Đầu tư cải thiện môi trường lao động

Một phần của tài liệu Một số biện pháp đầu tư và phát triển nguồn nhân lực (Trang 41 - 50)

I. Tình hình đầu tư phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam từ năm 2000 đến nay

4. Đầu tư cải thiện môi trường lao động

Những năm gần đây, nhiều khu công nghiệp lớn ở nước ta được hình thành và phát triển với hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp và các dịch vụ kèm theo đã giải quyết được việc làm cho một số lượng lao động lớn. Song đi kèm với sự phát triển nhanh và mạnh của các cơ sở đó thì vấn đề môi trường làm việc của người lao động phải cần được nhà nước cũng như các doanh nghiệp quan tâm đầu tư phát triển hơn nữa. Vậy thực trạng đầu tư phát triển môi trường làm việc ở Việt Nam hiên nay như thế nào, đạt được những thành tựu gì và còn tồn tại những khó khăn nào? Để trả lời cho câu hỏi đó trước hết ta đi xem xét tình hình đầu tư phát triển môi trường làm việc ở tầm vĩ mô hay ở phía các cơ quan quản lý.

4.1. Về công đoàn.

4.1.1. Vĩ mô.

Công đoàn là tổ chức đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; có trách nhiệm tham gia với nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.(Trích Luật Công Đoàn).

Trong điều khiện kinh tế thị trường như hiện nay thì sự hoạt động của tổ chức công đoàn là không thể thiếu, ý thức được điều đó nhà nước ta đã đầu tư phát triển một hệ thống tổ chức công đoàn từ trung ương đến địa phương, hoạt động theo luật Công đoàn và luật Lao

động. Nhà nước thường xuyên đôn đốc kiểm tra hoạt động của các tổi chức này, cứ 5 năm 1 lần nhà nước tổ chức họp Đại hội Công đoàn trong đó đánh giá hoạt động trong một nhiệm kì chỉ ra các thành tựu cũng như các mặt còn hạn chế để từ đó đề ra các biện pháp, phương hướng hoạt động của tổ chức trong nhiệm kỳ kế tiếp. Trong nhiệm kỳ 2003-2008, tổ chức công đoàn đã đẩy mạnh hơn việc chăm lo đời sống, đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của CNVC- LĐ. 5 năm qua, cơ cấu đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVC-LĐ) nước ta đang diễn ra theo hướng tăng tỷ lệ trong các ngành giáo dục, y tế, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Số lượng công nhân lao động hiện có khoảng 9,5 triệu người, chiếm tỉ lệ 11% dân số và 21% lực lượng lao động xã hội... Bình quân mỗi năm có khoảng 1,5 triệu lao động được tạo việc làm, tỉ lệ lao động thất nghiệp và thiếu việc làm giảm dần. Đến hết năm 2007, tổ chức công đoàn trên cả nước đã phát triển vượt chỉ tiêu 2 triệu đoàn viên mới, nâng tổng số đoàn viên công đoàn lên hơn 6 triệu người với trên 93.000 công đoàn cơ sở.

Tuy nhiên trước bối cảnh nước ta đã ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO với những tác động yêu cầu hoạt động công đoàn phải năng động linh hoạt hơn nữa để có thể thích ứng được với sự biến động thường xuyên của nền kinh tế thị trường.Hiện nay nền sản xuất nước ta chưa ổn định vững chắc,lại đã và đang chịu sự tác động tiêu cực kép của cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế thế giới nên yêu cầu về các tổ chức công đoàn lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Và việc đầu tư cho các hoạt động cưa công đoàn đòi hỏi dặt ra rất cần thiết với những chính sách tác động phù hợp của nhà nước.

