Các trách nhiệm chủ yếu

Một phần của tài liệu Giới Thiệu Phương Thức Quản Lý Hệ Thống Công Việc Vừa Đúng Lúc (JIT) Vận dụng tại Công Ty Toyota Motor (Trang 57 - 67)

- Trách nhiệm chủ yếu của người chuyên chở đối với hàng hoá gồm ba nội dung sau :

1/Trách nhiệm của người chuyên chở đối với tổn thất hàng hoá:

- Công ước Bruxell 1924 còn gọi là quy tắc “ Hague 1924” và quy tắc Hague- Visby 1968 đều quy định trách nhiệm của người chuyên chở theo tính chất sau:

- Người chuyên chở chỉ phải chịu trách nhiệm đối với hư hỏng, mất mát của hàng hoá do cung cấp tàu không đủ khả năng đi biển (Unseawrthy ship) và do xếp hàng quá tồi( Bad stowage)

- Người chuyên chở phải chịu trách nhiệm đối với hư hỏng, mất mát của hàng hóa trong mọi trường hợp nếu không chứng minh được các trường hợp gây nên hư hỏng, mất mát của hàng hoá nằm trong các miễn trách hoặc ngoài tầm kiểm soát của người chuyên chở .

Quy tắc Hamburg 1978 quy định khác so với hai quy tắc trên ở các điểm chính sau đây :

- Người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về mất mát hư hỏng của hàng hoá, về sự chậm giao hàng một khi hàng hoá còn nằm trong thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở .

Quy tắc Hamburg 1978 không dựa trên việc liệt kê các miễn trách nhiệm, mà dựa trên nguyên tắc: “ Suy đoán lỗi”. Điều này có nghĩa là khi có hư hỏng, mất mát, hay chậm giao hàng hoá, thì suy đoán rằng người chuyên chở có lỗi. Người chuyên chở muốn giải thoát trách nhiệm, thì phải có nghĩa vụ chứng minh là mình không có lỗi, hoặc đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn ngừa sự cố gây ra mất mát, hoặc chậm giao hàng . Tuy nhiên, Quy tắc Hamgurg 1978 cũng còn quy định hai trường hợp miễn trách cho người chuyên chở là hư hỏng, mất mát hoặc chậm giao hàng do cứu sinh mạng, hay tài sản trên biển và thiệt hại do việc chuyên chở súc vật sống, từ tính chất đặc biệt của loại hàng hoá này.

Bộ luật hàng hải Việt nam quy định cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở dựa trên sự tham khảo các quy phạm của Quy tắc Hague – Visby và Quy tắc Hamburg 1978 .

- Người chuyên chở chịu trách nhiệm đối với hư hỏng, mất mát của hàng hoá ,trong trường hợp tàu không đủ khả năng đi biển và do bảo quản, chất, xếp hàng hoá tồi .

- Ngoài các điều miễn trách ở trên người chuyên chở muốn được thoát trách nhiệm thì phải có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi hoặc đã áp

dụng các biện biện pháp cần thiết hợp lý để ngăn ngừa các sự cố gây ra các tổn thất .

2. Trách nhiệm của người chuyên chở về mặt thời gian còn gọi là : Thời hạn trách nhiệm ( Period of Responsibiliti )

-Theo Quy tắc Hague 1924 và Hague –Visby 1968 quy định thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở là từ “ Móc cẩu đến móc cẩu”, có nghĩa là người chuyên chở chỉ chịu trách đối với sự mất mát , hư hỏng , thiệt hại của hàng hoá, từ khi móc cẩu móc vào kiện hàng trên bờ (nếu cần cẩu của tàu ), hoặc khi móc cẩu rời kiện hàng trên tàu ( nếu cần cẩu của cảng), ở cảng đi, đến khi móc cẩu rời kiện hàng trên bờ ( nếu cần cẩu tàu ) hoặc móc cẩu móc vào kiện hàng trên tàu (nếu cần cẩu của cảng) ở cảng đến. Nếu hàng hoá được đưa đến cảng nhưng chưa bốc lên tàu, mặc dù người chuyên chở đã cấp vận đơn “Nhận để bốc” thì hàng vẫn chưa thuộc trách nhiệm của người chuyên chở. Ngoài ra, người chuyên chở cũng không chịu trách nhiệm khi hàng hoá được dỡ hết khỏi, tàu mà vẫn chưa giao cho người nhận, phải nằm tại kho cảng , kho ngoại quan .

