ phía Khách hàng không am hiểu nhiều về nghiệp vụ TTQT. Do vậy, cần đa dạng hoá dịch vụ thanh toán quốc tế bằng cách đưa vào sử dụng các loại L/C mới nhằm tăng tính đa dạng và nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách đầy đủ nhất.
- Đối với mỗi loại khách hàng cần có những chính sách Marketing phù hợp để giữ chân khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới.
3.4.2 Nâng cao công tác kiểm tra và tăng độ chính xác trong khâu xử lý bộ chứng từ. từ.
Đây là khâu thứ 5 trong quy trình thanh toán L/C phục vụ nhà nhập khẩu và cũng chính là khâu quan trọng nhất. Việc kiểm tra tình trạng bộ chúng từ là không đơn giản vì vậy thanh toán viên cần nhạy bén trong khâu xử lý BCT với độ chính xác cao và kịp thời nhất.
3.4.3 Giải pháp rút ngắn quy trình thanh toán L/C nhập:
Quy trình thanh toán là quá dài vì vậy ngân hàng cần rút ngắn quy trinh sao cho vẫn đảm bảo an toan cho ngân hàng và cả người nhập khẩu.Trong 4 bước đầu tiên của quy
trình nên rút thành 2 bước nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn và không thiếu sót để khách hàng không phải cảm thấy phức tạp khi tham gia quy trình.
3.4.4 Nâng cao chất lượng phục vụ trong công tác thanh toán quốc tế
Cách tốt nhất thu hút khách hàng là sau khi được phục vụ khách hàng vẫn quay trở lại, giống như các dịch vụ thông thường họ sẵn sàng bỏ ra phí cao hơn để được phục vụ tốt hơn.
Công tác và bồi dưỡng nguồn nhân lực nâng cao trình độ kỹ năng là điều hết sức cần thiết nhằm mục đích đáp ứng cho những thay đổi trong xu thế hiện nay. Xu thế hội nhập với sự phát triển của quốc tế mà bất cứ ai hay bất cứ thứ gì cũng không thể ngồi yên một chỗ mà phải vận động liên tục để theo kịp xu thế hiện nay
Mở rộng hoạt động thanh toán do vậy hiện đại hoá công nghệ là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động thanh toán quốc tế trong đó chủ yếu thanh toán bằng L/C
Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên viên kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ để nâng cao kỹ năng kiểm tra, phát hiện sai sót nhằm hạn chế đến mức tối thiểu các rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C.
Hiện tại việc liên kết với các ngân hàng khác là chưa phổ biến. Vậy NHCT cần tăng cường sự phối hợp nhuần nhuyễn bên trong và bên ngoài hệ thông ngân hàng.
3.4.5 Mở rộng và tài trợ hoạt động cho vay tài trợ xuất nhập khẩu.
Trong công tác cho vay việc bảo toàn và thu hồi vốn đủ và đúng thời hạn là thật sự cần thiết, do vậy cần nâng cao công tác thẩm định trước trong và sau cho vay là rất quan trọng.
Nâng cao công tác kiểm tra quy trình trước, trong và sau cho vay để thu hồi nợ đúng hạn tránh tình trạng chiếm dụng vốn và không thu hồi được nợ.
Cần đa dạng hoá các nghiệp vụ tài trợ như: Chiết khấu bộ chứng từ miễn truy đòi, mở rộng hình thức cho vay ưu đãi, cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
3.5 Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức TDCT:
Cần có những thay đổi công nghệ đáp ứng với những công nghệ tiên tiến của thời đại hội nhập quốc tế. Khi công nghệ hiện đại tiên tiến của các ngân hàng nước ngoài ồ ạt đầu tư vào trong nước, nếu các ngân hàng thương mại nhà nước là những đơn vị chủ chốt mà lại hoạt động với công nghệ tương đối cũ sẽ rất khó khăn cho ngân hàng cũng như quá trình cạnh tranh sắp tới.