Ngân sách CĐ gồm 3 nguồn chủ yếu là kinh phí CĐ, đoàn phí CĐ và các nguồn thu khác. Nguồn thu ngân sách công đoàn tương đối ổn định, năm sau cao hơn năm trước, mức tăng bình quân trên 10%/năm, trong đó phần lớn (80%) là từ nguồn kinh phí CĐ khu vực HCSN và Doanh nghiệp NN. Thu kinh phí CĐ khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ và còn thất thu nhiều. Thu đoàn phí CĐ được đánh giá là đạt kết quả khá, năm sau cao hơn năm trước, mức tăng trên 20%/năm. Tuy nhiên cũng như thu kinh phí CĐ, khu vực ngoài nhà nước cũng xảy ra tình trạng thất thu. Việc phân phối tài chính CĐ được thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy định của nhà nước và TLĐ. Các cấp công đoàn đã chủ động khai thác nguồn thu, tiết kiệm chi, đảm bảo kinh phí cho bộ máy và hoạt động phong trào. Công tác quản lý ngân sách CĐ được các cấp CĐ quan tâm. Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TLĐ (khoá IX) của TLĐ về tăng cường công tác quản lý ngân sách công đoàn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng, các cấp công đoàn đã có bước chuyển biến tích cực. Thực hiện định mức, chế độ chi tiêu theo đúng quy định của Nhà nước và TLĐ. Các cấp CĐ đã chú trọng dành kinh phí cho hoạt động phong trào, chiếm khoảng 60%, chủ yếu là chi cho công tác tuyên truyền giáo dục, tổ chức phong trào thi

đua, khen thưởng, các hoạt động xã hội, phát triển đoàn viên và thành lập CĐCS. Tuy nhiên trong đó, kinh phí chi cho công tác đào tạo CBCĐ còn hạn chế, mới chỉ chiếm 1,6%; chi hành chính CĐ còn chiếm tỉ trọng lớn (lên đến 22%, bao gồm cả các khoản chi khác). Kiểm toán quyết toán thu chi ngân sách công đoàn năm 2006 tại 27 đơn vị cho thấy các đơn vị đều thực hiện tốt, không có sai phạm lớn.

Tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế phân phối tài chính CĐ theo QĐ 699/QĐ-TLĐ cũng bộc lộ một số nhược điểm. Quy định phân phối chỉ dựa vào chỉ tiêu lao động là không phù hợp, do nguồn thu còn dựa vào tiền lương, thu nhập, điều kiện KT-XH của từng vùng. Số LĐ theo báo cáo dự toán và quyết toán là số liệu thống kê nên chưa chính xác, cấp hỗ trợ kinh phí dựa trên số thu, không khống chế mức cấp hỗ trợ tối đa là không hợp lý, tạo tư tưởng bao cấp, ỷ lại cho một số đơn vị. Quy định thưởng đơn vị thu vượt kế hoạch tại QĐ này cũng dẫn đến tình trạng có những đơn vị xây dựng kế hoạch thấp để giảm nộp, duyệt kế hoạch NGÂN SÁCH hàng năm thấp, không sát thực tế.

4.1.2. Vi mô

Hoạt động của Công đoàn ngày càng trở nên hết sức quan trọng,các doanh nghiệp cũng đang dần ý thức một cách rõ ràng rằng Công đoàn chính là cầu nối giữa lãnh đạo Doanh nghiệp và NLĐ và cầu nối này là con đường ngắn nhất để chủ Doanh nghiệp và NLĐ hiểu biết lẫn nhau và có những trao đổi kịp thời, tránh dẫn tới bức xúc, hiểu lầm làm tổn hại đến quan hệ lao động nên việc thành lập các tổ chức Công đoàn ở các Doanh nghiệp kể cả Doanh nghiệp NN và Doanh nghiệp ngoài nhà nước đang được quan tâm phát triển. Mặc dù vậyj nhưng hiện nay vẫn có 85% doanh nghiệp dân doanh, 65% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa có tổ chức

công đoàn cơ sở. Bên cạnh đó vẫn tồn tại hiện tượng Doanh nghiệp đổ xô xin thành lập CĐ để

đối phó với quy định mới của Nhà nước về đăng ký thang, bảng lương vào cuối quý I/2008. Khi tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới ngày càng có nhiều Doanh nghiệp nước ngoài được thành lập và hoạt động ở nước ta thu hút một số lượng lớn lao động tham gia, nhưng ở các Doanh nghiệp này hầu hết thì các tổ chức Công đoàn còn chưa được thành lập mặc dù đại bộ phận người lao động ở đây phải làm việc với cường độ làm việc cao.

Việc thành lập Công đoàn đã khó, duy trì hoạt động và chăm lo tốt cho người lao động còn khó hơn. Hoạt động của các CĐCS còn kém hiệu quả, theo số liệu thống kê thì số cuộc đình công qua các năm đều tăng , nhưng 100% tất cả các cuộc đình công đó đều không do công đoàn cơ sở lãnh đạo. Năm 2006, cả nước xảy ra

387 vụ đình công, năm 2007 xảy ra 541 vụ; song chỉ riêng 3 tháng đầu năm 2008 đã có tới gần 300 vụ.