-Theo quy tắc Hamburg 1978 quy định thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở rộng hơn, chủ yếu là thời gian trước khi xếp hàng lên tàu và thời gian sau khi dỡ hàng ra khỏi tàu. Cụ thể người chuyên chở chịu trách nhiệm về hàng hoá kể từ khi anh ta nhận hàng từ người gửi hàng, hoặc từ người thứ ba nào khác có thẩm quyền tại cảng xếp hàng, tiếp tục trong suốt quá trình vận chuyển, cho đến khi anh ta giao hàng cho người nhận hàng, hoặc đại diện người nhận hàng tại cảng dỡ hàng .

-Theo luật hàng hải Việt nam ( Điều 108 khoản 1) thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở từ khi bốc hàng lên tàu, đến khi giao hàng cho người nhận hàng cụ thể là:

+ Qua lan can tàu nếu chi phí bốc dỡ thuộc người gửi và nhận hàng + Tại kho cảng xếp dỡ nếu chi thuộc người chuyên chở

+ Tại bãi container ( CY) nếu người gửi hàng vận chuyển nội địa, tại kho hàng của khách nếu người chuyên chở vận chuyển nội địa

2. Mức bồi thường tối đa của người chuyên chở , còn gọi là giới hạn trách nhiệm (Limitation of Liability)

Nếu hàng đã kê khai giá trị và ghi vào vận đơn thì giới hạn bồi thường tổn thất tối đa, chính là giá trị đã kê khai. Tuy nhiên, lời khai không có giá trị ràng buộc và không có tính chất quyết định. Nếu người chuyên chở chứng minh được rằng, giá trị kê khai lớn hơn giá trị thực tế thì thanh toán theo giá trị thực tế . Ngoài ra, Người chuyên chở, Thuyền trưởng hay đại lý của người chuyên chở và Người gửi hàng có thể thoả thuận với nhau một số tiền tối đa, khác với số tiền quy định trong luật qui định, miễn là số tiền tối đa thoả thuận nay không được thấp hơn số tiền nói trên .

Trong bất kỳ trường hợp nào, người chuyên chở và tàu cũng không chịu trách nhiệm về mất mát, hay hư hỏng hàng hoá nếu người gửi hàng cố tình, kê khai sai tính chất hoặc giá trị hàng hoá đó trên vận đơn .

Đối với hàng chuyên chở không kê khai giá trị, giới hạn bồi thường tối đa chính là mức quy định ghi trong luật điều chỉnh hợp đồng. Người chuyên chở không bồi thường vượt quá 100 Bảng Anh cho một kiện hay một đơn vị hàng hoá (Quy tắc Hague 1924). 10.000 Ffr vàng cho một kiện hay một đơn vị hàng hoá hoặc 30 Ffr vàng cho 1 kg hàng hoá tuỳ chủ hàng chọn (Quy tắc Hague – Visby 1968), 835 SDR cho một kiện hàng hay 2,5 SDR cho 1kg hàng tuỳ chủ hàng chọn (Quy tắc Hamburg 1978) . Trong thực tế, có nhiều loại hàng rất khó kê khai chính xác, hoặc chủ hàng muốn giấu số hàng của họ, nên nhiều khi người chuyên chở khó biết được trị giá chính thức của lô hàng mình chở hoặc có khi biết người chuyên chở cũng không thừa nhận là biết, để ghi dự kháng trên vận đơn để dễ bề từ chối trách nhiệm sau này .