Mở rộng mối quan hệ là thực sự cần thiết, các ngân hàng hiện nay luôn có xu hướng liên kết nhau tạo nên mạng lưới rộng khắp. Tuy nhiên việc mở rộng mối quan hệ ở đây không chỉ phạm vi trong nước mà còn là phạm vi quốc tế. Có mối quan hệ tốt với các ngân hàng đại lý ở nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều cho chi nhánh.
Việc kiểm tra bộ chứng từ ngân hàng chỉ kiểm tra tính chân thật bề ngoài của bộ chứng từ mà không chịu về tính chất bên trong của nó. Bởi vậy nếu gặp trường hợp nhà xuất khẩu chủ ý gian lận thì sẽ xuất trình bộ chứng từ giả mạo cho ngân hàng chỉ định thanh toán. Do đó cán bộ thanh toán cần nâng cao trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cuar mình để giảm thiểu rủi ro cho khách hàng cũng như ngân hàng .
Cần nâng cao cảnh giác, phòng ngừa với sự giả mạo trong vận đơn và trong toàn bộ BCT bởi lẽ việc thanh toán chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình chứ không căn cứ vào việc kiểm tra tính chất của hàng hoá. Vì vậy, không những đề phòng nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ giả mạo để được thanh toán mà còn đề phòng nhà nhập khẩu xuất trình bộ chứng từ giả mạo để được nhận hàng hoá có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng lẫn người nhập khẩu.
3.6 Một số kiến nghị đối với các cơ quan liên quan
Mục tiêu ban đầu cũng như mục tiêu lâu dài của ngân hàng Công Thương chi nhánh Đà Nẵng là củng cố và hoàn thiện công tác thanh toán quốc tế trong đo chủ yếu chú trọng đến phương thức thanh toán L/C phục vụ nhà nhập khẩu. Đối với bản thân em xin có một số kiến nghị như sau:
Cần có một sự phối hợp chặt chẽ, một chính sách điều tiết thích hợp điều phối thông tin cho các ngân hàng thương mại nhanh nhất đúng nhất và kịp thời nhất giúp cho các ngân hàng chi nhánh ở các tỉnh thành phố hoạt động có hiệu quả hơn.
Về phía chính phủ:
Trong các cuộc họp cần đưa ra các chính sách bổ trợ cho các ngân hàng thương mại nhằm phục vụ cho công cuộc đẩy mạnh tính cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại quốc doanh và các ngân hàng thương mại cổ phần.
Về ngân hàng Công Thương Đà Nẵng
Ngân hàng nên phát triển dịch vụ theo chiều hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng thanh toán L/C phục vụ nhà nhập khẩu, tăng cường phối hợp giữa các phòng ban của ngân hàng như phòng thanh toán và các phòng tín dụng. Đa dạng hoá dịch vụ và mạnh dạn áp dụng loại hình L/C mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của khách hàng. Khách hàng của ngân hàng Công Thương mong muốn mở L/C trực tuyến vì vậy ngân hàng nên xem xét tính chất pháp lý mở L/C trực tuyến để áp dụng nó phục vụ khách hàng tốt hơn.
Ngân hàng cũng cần có chiến lược để khẳng định vị trí của mình, bảo vệ thị trường hiện có và tìm kiếm khách hàng mới. Tăng cường hoạt động Marketing để quảng bá hơn về sản phẩm tín dụng chứng từ và nắm bắt thật kỹ nội dung UCP mới nhằm thâu tóm thị trường một cách hiệu quả nhất.Giảm biểu phí thanh toán đối với L/C nhập nhằm gia tăng tính cạnh tranh với ngân hàng thương mại cũng như ngân hàng nước ngoài sắp và sẽ cạnh tranh vào thị trường Việt Nam nói chung Đà Nẵng nói riêng. Mở rộng và phát triển dịch vụ tư vấn thông tin nhằm mục đích giảm rủi ro cho khách hàng.
KÕt luËn
Trong thời gian thực tập tại ngân hàng Công Thương em nhận thấy thanh toán L/C mang lại hiệu quả cao cho chi nhánh mà còn mở rộng phạm vi hoạt động của chi nhánh.