Còn những khó khăn trên một phần là do đội ngũ cán bộ Công đoàn bán chuyên trách yếu về năng lực và khồng ổn định. Hiện nay ở các Doanh nghiệp việc tìm một người đủ năng lực đảm đương chức vụ Chủ tịch Công đoàn là rất khó và thực tế đội ngũ này thường xuyên biến động. Một phần do các Doanh nghiệp còn chưa đầu tư nhiều cho phát triển các tổ chức Công đoàn nên hoạt động của các cán bộ công đoàn còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù có quỹ hỗ trợ cán bộ công đoàn nhưng thực tế cho thấy chủ Doanh nghiệp mới là người trả lương chính cho cán bộ công đoàn nên CBCĐ không dám đứng ra lãnh đạo, tổ chức đòi quyền lợi cho công nhân. Đã có nhiều trường hợp, chủ Doanh nghiệp lại chấm dứt HĐLĐ với CBCĐ vào thời điểm hết HĐLĐ, chứ không phải ngay sau thời điểm diễn ra đình công.

4.2. Đầu tư cải thiện điều kiện làm việc.

4.2.1. Vĩ mô.

Trong những năm vừa qua, số lượng doanh nghiệp tăng nhanh, tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, số vụ cháy nổ làm chết và bị thương nhiều người, gây thiệt hại lớn về tài sản có xu hướng tăng lên hàng năm. Năm 2008 đã xảy ra 5.836 vụ tai nạn lao động làm 6.047 người bị nạn, có 508 vụ tai nạn lao động chết người, làm 573 người bị chết và 1262 người bị thương nặng. Các loại TNLĐ phổ biến vẫn là điện giật, ngã cao, máy, thiết bị cuốn, cán. Các lĩnh vực sản xuất xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người là: xây dựng, công nghiệp và công trình giao thông; khai thác khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng; cơ khí. Nguyên nhân chủ yếu của nhiều vụ TNLĐ và cháy nổ trong thời gian qua là do doanh nghiệp thiếu ý thức cải thiện điều kiện làm việc, do người sử dụng lao động và người lao động vị phạm quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn. Nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh để thu lợi nhuận, không quan tâm vấn đề cải thiện điều kiện làm việc an toàn cho người lao động.

Trước tình hình đó các cấp công đoàn đã đẩy mạnh hoạt động bảo hộ lao động chủ yếu như: tham gia với Nhà nước xây dựng các văn bản pháp luật, chỉ đạo, hướng dẫn các cấp công đoàn về BHLĐ; tổ chức và tham gia tuyên truyền về BHLĐ cho người lao động và người sử dụng lao động; củng cố mạng lưới an toàn vệ sinh viên ở cơ sở, tổ chức hội thi an toàn vệ sinh viên giỏi ở cấp cơ sở và cấp tỉnh, CĐ ngành TW; triển khai các nội dung hoạt động hàng năm về BHLĐ của Công đoàn. Kết quả, năm 2008 các cấp công đoàn đã tổ chức treo 158.497 khẩu

hiệu, panô, tranh BHLĐ, phân phát 641.778 tờ gấp, 43.093 bản tài liệu, đĩa CD về ATVSLĐ; tham gia vận động chiến dịch “Trồng 3 tỉ cây xanh vì hoà bình”; đã tổ chức thăm hỏi 2.101 nạn nhân hoặc gia đình nạn nhân bị TNLĐ, BNN có hoàn cảnh khó khăn.

Các cấp quản lý ngày càng tăng cường hơn nữa việc giám sát, kiểm tra, đôn đốc các Doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc theo Luật lao động, ngày càng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về các điều kiện, tiêu chuẩn VSATLĐ nhằm một điều kiện làm việc tốt nhất cho người lao động. Mặc dù đã có quy định cụ thể về tiêu chuẩn VSATLĐ song việc thực hiện còn chưa nghiêm túc. Theo số liệu thống kê năm 2008 nguyên nhân chủ yếu xảy ra tai nạn lao động chết người: Nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm 20,02% và do người lao động chiếm 34,93% tổng số vụ, cụ thể là:

- Người sử dụng lao động vi phạm Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật, Quy phạm an toàn chiếm 5,60% tổng số vụ

- Người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm 2,66% tổng số vụ

- Chưa huấn luyện an toàn lao động cho người lao động, không có phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 7,77% tổng số vụ

- Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm 2,78% tổng số vụ; không có thiết bị an toàn chiếm 1,21% tổng số vụ

