II- Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
2.3. Quảnlý chiến lược marketing
Để nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường các doanh nghiệp không còn cách lựa chọn nào khác là phải nâng cao nhận thức lý luận và thực hành marketing vào kinh doanh.
Marketing phản ánh một chức năng cơ bản của kinh doanh giống như chức năng sản suất, chức năng tài chính, chức năng quản lý nhân lực... Những chức năng này đều là những bộ phận tất yếu về mặt tổ chức của một công ty. Nhiệm vụ của bộ phận của marketing là tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp giống như bộ phận sản xuất tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp.
* Thực trạng công tác quả lý marketing ở Công ty Thiết kế Công nghiệp hoá chất.
Hiện nay trong công ty chưa có bộ phận marketing riêng mà chức năng này được giao cho phòng Kế hoạch - kinh doanh tổ chức thực hiện. Công việc marketing ở đây được thực hiện theo kinh nghiệm là chính. Việc lập kế hoạch kinh doanh cho sản xuất kinh doanh chưa được thực hiện một cách chính thức. Các biện pháp marketing đang được thực hiện ở công ty là:
+ Lập các bản báo cáo giới thiệu khả năng và năng lực của công ty cho các khách hàng.
+ Tăng cường khả năng và năng lực của Công ty bằng cách thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ kinh nghiệm của cán bộ công nhân viên của Công ty để từ đó nâng cao chất lượng của sản phẩm sản phẩm của công ty thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.
+ Duy trì và nâng cao uy tín của Công ty thông qua chất lượng sản phẩm của Công ty với phương châm là để cho khách hàng đánh giá chất lượng hiệu quả sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp mà từ đó duy trì mối quan hệ làm ăn thường xuyên với công ty và giới thiệu các khách hàng mới cho công ty.
+ Để tìm kiếm khách hàng Công ty thực hiện duy trì các mối quan hệ tốt với các công ty trong ngành, với Tổng công ty hóa chất Việt nam, Tổng công ty dầu khí Việt nam... và các Bộ ngành liên quan để tìm kiếm thông tin về đầu tư xây dựng trong các khu vực này. Ngoài ra Công ty còn duy trì các mối quan hệ với các công ty và tổ chức nước ngoài để hợp tác và học hỏi kinh nghiệm.
+ Để tạo niềm tin với khác hàng và duy trì chất lượng sản phẩm, công ty đã thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 và đầu năm 2000 công ty đã được cấp chứng chỉ ISO 9001 do tổ chức quốc tế BVQI của Vương quốc Anh cấp.
+ Ngoài Ban giám đốc và phòng Kế hoạch kinh doanh thực hiện tìm kiếm khai thác công việc Công ty còn khuyến khích các phòng ban các cán bộ công nhân viên trong Công ty tích cực cùng tìm kiếm công việc cho công ty.
Các biện pháp marketing mà công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất thực hiện trong thời gian qua đã đạt được các kết quả nhất định mà chúng ta đã xem xét ở phần phân tích ở phần thực trạng. Sở dĩ có được các kết quả đó là do các nghuyên nhân sau:
+ Thứ nhất, Công ty thiết kế Công nghiệp hoá chất là đơn vị thiết kế chuyên ngành của Tổng công ty hoá chất Việt nam. Các hoạt động của công ty, trước hết hoạt động trong lĩnh vực đầu tư phát triển của ngành hoá chất, do đó công ty đang giữ độc quyền trong ngành hoá chất.
+ Thứ hai, hiện nay ngành hoá chất Việt nam đang trong giai đoạn phát triển đầu tư xây dựng nhiều nên công việc trong ngành còn nhiều.
+ Thứ ba, mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động của công ty vẫn còn thấp nên thị trường của công ty chưa bị chia sẻ nhiều.
Bên cạnh các mặt thích hợp đã nêu ở trên thì biện pháp marketing Công ty đang còn một số hạn chế làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Công ty. Các hạn chế đó là:
+ Công ty chưa coi marketing là một chức năng cơ bản của kinh doanh giống như chức năng sản xuất, tài chính... cho nên không thấy mối quan hệ của chức năng marketing với các chức năng khác trong kinh doanh điều này làm cho công ty bị hạn chế trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh theo thị trường.
+ Do chưa coi trọng tầm quan trọng của chức năng marketing nên công ty chưa có cán bộ chuyên trách thực hiện chức năng này. Hiện nay, phòng Kế hoạch - Kinh doanh đang kiêm cả chức năng này do đó Công ty chỉ thực hiện được một số chức năng marketing. Điều này thể hiện Công ty chưa hoàn chỉnh nội dung của quản lý doanh nghiệp theo thị trường.
