Có chính sách chiến lược kinh doanh đúng đắn 24.

Một phần của tài liệu Đề tài: KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRÊN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ potx (Trang 25 - 27)

Chiến lược kinh doanh được hiểu là một kế hoạch tổng hợp toàn diện và thống nhất của toàn doanh nghiệp .Nó định hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai , chỉ ra các mục tiêu đi tới của doanh nghiệp , lựa chọn các phương án hành động triển khai việc phân bổ nguồn lực sao cho thực hiện có kết quả mục tiêu xác định. Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp thấy rõ hướng đi trong lương lai, nhận biết được cơ hội hay nguy cơ sẽ xảy ra trong

kinh doanh đồng thời giúp nhà quản trị đưa ra những quyết định để đối phó với từng trường hợp nhằm nâng cao hiệu quả . Vì vậy chiến lược kinh doanh là cần thiết và không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp . Việc xây dựng chiến lược kinh doanh sẽ dựa vào khách hàng, bản thân doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh. Chiến lược phải xây dựng theo cách mà từ đó doanh nghiệp có thể phân biệt mình với đối thủ cạnh tranh tích cực do sử dụng những sức mạnh tương đối của mình để thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Một chiến lược kinh doanh thành công là chiến lược đảm bảo mức độ tương xứng của đối thủ cạnh tranh. Vì vậy một chiến lược kinh doanh đúng đắn và hợp lý sẽ là một lợi thế rất lớn để nâng cao hơn khả năng của doanh nghiệp.

Bên cạnh các chiến lược kinh doanh là các chính sách về sản phẩm và cặp thị trường sản phẩm … có ý nghĩa quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp . Chính sách sản phẩm là xương sống của chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp . Cạnh tranh càng gay gắt thì vai trò của chính sách sản phẩm càng trở nên quan trọng. Nó là nhân tố quyết định thành công của các chiến lược kinh doanh và chiến lược Marketing bởi vì nó là sự đảm bảo thoả mãn nhu cầu thị trường và thị hiếu khách hàng trong từng thời kỳ hoạt động của doanh nghiệp . Vấn đề quan trọng của chính sách sản phẩm là doanh nghiệp phải nắm vững và theo dõi chặt chẽ chu kỳ sống của sản phẩm và việc phát triển sản phẩm mới cho thị trường.

Chu kỳ sống của sản phẩm hay vòng đời của sản phẩm là khoảng thời gian mà từ khi nó được đưa ra thị trường cho tới khi nó không còn tồn tại trên thị trường nữa. Các doanh nghiệp cần phải nắm được chu kỳ sống của sản phẩm nằm trong giai đoạn nào của vòng đời của nó để khai thác tối đa hay chủ động cải tiến hoàn thiện đổi mới sản phẩm nhằm nâng cao chu kỳ sống của sản phẩm , giữ vững thị trường và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Trên thị trường luôn xuất hiện các đối thủ cạnh tranh và doanh nghiệp cần phải có những biện pháp để cạnh tranh hưũ hiệu. Một trong những thủ pháp để cạnh tranh hữu hiệu là cạnh tranh về sản phẩm . Khả năng cạnh tranh

có cao hay không là do uy tín, chất lượng sản phẩm trên thị trường. Phát triển sản phẩm mới là điều tất yếu phù hợp với yêu cầu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật , đáp ứng được nhu cầu phát triển và mở rộng thị trường nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp . Đây là công việc mang tầm quan trọng lớn để cạnh tranh trong thời đại ngày nay. Theo triết lí kinh doanh của các Công ty Nhật Bản là " làm ra sản phẩm tốt hơn của đối thủ cạnh tranh, còn nếu không làm tốt hơn thì phải làm khác đi".

Một phần của tài liệu Đề tài: KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRÊN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ potx (Trang 25 - 27)