- Người lao động vi phạm quy trình quy phạm an toàn lao động chiếm 30,38% tổng số vụ

- Người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 4,55% tổng số vụ

4.2.2. Vi mô.

Theo quy định của Bộ Luật lao động, người chủ sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ theo chế độ,trang bị đầy đủ các phương tiện BHLĐ bảo đảm an toàn Theo quy định của Bộ Luật lao động, người chủ sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ theo chế độ,trang bị đầy đủ các phương tiện BHLĐ bảo đảm ATLĐ cho NLĐ. Trong những năm gần đây, mặc dù các doanh nghiệp (Doanh nghiệp) đã nhận thức được tầm quan trọng, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với công tác an toàn và vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tuy nhiên vẫn còn nhiều nơi, kể cả Doanh nghiệpNN chưa thật sự chú ý đầu tư cơ sở vật chất cho

tra, nhất là các Doanh nghiệp trong ngành xây dựng, khai thác đá, vận hành thiết bị chịu áp lực. Còn với các cơ sở sản xuất nhỏ thì tuân thủ các quy định về ATVSLĐ vẫn là chuyện xa vời. Qua công tác thanh, kiểm tra, ngành chức năng đã phát hiện nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ hầu như không nắm được các văn bản pháp quy của Nhà nước về BHLĐ. Vì vậy, các nội dung về BHLĐ chưa được thực hiện nghiêm túc, không đảm bảo an toàn trong hoạt động sản xuất.Vì thế chuyện TNLĐ xảy ra nhiểu,theo số liệu thống kê thì trong số các vụ TNLĐ đã xảy ra , nguyên nhân do vi phạm quá trình kiểm tra ATLĐ chiếm 29,67%, do thiết bị sản xuất không an toàn: 1,1%, Doanh nghiệp không có biện pháp kiểm tra ATLĐ: chiếm 1,1%, do các nguyên nhân khác chiếm 68,13%.

Chủ các Doanh nghiệp còn chưa coi trọng vấn đề về quần áo bảo hộ,điều kiện làm việc cho người lao động trong khi số lượng lao động hoạt động trong Doanh nghiệp có môi trường độc hại ngày càng gia tăng dẫn đến bệnh nghề nghiệp của người lao động ngày càng có xu hướng tăng cao. Theo báo cáo mới nhất của Bộ Y tế, hàng năm chỉ có khoảng 18 - 20% số cơcó sở có nguy cơ cao được giám sát về môi trường lao động. Chỉ có 22 - 25% số người lao động được khám sức khoẻ định kỳ và dưới 10% số người lao động tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm độc hại được khám sức khoẻ nghề nghiệp. Còn theo Cục An toàn lao động (Bộ LĐTBXH), có hơn 1,33 triệu công nhân và người lao động đã được tập huấn về ATVSLĐ trong năm 2008, tăng 156% so với năm 2007, song số lượng các vụ tai nạn lao động và tử vong vẫn tiếp tục.Đa phần NLĐ xuất phát từ nông thôn đi làm thuê,không được đào tạo qua trường lớp;các Doanh nghiệp thì chưa thực sự chú trọng đên s công tác huấn luyện ATLĐ nên NLĐ hầu như chỉ được hướng dẫn thao tac công việc ít được hướng dẫn các biện pháp ATLĐ,cảnh báo những nguy hiểm nên TNLĐ thường xảy ra.Công nhân ở các Doanh nghiệp thường phải nộp tiền mới được cấp quần áo BHLĐ,còn xưởng làm việc chỉ cấp mũ và khẩu trang.Tuy vậy chất lượng của các bộ quần áo này vẫn còn đang là vấn đề nhức nhối.

4.3. Đời sống văn hóa tinh thần của người lao động.

4.3.1. Vĩ mô

Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu châu á nói chung và đến VN nói riêng là không thể phủ nhận. Đời sống của người lao động vì thế mà ngày càng khó khăn cả về vật chất và tinh thần. Trước thực tế khó khăn chung của cả nước khiến một bộ phận người LĐ bị mất việc trong năm 2008, và dự báo LĐ thất nghiệp sẽ tiếp tục tăng lên trong năm 2009, chính sách của nhà nước thì chưa thực sự quan tâm đến vấn đề tinh thần cho người lao động.

Việt Nam lại chưa có hệ thống an sinh xã hội để bảo đảm mức sống tối thiểu cho người thất

Một phần của tài liệu Một số biện pháp đầu tư và phát triển nguồn nhân lực (Trang 41 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w