+ Mặt khác khi thị trường của Công ty cạnh tranh gay gắt với nhiều tổ chức công ty trong nước và nước ngoài cùng bước vào hoạt động trong lĩnh vực này sẽ làm hoạt động kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn trong khai thác công việc và thị trường của Công ty có thể bị thu hẹp hiệu quả kinh doanh giảm.
Một số kiến nghị về công tác marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở công ty thiết kế công nghiệp hoá chất.
Qua đánh giá và phân tích vai trò của marketing và thực trạng thực hiện marketing ở công ty em xin có một số kiến nghị sau:
+ Về việc tổ chức: sớm hình thành bộ phận chuyên trách làm công tác marketing để thống nhất quản lý mọi hoạt động marketing trong Công ty để cho marketing thực là chức năng kết nối Công ty với thị trường, là bộ phận tạo ra khách hàng cho Công ty.
+ Nâng cao nhận thức cho lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty về lý thuyết và thực hành marketing để từ đó tất cả mọi người trong công ty hiểu rằng công việc của họ hướng tới mục tiêu là thỏa mãn tối ưu nhu cầu của khách hàng.
+ Tuyển chọn và không ngừng tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác marketing.
+ Lập các kế hoạch marketing trong từng thời kỳ trên cơ sở kế hoạch kinh doanh của công ty để tận dụng khai thác mọi cơ hội thị trường cho công ty. Tổ chức phổ biến kế hoạch sâu rộng xuống cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty để mọi người hiểu và cùng thực hiện.
+ Tiếp tục và tăng cường các biện pháp marketing mà công ty đã và đang thực hiện như: tiếp tục gửi các bản giới thiệu khả năng của công ty cho các khách hàng, duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn ISO 9001, duy trì và không ngừng mở rộng các mối quan hệ của công ty với các đối tác...
Hiệu quả kinh doanh là một vấn đề đa dạng và phức tạp, trong thời gian và khả năng cho phép. Bài viết này của em đã hoàn thành các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Trình bày khái quát nội dung của vấn đề hiệu quả kinh doanh như các quan niệm về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, phương pháp dùng để phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp... Đây là cơ sở và lý luận cho việc đánh giá và phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp.
- Bài viết đi sâu vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh ở Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất, phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh trong Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất.
- Qua việc phân tích đó em đã tổng hợp được các nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh trong Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất và nêu ra các kiến nghị và giải pháp nhằm duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty trong những năm tiếp theo.
Tuy còn nhiều vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, song các giải pháp đưa ra trong bài viết này nhằm mục đích duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất là phù hợp với điều kiện cụ thể và khả năng của Công ty.
Tài liệu tham khảo
1.Giáo trình khoa học quản lý - Đỗ Hoàng Toàn
NXB- Khoa học kỹ thuật -1999.
2.Giáo trình quản lý kinh tế - Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu, Đoàn Thu Hà
NXB- Khoa học kỹ thuật- 1999.
3. Kinh tế thương mại và dịch vụ- Đặng Đình Đào
NXB Thống kê-1998.
4. Giáo trình hiệu quả và quản lý dự án nhà nước - Mai Văn Bưu
NXB- Khoa học kỹ thuật- 1998.
5. Phân tích hoạt động kinh doanh- Phạm thị Gái
NXB Giáo dục -1997.
6. Xác định hiệu quả nền sản xuất xã hội, doanh nghiệp và đầu tư - Nguyễn Trần Quế
NXB- Khoa học kỹ thuật- 1995.
7. Tạp chí Công nghiệp Hoá chất số 1/2000
8. Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty thiết kế công nghiệp hoá chất năm 1998, 1999, 2000.