Khi bồi thường, người ta thường bồi thường theo kiện, nếu là hàng hoá đóng gói bao bì, còn bồi thường cho những loại hàng hoá không có bao bì, thì dùng đơn vị tính cước để tính bồi thường. Ví dụ: Cước tính theo tấn thì bồi thường theo tấn .

2.1 Quy tắc Hague 1924 quy định giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở hàng hoá là 100 GBP/kiện, hoặc đơn vị hàng hoá chuyên chở. Giới hạn này quá thấp do đồng tiền GBP lúc ra đời Quy tắc được bảo đảm bằng vàng và chưa lạm phát như ngày nay, nên khi áp dụng Quy tắc các nước thường nâng cao mức trách nhiệm lên thành 200 GBP/kiện ở Anh, hay 500 USD/ kiện ở Mỹ

Lần sửa đổi năm 1968 Quy tắc Hague – Visby 1968 có mức giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở là 10.000 Ffr vàng /kiện hoặc 1 đơn vị chuyên chở hay 30 Ffr vàng cho 1kg hàng hoá cả bì bị tổn thất tuỳ theo cách tính nào cao hơn (Lần sửa đổi năm 1979 giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở được tính bằng đồng SDR cụ thể là 666,67 SDR / kiện hoặc đơn vị chuyên chở hay 2 SDR/ Kg hàng hoá cả bì bị tổn thất tuỳ theo cách tính nào cao hơn).

2.2 Quy tắc Hamburg 1978: Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở một lần nữa lại được nâng cao thêm, cụ thể là : 835 SDR/ kiện hay 2,5 SDR/ kg hàng hoá cả bì bị tổn thất, đối với những nước không sử dụng SDR thì có thể dùng một giới hạn trách nhiệm khác là 12.500 đơn vị tiền tệ / kiện hay 37,5 đơn vị tiền tệ/1kg hàng hoá cả bì bị tổn thất tuỳ theo cách tính nào cao hơn (Các đơn vị tiền tệ này cũng phải có hàm lượng vàng tương 65,5 mg vàng 90% Au)

- Quy tắc Hamburg 1978 còn quy định giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở trong trường hợp giao hàng chậm . Cụ thể là người chuyên chở phải bồi thường 2,5 lần tiền cước của hàng hoá bị giao chậm, nhưng không vượt quá tổng số tiền cước của hợp đồng .

2.3 Luật hàng hải Việt nam :

Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở là mức cao nhất mà người chuyên chở, phải bồi thường cho một đơn vị chuyên chở khi hàng hoá không khai báo trị giá vào B/L là:

+10.000 Franc vàng/ kiện hoặc 30 Franc vàng tuỳ chọn, tiền bồi thường tính theo tỷ giá ngân hàng nhà nước Việt nam, công bố vào thời điểm thanh toán bồi thường . Ở đây nảy sinh vấn đề, giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở theo luật hàng hải Việt nam không khả thi, vì tỷ giá giữa đồng FFr vàng và đồng Việt

nam chưa từng được công bố lần nào, kể từ khi bộ luật hàng hải Việt Nam được thông qua vào ngày 12/7/1990. Vấn đề đặt ra là ngân hàng nhà nước Việt Nam sớm công bố tỷ giá này, để các phán quyết của trọng tài xử theo luật Việt Nam có tính khả thi, hoặc phải mau chóng sửa đổi luật, tránh việc quy định các điều khoản không thi hành được.

