Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo thông qua dự án “Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ” tại hai Huyện Tân Lạc và Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình - Thực trạng và giải pháp (Trang 60 - 62)

3. Đánh giá chung về hoạt động của dự án “Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ”

3.2. Kết quả đạt được

Hợp phần 1 – Phát triển kinh tế ở địa phương: Việt Nam đang dần từng bước mở cửa thị trường, trong tương lai sẽ được những luật của nền kinh tế thị trường tự do và toàn cầu hóa kinh tế quyết định ngày càng nhiều. Do vậy các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam phải dựa vào sự tăng trưởng phi tập trung và định hướng thị trường có hiệu quả rộng khắp ( Tăng trưởng vì người nghèo) và do đó cố gắng tạo ra cân bằng giữa những mục tiêu về phát triển kinh tế và công bằng xã hội. Việc thử nghiệm các phương pháp phân tích đặc thù vì người nghèo để nhằm xác định những tiềm năng kinh tế cho nhóm người dân nghèo đã được dự án “Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ” triển khai trong giai đoạn vừa qua.

Với việc tổ chức các khóa đào tạo đã tăng cường năng lực cho những cán bộ tại địa phương, những cán bộ ở cấp xã và cấp huyện cũng như các công ty tư nhân. Trọng tâm của các khóa đào tạo bao gồm cả việc lập kế hoạch và sử dụng nguồn kinh phí hiệu quả, các chương trình trao đổi kinh nghiệm giữa các tỉnh bạn về cam kết đối với thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như tăng cường nhận thức của những người có liên quan ở địa phương về ý nghĩa của các tiếp cận phát triển vì người nghèo.

Dự án đã góp phần vào quy hoạch phát triển huyện và xã có sự tham gia của người dân. Như vậy những người dân đã có cơ hội đưa ra những ưu tiên phát triển của họ và nhận được trợ cấp từ ngân sách của nhà nước.

Kết quả thu được của dự án ở hợp phần 1 là 20 % hộ gia đình nghèo tại hai huyện Tân Lạc và Lạc Thủy kể từ năm 2006 thu nhập của những hộ nghèo đã tăng ít nhất 10%. Bên cạnh đó, đã có hai mô hình về hỗ trợ việc làm hướng tới giảm nghèo và những biện pháp hỗ trợ về thành lập các doanh nghiệp được các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực triển khai. Các mô hình này được nghiên cứu dựa trên thực trạng tại hai huyện Tân Lạc và Lạc Thủy với những số liệu thực tế.

Hợp phần 2 - An sinh xã hội :Mô hình về quỹ hỗ trợ rủi ro đã được triển khai. Mô hình được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm của những hệ thống giảm thiểu rủi ro bằng nguồn kinh phí công và nguồn khác từ bên ngoài. Mô hình cố gắng tạo ra sự hấp dẫn và những cơ hội tiếp cận cho nhóm đối tượng mục tiêu bằng tính bền vững về mặt tài chính. Đến nay tỷ lệ hội viên tham gia đạt trên 77% tổng số hộ gia đình. Điều này cho thấy tính hấp dẫn cao và cơ hội tham gia dễ dàng vì mức đóng phí thấp đối với các hộ gia đình (20.000 đồng/hộ/năm)

Do đó, từ khi thành lập quỹ đến nay đã có 25 trường hợp bị thiệt hại và nhận đươc hỗ trợ kinh phí từ Quỹ xã hội này. Chiếm 65 % hộ nghèo tại hai huyện của dự án bị thiệt hại có liên quan đến bảo hiểm được chi trả từ quỹ bảo hiểm xã hội của xã.

Hợp phần 3- Giám sát nghèo ở địa phương: Hệ thống giám sát nghèo tại địa phương cho phép các nhà hoạch định chính sách ở cấp huyện quan sát xu thế và đánh giá những tác động của các hoạt động của họ. Việc lựa chọn những chỉ số phù hợp, như tỷ lệ đi học và tình trạng dinh dưỡng, các giai

đoạn để thu thập, nhập và xử lý đánh giá là rất quan trọng. Để nâng cao chấp lượng của những số liệu đã được thu thập, các cán bộ giám sát giảm nghèo đã được tập huấn về những phương pháp thu thập dữ liệu. Bên cạnh đó, các chuyên gia về công nghệ thông tin đã phát triển được một phần mềm để thống kê việc giám sát dữ liệu một cách dễ hiểu và trực quan.

Do đó, đã có 65% các xã trong hai huyện của dự án triển khai mô hình giám sát nghèo và đánh giá mức độ nghèo theo tiêu chí thống nhất về chất lượng.

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo thông qua dự án “Hỗ trợ giảm nghèo – GTZ” tại hai Huyện Tân Lạc và Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình - Thực trạng và giải pháp (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w