9. Bảng cân đối kế toán của Công ty thiết kế công nghiệp hoá chất năm 1998, 1999, 2000.
Mục lục
Trang
Lời mở đầu ... 1
Phần một. Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh ... 3
I- Quan niệm về hiệu quả kinh doanh và vai trò của nó đối với các doanh nghiệp... 3
1- Các quan điểm về hiệu quả kinh doanh bản chất của hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp... 3
1.1. Các quan điểm về hiệu quả kinh doanh. ... 3
1.2. Bản chất đặc điểm và và cách phân loại hiệu quả kinh doanh... 5
1.2.1. Bản chất của hiệu quả kinh doanh. ... 5
1.2.2. Đặc điểm của phạm trù hiệu quả kinh doanh... 5
1.2.3. Phân loại của hiệu quả kinh doanh. ... 6
2. Vai trò của nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp... 8
2.1. Hiệu quả kinh doanh là mục đích của quản trị kinh doanh. ... 8
2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu kinh doanh... 9
II. Các nhân tố ảnh hưởng việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ... 10
1. Nhóm nhân tố chủ quan. ... 10
1.1. Lực lượng lao động. ... 10
1.2. Trình độ phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng của tiến bộ khoa học kỹ thuật... 11
1.3. Hệ thống trao đổi và sử lý thông tin của doanh nghiệp . ... 11
1.4. Nhân tố tổ chức quản lý doanh nghiệp. ... 11
1.5. Nhân tố toán kinh tế...Error! Bookmark not defined. 2. Nhóm nhân tố khách quan. ... 13
2.1. Môi trường pháp lý. ... 13
2.2. Môi trường kinh tế. ... 13
III. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. ... 14
1. Các quan điểm cơ bản... 14
2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 15 2.1. Chuẩn hoá một số khái niệm dùng để phân tích.Error! Bookmark not defined. 2.2. Khái niệm về chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp, chỉ tiêu hiệu quả bộ phận và mối quan hệ giữa hai nhóm chỉ tiêu này.Error! Bookmark not defined. 2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Error! Bookmark not defi 3. Phương pháp sử dụng trong quá trình phân tích... 17
3.1. Phương pháp so sánh... 17
3.2. Phương pháp loại trừ. ... 18
Phần hai. Thực trạng tình hình thực hiện hiệu quả kinh doanh ở Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất ... 19
1. Lịch sử hình thành, phát triển và chức năng nhiệm vụ của Công ty thiết
kế công nghiệp hoá chất qua các thời kỳ... 19
2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty thiết kế công nghiệp hoá chất. ... 20
2.1. Chức năng... 20
2.2. Nhiệm vụ. ... 20
3. Các lĩnh vực hoạt động của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất. ... 20
4. Bộ máy tổ chức và quản lý kinh doanh của công ty thiết kế công nghiệp hoá chất. ... 21
4.1. Giám đốc. ... 22
4.2. Phó giám đốc. ... 22
4.3. Kế toán trưởng. ... 22
4.4. Các phòng ban chức năng. ... 22
II- Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thiết kế công nghiệp hoá chất. ... 25
1. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất ... 25
2. Đặc điểm về lao động của Công ty thiết kế công nghiệp hoá chất. ... 26
III. Phân tích tình hình thực hiện hiệu quả ở Công ty thiết kế Công nghiệp hóa chất ... 26
1. Phân tích nhóm chỉ tiêu đầu vào. ... 27
1.1. Chỉ tiêu vốn kinh doanh. ... 28
1.2. Phân tích chỉ tiêu lao động. ... 32
2. Phân tích nhóm chỉ tiêu kết quả. ... 33
2.1. Doanh thu. ... 33
2.2. Lợi nhuận. ... 35
3. Phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất... 37
3.1 Chỉ tiêu doanh lợi của doanh thu... 37
3.2. Phân tích chỉ tiêu hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh. ... 41
3.3. Phân tích chỉ tiêu vòng quay của vốn kinh doanh... 40
3.5. Phân tích chỉ tiêu vòng quay của vốn lưu động. ... 43
3.6. Phân tích chỉ tiêu hệ số doanh lợi của tài sản cố định... 46
3.7. Phân tích chỉ tiêu hệ số doanh lợi của vốn vốn lưu động ... 47
3.8. Phân tích chỉ tiêu doanh thu bình quân một lao động. ... 49
3.9. Phân tích chỉ tiêu mức sinh lợi của một lao động. ... 50
Phần Ba. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất... 53
I- Phương hướng nhiệm vụ của Công ty trong thời gian tới. ... 53
1- Cơ sở hoạch định phương hướng mục tiêu. ... 53
2. Phương hướng nhiệm vụ năm 2001 và trong giai đoạn tới của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất. ... 54
3- Phương hướng sản xuất kinh doanh chủ yếu năm 2001... 56
II- Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất... 58
2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Thiết
kế Công nghiệp Hoá chất. ... 61
2.1. Các biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của Công ty... 61
2.1.1. Biện pháp tăng doanh thu... 61
2.1.2. Các giải pháp giảm chi phí. ... 62
2.2. Biện pháp tổ chức quản lý. ... 63
2.3. Quản lý chiến lược marketing. ... 64
Kết luận... 67