+ Nếu khai báo chủng loại và giá trị hàng hoá trước khi bốc hàng và người chuyên chở chấp nhận ghi vào vận đơn, giấy gửi hàng, hoặc các chứng từ vận tải tương đương thì người chuyên chở chịu trách nhiệm bồi thường theo giá trị theo nguyên tắc bồi thường bằng tiền . Đối với hàng hoá bị mất 100% trị giá khai báo, đối với hàng hoá hư hỏng thì bồi thường bằng mức chênh lệch giữa trị khai báo và giá trị còn lại (Giá trị hàng hoá còn lại xác định theo cơ sở giá thị trường ở nơi và thời điểm dỡ hàng hoặc lẽ ra phải dỡ hàng, nếu không xác định được thì tính trên cơ sở giá thị trường nơi và thời điểm bốc hàng cộng thêm chi phí vận chuyển đến cảng dỡ) .

B/ Các nghĩa vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người thuê chở trong hợp đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển

I . Các nghĩa vụ chính :

- Nghĩa vụ cung cấp hàng : Người thuê chở phải cung cấp hàng đúng như trong hợp đồng chuyên chở đã ký hoặc đơn lưu khoang gồm :

Đúng chủng loại hàng, muốn thay đổi hàng phải báo trước cho người chuyên chở và phải được người chuyên chở đồng ý (Trừ trường hợp đã có thoả thuận trước trong hợp đồng )

Đủ số lượng, trọng lượng, nếu thiếu thì người thuê chở phải chịu cước khống

Đúng thời gian và địa điểm : Khi tàu đã đến cảng bốc hàng đúng thời hạn mà người thuê chở chậm cung cấp hàng, thì người chuyên chở có quyền không chờ đợi và đòi bồi thường thiệt hại phát sinh .

+ Lưu ý : Nếu hàng cần đóng gói, thì phải đóng gói bằng bao bì phù hợp, sao cho thuyền trưởng không từ chối nhận hàng, hoặc nhận hàng mà không ghi bất cứ

bảo lưu về bao bì nào trên vận đơn . Ngoài ra người thuê chở còn phải ghi ký mã hiệu rõ ràng trên kiện hàng , phải khai báo tính chất của hàng hoá.

- Nghĩa vụ thu xếp cầu bến cho tàu vào làm hàng nếu hợp đồng không quy định người thuê chở làm việc này (đây là nghĩa vụ đương nhiên của người thuê tàu, thường không ghi vào hợp đồng, là một loại tập quán hàng hải )

- Nghĩa vụ trả tiền cước phí vận chuyển : Người thuê chở phải trả tiền cước đầy đủ, đúng thời gian, địa điểm, bằng đồng tiền, phương thức thanh toán do hai bên thoả thuận. Tiền cước tàu chợ bao gồm cả chi phí bốc và dỡ hàng, tiền cước tàu chuyến thì tuỳ theo thoả thuận trong hợp đồng thuê tàu chuyến . Tiền cước có thể trả bằng hai cách là trả trước (Freight prepaid) hoặc trả sau (Freight to collect). Nếu người thuê chở trả chậm, trả thiếu hoặc không trả tiền cước, thì người chuyên chở có quyền cầm giữ hàng trong một khoảng thời gian hợp lý, để đòi tiền nợ cước . Sau khoảng thời gian hợp lý đó, người thuê chở vẫn không trả thì người chuyên chở có quyền xin lệnh toà án về việc thanh lý, bán hàng để thu hồi tiền cước phí .

- Nghĩa vụ bốc, dỡ, san xếp hàng hóa nếu hợp đồng thuê tàu chuyến quy định. Nếu hợp đồng thuê tàu chuyến không đề cập đến chi phí bốc, dỡ, san, xếp thì ngươì thuê chở phải tiến hành bốc dỡ san xếp và chịu chi phí và rủi ro về việc này (Hiện các hợp đồng mẫu GENCON thường áp dụng điều kiện FIOST).

