Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động(VLĐ)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Thiết bị Giáo dục I (Trang 31 - 36)

b Danh mục sản phẩm của Công ty ao gồm:

3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động(VLĐ)

đơnvị tính: đồng

chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch(+ -)

1.Doanh thu thuần đồng 88.265.442.046 184.140.589.741 +95.875.147.660 2.HTK bình quân đồng 24.659.212.240 25.559.781.170 +900.568.930 3.Các khoản PTBQ đồng 22.539.062.040 45.177.506.050 +22.638.444.010 4.VLĐ bình quân đồng 57.302.299.940 83..229.471.000 +25.927.171.060 5.Lợi nhuận ròng đồng 533.502.928 2.562.124.982 +20.286.220.540

6.Vòng quay VLĐ Vòng 1,06 3,2 +2,14

7.kỳ luân chuyển VLĐ Ngày 339 113 -226

8.Vòng quay hàng tồn kho Vòng 2,89 5,66 +2,77 9. vòng quay các khoản PT Vòng 3,9 4,08 +0,18

10.kỳ thu tiền BQ Ngày 92,3 88,24 -4,06

11.Hiệu quả SD VLĐ đồng 1,54 2,2 +0,66

12.Mức doanh lợi VLĐ đồng 0,0093 0,031 +0,0217

Do đặc thu của công ty là sản xuất gắn với tiêu thụ, kết quả kinh doanh phụ thuộc vào số lượng đơn đặt hàng mà công ty có được, nên để tăng khả năng cạnh tranh, thu hút thêm khách hàng và tăng thêm doanh thu thì năm 2006 công ty đã đưa ra những ưu đãi như. Khách hàng chỉ phải ứng trước một lượng nhỏ hoặc cho chịu đối với khách hàng quen do có lượng vốn lưu động bị khách hàng chiếm dụng cũng tăng lên rất lớn. Các khoản phải thu năm 2003 là 45.177.506.505 đồng tăng 22.638.444.010 đồng. Chính vì những ưu đãi như vậy doanh thu năm 2006 tăng lên đáng kể nhưng công ty cần có biện pháp điều chỉnh các khoản phải thu để tăng doanh thu tiêu thụ với việc giảm đi hiệu quả sử dụng VLĐ sao cho lợi nhuận mà công ty đạt được từ đồng VLĐ cao nhất.

Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh tại công ty Thiết bị Giáo dục I.

I-Nhận xét tổng quan về tình hình sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong thời gian qua và định hướng hoạt động trong thời gian tới. 1-Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và những nhận xét tổng

quát về tình hình sử dụng vốn kinh doanh tại công ty.

1.1.Nâng cao năng lực tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh.

Qua thời gian tìm hiểu thực tế và phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn tại Công ty Thiết bị Giáo dục I, có thể thấy được những kết quả mà công ty đã đạt được trong việc sử dụng vốn là: Trong việc huy động các nguồn tài trợ:Ngoài nguồn vốn của ngân sách cấp bổ sung, công ty còn tiến hành hàng loạt các biện pháp khác như là vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong nước, thực hiện mua chịu một số nguyên vật liệu đầu vào của quá trình sản xuất hay sử dụng các nguồn tiền ứng trước của người mua để phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.. Đã xây dựng được kế hoạch sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý, phù hợp với yêu cầu của đơn vị mình là đơn vị sản xuất kinh doanh thiết bị giáo dục, sản phẩm được tiêu thụ mạnh vào đầu năm học.

Quản lý toàn diện công tác xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh từ công ty đến các đơn vị cấp dưới. Công ty chỉ đạo, định hướng và điều hành các đơn vị tạo thành khâu thống nhất nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp.

Tình hình sử dụng vốn cố định ở công ty là rất có hiệu quả, lượng vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu luôn giảm qua các năm, hiệu quả sử dụng vốn của công ty luôn tăng. Điều này có được là do công ty đã khai thác được tối đa công suất sử dụng tài sản cố định.

