Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu của công ty xuất nhập khẩu Intime

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex (Trang 37 - 43)

công ty xuất nhập khẩu Intimex

của công ty. Các hợp đồng xuất khẩu được ký kết một cách liên tục và đều đặn vào tất cả các thời điểm trong năm tuy nhiên những hợp đồng này chủ yếu là những hợp đồng vừa và nhỏ Công ty xuất nhập khẩu Intimex đã tiến hành hoạt động xuất khẩu hàng nông sản thông qua hai hình thức chính là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu ủy thác. Điều đó được thể hiện rõ ràng trong bảng sau:

Bảng 7: Cơ cấu hình thức xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex giai đoạn 2005-2008

Đơn vị : 1000 USD

Hình thức

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Trực tiếp 9.799 67,5 11.917 71,8 14.692 76,5 12.194 82,1 Ủy thác 4.718 32,5 4.681 28,2 4.514 23,5 2.657 17,9

Nguồn: Phòng kế toán công ty xuất nhập khẩu Intimex

Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng, trực tiếp là hình thức xuất khẩu chủ yếu, chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong các hình thức xuất khẩu. Tỉ trọng của hình thức xuất khẩu trực tiếp tăng dần qua các năm từ 67,5% năm 2005 đã tăng lên 71,8% vào năm 2006, 76,5% vào năm 2007 và đến năm 2008 thì đã tăng lên đến 82,5%. Những mặt hàng mà công ty xuất khẩu trực tiếp là những mặt hàng chủ lực của công ty bao gồm cà phê và hạt tiêu. Điều này cho thấy công tác xuất khẩu của công ty đang trở nên chủ động hơn, không còn bị phụ thuộc nhiều vào các nhà phân phối nước ngoài trong thâm nhập, đưa mặt hàng nông sản vào thị trường nước ngoài.

Hình thức ủy thác xuất khẩu của công ty tuy có sự gia tăng về giá trị nhưng lại có sự giảm dần về tỉ trọng qua các năm. Năm 2005, hình thức ủy thác xuất khẩu chiếm tỉ trọng 32,5% thì đến năm 2006 chỉ còn 28,2%, năm 2007 là 23,5% và đến năm 2008 là 17,9%. Những mặt hàng nông sản mà

công ty nhận ủy thác xuất khẩu hoặc ủy thác xuất khẩu là những mặt hàng như hạt điều, quế, hồi, cao su…Đây là những mặt hàng chiếm tỉ trọng nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty. Tuy hình thức ủy thác không phải là hình thức xuất khẩu nông sản chủ lực của công ty nhưng với hình thức này đã giúp công ty có điều kiện mở rộng hoạt động hoạt động xuất khẩu cũng như phát triển mối quan hệ với các bạn hàng.

Trong giai đoạn từ năm 2005-2008, các mặt hàng nông sản luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của công ty khoảng từ 78% - 90%.

Bảng 8: Tỷ trọng xuất khẩu của hàng nông sản giai đoạn 2005-2008

Năm 2005 2006 2007 2008

Kim ngạch XK nông sản

(1000 USD) 114.905 123.900 53.586 42.030

Tổng kim ngạch xuất khẩu

(1000 USD) 117.463 155.000 68.400 46.555

Tỷ trọng (%) 97.82 79,93 78,34 90,28

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2005-2008

Bên cạnh đó, bảng số liệu 4 ở trên đã cho thấy rõ tình hình xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex trong giai đoạn từ năm 2005-2008:

 Mặt hàng cà phê

Công ty xuất nhập khẩu Intimex là công ty đứng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Từ bảng số liệu trên cho thấy, sản lượng cà phê xuất khẩu cũng như giá trị xuất khẩu của cà phê có sự tăng mạnh qua các năm. Nếu như năm 2005, sản lượng cà phê xuất khẩu đạt 124.055 tấn và giá trị xuất khẩu là 100.362.700 USD thì đến năm 2006 tuy sản lượng cà phê có giảm 16.155 tấn nhưng giá trị cà phê xuất khẩu lại tăng lên 34.367.700 USD

tức là khoảng 34% do giá cà phê thế giới tăng. Điều này giúp cho hoạt động xuất khẩu của công ty thu được lợi nhuận cao.

Do trong năm 2006, công ty đã cổ phần hóa thành công và chia tách thành 3 công ty con là: công ty cổ phần sản xuất và thương mại Intimex Hà Nội, công ty cổ phần Sài Gòn và công ty cổ phần xuất nhập khẩu Intimex nên đến năm 2007 sản lượng cũng như trị giá cà phê xuất khẩu của công ty đều giảm xuống chỉ cần lần lượt là 33.719 tấn và 51 triệu USD.