Ngân hàng Công Thương Đà Nẵng đã có những kết quả đáng khích lệ trong phương thức thanh toán L/C đối với các doanh nghiệp. Để tăng hiệu quả đối với các doanh nghiệp thì chi nhánh cần tìm hiểu kỹ về thị trường, có khả năng tài chính vững mạnh có năng lực kinh doanh, có chính sách thu hút khách hàng để thu hút được nhiều vốn, mở rộng quan hệ cho vay đảm bảo, cho vay đúng hướng đúng mục đích. tạo điều kiện trong việc phát triển kinh tế xã hội hạn chế rủi ro phát sinh. Bên cạnh đó cần phải nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ để đảm bảo làm việc có hiệu quả.
Để góp phần vào Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đát nước ngân hàng Công Thương chi nhánh Đà Nẵng cần có sự đổi mới và hoàn thiện hơn nữa về mọi mặt để tận
dụng những cơ hội mang lại lợi nhuận cho chi nhánh. Vậy ngân hàng Công Thương Đà Nẵng đã góp phần vào công nghiệp hoá- hiện đại hoá của đất nước.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn ban Giám đốc và tập thể cán bộ ngân hàng cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Thị Thuỷ đã giúp em hoàn thành đề tài của mình. MỤC LỤC Lời Mở Đầu ... 1 1. Lý do chọn đề tài ... 1 2.Phạm vi nghiên cứu: ... 2 CHƯƠNG 1 ... 3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. ... 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ... 3
1.1.1 Giới thiệu về NHTM và hoạt động kinh doanh của NHTM: ... 3
1.1.1.1 Khái niệm về NHTM ... 3
1.1.1.2 Chức năng của NHTM: ... 3
1.1.2 Các hoạt động cơ bản của NHTM: ... 5
1.1.2.1 Huy động vốn ... 5
1.1.2.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn: ... 7
1..1.2.3 Hoạt động kinh doanh dịch vụ ... 8
1.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (TDCT) ... 8
1.2.1 Các khái niệm: ... 8
1.2.3 Các loại thư tín dụng: ... 11
1.2.4 Nội dung của một L/C: ... 14
1.2.5.1. Tiếp nhận đơn mở L/C ... 17
1.2.5.2.Mở L/C: ... 18
1.2.5.4 Thanh toán L/C: ... 19
1.2.5.4.2 Đối với L/C trả chậm ... 19
1.3.Khái quát về chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng ... 19
CHƯƠNG II ... 28
DỊCH VỤ THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ THANH TOÁN L/C ... 28
NHẬP KHẨU TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐÀ NẴNG: ... 28
2.1 Giới thiệu về NHCT: ... 28
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh: ... 28
2.1.2 Chức Năng và nhiệm vụ của chi nhánh: ... 29
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của chi nhánh ... 30
2.1.4 Sản phẩm và dịch vụ mà NHCT cung cấp ... 32
2.1.5 Kết quả hoạt động của ngân hàng Công Thương Đà Nẵng ... 33
2.1.5.1 Về hoạt động tiền gửi: ... 33
2.1.5.2 Tình hình cho vay: ... 35
2.1.5.3 Về hoạt động dịch vụ : ... 37
2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2006, 2007 ... 39
2.2 Tình hình thanh toán nhập khẩu qua các năm. ... 41
2.4. ĐÁNH GIÁ VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN THEO PHƯƠNG THỨC TDCT ĐỐI VỚI L/C NHẬP KHẨU: ... 42
2.4.1 Mục tiêu đánh giá dịch vụ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ đối với L/ C nhập khẩu: ... 42
2.4.2 Phương pháp điều tra: ... 43
CHƯƠNG III ... 49
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN DỊCH VỤ THANH TOÁN THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ ĐỐI VỚI L/C NHẬP KHẨU TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG: ... 49
3.1 Phương hướng phát triển của NHCT đến năm 2010: ... 49
3.2 Định hướng hoạt động dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức L/C ... 49
3.3 Vấn đề còn tồn tại và rủi ro trong phương thức thanh toán L/C ... 50
3.3.1 Những vấn đề còn tồn tại trong phương thức thanh toán L/C ... 50