Công ty đã cố gắng chủ động trong việc xây dựng và chỉ đạo kế hoạch mua sắm vật tư hợp lý, được phân bổ đều trong năm trên cơ sở kế hoạch sản xuất và sửa chữa lớn, đưa ra được định mức dự trữ đối với một số loại vật tư chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn, tránh được tình trạng mua dự trữ cho cả năm.

Nhờ đó mà tiết kiệm được cho công ty một lượng vốn đáng kể. Việc công ty đã quản lý tốt “các khoản phải thu” đã giúp cho công ty thu hồi được một lượng lớn vốn lưu động, hạn chế được số vốn lưu động của công ty bị chiếm dụng, tránh tổn thất không đáng có cho công ty.

Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty thì tỷ trọng về vốn dài hạn là rất lớn, điều đó giúp cho công ty có một khả năng về nguồn vốn để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới không có sự xáo trộn đáng kể nào, giúp công ty không ngừng ổn định và phát triển vững chắc.

1.2.Những hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn.

Bằng những kinh nghiệm và nỗ lực của cán bộ công nhân viên toàn công ty,trong những năm qua công ty đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên việc quản lý và sử dụng vốn của công ty vẫn còn một số hạn chế.

Nguồn vốn để đầu tư cho tài sản cố định chiếm tỷ trọng không lớn đã làm cho giá thành sản phẩm cao, chất lượng của sản phẩm cũng không được nâng lên. Từ đó mà làm cho khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường là hạn chế. Mặt khác tài sản cố định được mua sắm mới chủ yếu bằng vốn vay, điều đó dẫn đến hàng năm công ty phải trả các khoản chi phí lãi tiền vay khá lớn làm cho chi phí tăng cao, lợi nhuận thu được giảm xuống.

Việc thanh lý một số tài sản cố định của công ty đã không được quản lý một cách chặt chẽ, điều này cũng đã gây ra sự thất thoát trong nguồn vốn của công ty.

Trong việc tổ chức và sử dụng tài sản cố định, mặc dù công ty đã có kế hoạch sửa chữa theo định kỳ và kịp thời nhưng chưa thực hiện việc xác định hiệu quả của công tác sửa chữa đối với từng loại tài sản cố định cụ thể. Mặt khác chi phí sửa chữa chưa được quản lý chặt chẽ và chưa có định mức cụ thể. Bởi vậy chưa đánh giá được công tác sửa chữa tại công ty.

1.3.Nguyên nhân của những hạn chế.

Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Trong đó có những yếu tố khách quan nhưng trong đó cũng có những yếu tố mang tính chủ quan của doanh nghiệp.

Trong công tác quản lý và sử dụng vốn cố định ở một doanh nghiệp sản xuất thì máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn là điều dễ hiểu. Tuy nhiên khi nó chiếm một tỷ trọng lớn mà không sử dụng được hết công suất sẽ gây nên tình trạng lãng phí không đáng có.

Môi trường cạnh tranh: Trong những năm gần đây công ty Thiết bị Giáo dục I đã phải chịu một sức ép từ các đối thủ cạnh tranh. Thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt giữa các thành phần kinh tế có cùng ngành nghề ở trong nước cũng như các đối thủ nước ngoài. Thành phần kinh tế tư nhân cũng coi là đối thủ lớn do có sự linh hoạt và uyển chuyển hơn trong việc sáng tạo ra các sản phẩm hàng hoá phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Bên cạnh đó, thị trường sản phẩm đồ chơi nhập từ Trung Quốc cũng là đối thủ để công ty cũng phải quan tâm và đưa ra chiến lược phát triển mới nhằm ổn định lại thị trường đồ chơi.

Là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thiết bị giáo dục, công ty đã rất nỗ lực phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

Việc đánh giá những nguyên nhân khách quan , chủ quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh và những bài học kinh nghiệm trong quản lý và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả mang ý nghĩa quyết định đến sự thành công của quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp trong năm tới. Cùng với việc sáp nhập và tổ chức lại doanh nghiệp, tận dụng những lợi thế sẵn có, những điều kiện thuận lợi, công ty sẽ vững vàng hơn vượt qua những thử thách để phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Thiết bị Giáo dục I (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w