Đến tháng 9 năm 2008, do phải dồn nhiều nguồn lực để công ty mẹ ở Hà Nội tiến hành cổ phần hóa nên sản lượng cà phê xuất khẩu tiếp tục giảm xuống chỉ còn 14.018,9 tấn và trị giá xuất khẩu giảm xuống còn 29.802 nghìn USD. Trong năm 2007 và 2008, sản lượng và trị giá xuất khẩu tính riêng cho công ty mẹ còn từ năm 2006 trở về trước thì sản lượng cũng như trị giá xuất khẩu tính chung cho cả tổng công ty. EU và Mỹ là hai thị trường xuất khẩu chủ lực đối với mặt hàng cà phê của công ty, chiếm trên 70% tỉ trọng trong kim ngạch xuất khẩu đối với mặt hàng cà phê

 Mặt hàng hạt tiêu

Đến năm 2007, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu hạt tiêu hàng đầu trên thế giới với sản lượng xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 44.200 tấn. Intimex chính là doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu hạt tiêu ở Việt Nam. Năm 2005, công ty đã xuất khẩu 8.533 tấn hạt tiêu với trị giá xuất khẩu lên đến11.499 nghìn USD. Năm 2006, sản lượng xuất khẩu của công ty tăng 1.325 tấn đồng thời trị giá xuất khẩu cũng tăng 4.551 nghìn USD tức là khoảng 39,7% so với năm 2005. Năm 2007, công ty mẹ Intimex đã xuất khẩu 2809 tấn, kim ngạch đạt 9 triệu USD. Năm 2008, sản lượng hạt tiêu xuất khẩu cũng như kim ngạch xuất khẩu giảm xuống chỉ còn lần lượt là 1267,47 tấn và 4 triệu USD. EU, Mỹ và Nga – Đông Âu là những thị trường nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất của công ty, chiếm 75% kim ngạch xuất khẩu

hạt tiêu của công ty.

 Mặt hàng cơm dừa

Cơm dừa là mặt hàng xuất khẩu mới mà công ty mạnh dạn đầu tư. Công ty tiến hành hoạt động tìm kiếm khách hàng và thị trường đối với mặt hàng này từ năm 2004. Vì là mặt hàng mới kinh doanh nên sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu của công ty đối với mặt hàng này là chưa cao nhưng đây lại là mặt hàng có sự tăng nhanh qua các năm. Nếu như năm 2005, sản lượng cơm dừa xuất khẩu là 1327,9 tấn đạt 1437 nghìn USD thì đến năm 2006 sản lượng xuất khẩu đã tăng lên 1569 tấn với trị giá xuất khẩu tăng 1609 nghìn USD, khoảng 11,96% Trong năm 2007 và 2008, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu đối với mặt hàng này tiếp tục tăng nhanh và điều này đã cho thấy được cơm dừa chính là một bước đi đúng đắn của công ty trong chiến lược phát triển đa dạng hóa thị trường và sản phẩm xuất khẩu. Các nước UEA, Nga và ASEAN là những thị trường xuất khẩu đóng vai trò chủ lực đối với mặt hàng cơm dừa, chiếm trên 70% kim ngạch xuất khẩu của công ty.

 Mặt hàng tinh bột sắn

Công ty Intimex đã đầu tư xây dựng một số nhà máy chế biến tinh bột sắn để nâng cao chất lượng tinh bột sắn xuất khẩu cũng như tồn trữ các sản phẩm đã qua chế biến trong thời gian trái vụ. Trong những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu đối với mặt hàng tinh bột sắn của công ty tương đối phát triển. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng đều qua các năm, năm 2005 công ty xuất khẩu 4020,6 tấn thu về 1.050 nghìn USD, năm 2006 sản lượng xuất khẩu của công ty đã tăng lên đến 4.725 tấn với trị giá xuất khẩu đạt 1.132 nghìn USD tăng 7,8%. Đến năm 2007 thì sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tinh bột sắn của công ty vẫn tiếp tục tăng nhưng đến năm 2008 thì cả sản lượng và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đều giảm như nguyên nhân đã nói ở trên là do công ty dành nhiều nguồn lực cho công tác cổ

phần hóa ở công ty mẹ. Nga và Trung Quốc là hai thị trường đóng vai trò chủ lực đối với mặt hàng này của công ty, chiếm trên 80% kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này.

 Mặt hàng hạt điều

Đây là mặt hàng mới đang được công ty quan tâm để tiến hành xuất khẩu. Với mặt hàng này tuy thị trường xuất khẩu còn hạn chế nhưng trong giai đoạn từ năm 2005-2008 thì sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này có sự tăng mạnh qua từng năm. Nếu như năm 2005, sản lượng xuất khẩu là 31,74 tấn đạt 185 nghìn USD thì đến năm 2008, sản lượng xuất khẩu đã đạt 443,05 tấn, tăng gần 14 lần và trị giá xuất khẩu đạt mức 550 nghìn USD, tức là tăng gần 3 lần so với năm 2005. Có thể thấy một điều nổi bật là số lượng xuất khẩu tăng nhanh nhưng giá của mặt hàng điều xuất khẩu này có xu hướng giảm trên thị trường thế giới. Nga – Đông Âu là thị trường nhập khẩu chủ lực đối với mặt hàng này của công ty

 Mặt hàng lạc nhân

Lạc nhân chưa phải là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty xuất nhập khẩu Intimex. Hoạt động xuất khẩu mặt hàng này của công ty còn ít với sản lượng xuất khẩu hàng năm khoảng 1365 tấn thu về 822,8 nghìn USD hàng năm và thường chỉ được thực hiện thông qua những hợp đồng đặt hàng nhỏ sang một số ít thị trường như Indonexia, Malaysia, Srilanca và Philipin.

 Mặt hàng chè

Đây là mặt hàng mà công ty chưa chú trọng đầu tư để phát triển nên sản lượng xuất khẩu thấp và giảm qua các năm. Năm 2004, công ty xuất khẩu 163 tấn đạt 109 nghìn USD và năm 2005 săn lượng xuất khẩu giảm xuống chỉ còn 68 tấn, đạt 78,2 nghìn USD. Đến năm 2007 thì công ty không xuất khẩu mặt hàng này nữa.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w