II/ Các quyền hạn chủ yếu của người thuê chở :

- Người thuê chở có quyền đòi tiền phạt, tiền chi phí tổn thất, mất mát thiệt

hại đến với hàng hoá do việc người chuyên chở cung cấp một con tàu không

đúng như trong hợp đồng, không đủ khả năng đi biển …. Người thuê chở có

quyền huỷ hợp đồng và đòi tiền phạt nếu người chuyên chở không cung cấp tàu, hoặc cung cấp con tàu không đúng như trong hợp đồng.

Quyền khiếu nại, kiện của người thuê chở : Người thuê chở khi nhận hàng nhận thấy hàng hoá có tổn thất hoặc nghi ngờ tổn thất có quyền bảo lưu quyền khiếu nại và kiện của mình với điều kiện đúng các thủ tục như sau:

i) Thông báo tổn thất : Đây là một thông báo bằng văn bản của người nhận hàng, nói rõ tình trạng tổn thất của hàng hoá và gửi cho người chuyên chở trong thời hạn quy định, để bảo lưu quyền khiếu nại đòi bồi thường sau này. Nếu không thông báo, sẽ suy đoán rằng người chuyên chở đã giao hàng trong điều kiện tốt ( Đã giao hàng đúng như đã mô tả trong vận đơn ) và người chuyên chở hết trách nhiệm đối với hàng hoá

Cách thông báo :

+ Đối với tổn thất rõ rệt : Khi nhận thấy hàng hoá bị tổn thất rõ rệt (Có thể nhìn thấy bằng mắt thường) như đổ vỡ, bao bì rách, ướt ....người nhận hàng phải gửi thông báo bằng văn bản về những mất mát, hay hư hỏng và tính chất chung của những mất mát hay hư hỏng ấy cho người chuyên chở hay đại lý của người chuyên chở tại cảng dỡ hàng, trước hoặc vào lúc trao hàng cho người nhận (Quy tắc Hague 1924), hoặc không muộn hơn ngày làm việc sau ngày hàng được giao cho người nhận hàng tại cảng đích (Quy tắc Hamburg 1978). Trong trường hợp này tốt nhất là lập được "Biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng " (Cargo outurn report) . Biên bản phải nói rõ về tình trạng của hàng hoá và phải được thuyền trưởng ký xác nhận, là hàng hoá bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển . Nếu thuyền trưởng từ chối không ký vào biên bản, thì phải mời cơ quan giám định đến lập biên bản giám định ngay .

+ Đối với tổn thất không rõ rệt : Là những tổn thất không phát hiện được bằng mắt thường, hay nghi ngờ hàng hoá bị tổn thất bên trong như, hàng bị rút ruột hoặc bị tổn thất rõ rệt nhưng không lập được " Biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng”.Trong trường hợp này, người nhận hàng phải gửi "Thư dự kháng" cho thuyền trưởng hoặc cơ quan đại lý tàu trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày giao xong hàng ở cảng đích (Quy tắc Hague 1924), hoặc 15 ngày liên tục kể từ ngày giao xong hàng tại cảng đích (Quy tắc Hamburg 1978). Chủ hàng, sau khi gửi thư dự kháng thì mời cơ quan giám định độc lập đến, giám định tổn thất và lập biên bản. Nếu không làm thư dự kháng trong thời hạn trên, sau này hàng có tổn thất gì thì chủ hàng cũng mất quyền khiếu nại đối với người chuyên chở .

Thư dự kháng, phải làm cụ thể ghi rõ ngày cấp vận đơn , tên tàu , tên hàng, ngày nhận hàng, số lượng hàng ước tính bị tổn thất, mức độ tổn thất ước tính, trách nhiệm đối với tổn thất,.... Thư dự kháng có thể làm bằng một thư riêng, hay ghi ngay trên vận đơn khi nộp vận đơn đó cho tàu để lấy hàng .

Một phần của tài liệu Giới Thiệu Phương Thức Quản Lý Hệ Thống Công Việc Vừa Đúng Lúc (JIT) Vận dụng tại Công Ty Toyota Motor (Trang 57 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)