Bảng 7: Tỷ trọng nhập khẩu của các thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy việc thông quan nhập khẩu hàng hoá đối với công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội (Trang 32 - 40)

Thị trường 1. Mỹ 34% 27% 20% 2. Nhật Bản 27% 29% 34% 3. Đức 4% 5% 6% 4. Hàn Quốc 3% 5% 4% 5. Trung Quốc 2% 3% 5% 6. Singapore 13% 15% 12% 7. Italya 12% 12% 15% Các thị trường khác 5% 4% 4%

(Nguồn: Công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội)

Cơ cấu thị trường nhập khẩu của công ty chủ yếu là 7 thị trường: Mỹ, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Italya. Trong đó lượng thiết bị y tế nhập khẩu nhiều tập trung vào Mỹ, Nhật Bản, Singapore và Italya. Đáng chú ý là kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản đã tăng dần qua các năm và trở thành thị trường nhập khẩu hàng đầu của công ty. Tỷ trọng nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản tính đến năm 2009 chiếm 34% tương ứng với kim ngạch nhập khẩu là 15.8 tỉ đồng. Tỷ trọng nhập khẩu từ thị trường Mỹ (2009) chiếm 20% tương ứng với kim ngạch nhập khẩu là 9.28 tỷ đồng. Thị trường Singapore và Italya có kim ngạch nhập khẩu năm 2009 tương ứng là 5.57 tỷ đồng và 6.96 tỷ đồng. Nhìn chung, giá của các loại máy móc, thiết bị y tế của các thị trường này khá ổn định, máy có giá thay đổi là rất ít.

4. Quá trình nhập khẩu theo thời gian.

Công ty ARMEPHACO đã và đang cung cấp trực tiếp nhiều thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến từ các nước phát triển cho các bệnh viện lớn trong nước như: Bệnh viện 108, Bệnh viện 175, Bệnh viện 354, Bệnh viện 9, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện giao thông vận tải, Bệnh viện Lao Phổi trung ương,

Bệnh viện các tỉnh miền nam như: Bình Thuận, An Giang, Bệnh viện 175, Bệnh viện Ung bướu Tp. Hồ Chí Minh...

Ngoài ra, công ty còn cung cấp sản phẩm cho Cục Y tế - Bộ Công an, Cục Hậu cần Kỹ thuật - Bộ Tư lệnh Biên phòng, các dự án lớn của Bộ Y tế, các Tổ chức Phi Chính phủ như: Chương trình hỗ trợ y tế Quốc gia, Chương trình phát triển hệ thống y tế và nhiều dự án khác...

Công ty thường kinh doanh dưới hình thức ký hợp đồng trực tiếp hoặc tham gia đấu thầu và trúng thầu. Do đó quá trình thực hiện nhập khẩu của công ty phụ thuộc vào hợp đồng ký kết và các gói thầu mà công ty tham gia đấu thầu và trúng thầu.

Nhìn vào bảng số liệu Kim ngạch nhập khẩu qua các năm và Tỷ trọng nhập khẩu từ các thị trường, ta có thể thấy kim ngạch nhập khẩu có chiều hướng tăng qua các năm. Nhưng năm 2008, kim ngạch nhập khẩu của công ty có chiều hướng giảm so với xu hướng tăng trưởng và số thuế công ty phải nộp cho nhà nước thấp hơn so với năm 2007 và 2009. Nguyên nhân là do năm 2008 là năm diễn ra khủng hoảng kinh tế thế giới, các thị trường, các công ty trong và ngoài nước đều chịu áp lực của khủng hoảng kinh tế và do đó kim ngạch nhập khẩu của công ty ARMEPHACO cũng bị sụt giảm theo xu hướng chung.

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG QUAN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY ARMEPHACO.

1. Hoạt động phục vụ cho việc khai báo và hoàn tất hồ sơ Hải quan nhập khẩu của công ty.

Việc xác định xuất xứ hàng hóa có ý nghĩa rất quan trọng trong thương mại quốc tế và hoạt động nhập khẩu. Mục đích của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là để chứng minh hàng hóa đó được hưởng các ưu đãi thuế quan mà nước nhập khẩu dành cho nước xuất xứ hàng hóa và C/O còn là yêu cầu đối với hoạt động xuất nhập khẩu (yêu cầu của các bên mua, bán trong thương mại quốc tế, yêu cầu quản của nước xuất, nhập khẩu…).

Hầu hết hàng hoá mà công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội nhập khẩu về là từ những thị trường lớn như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Châu Âu. Những thị trường này không được hưởng ưu đãi về thuế quan ở Việt Nam nhưng vẫn cần có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá vì đó là yêu cầu đối với hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị y tế của quốc gia. Hay nói cách khác là hàng hoá thuộc diện phải tuân thủ theo các chế độ pháp lý nhập khẩu theo quy định của Bộ Y tế và pháp luật Việt Nam.

1.2. Phân loại hàng hoá.

Quá trình phân loại hàng hoá của công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội tuân thủ theo những nội dung sau:

• Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, Biểu thuế

nhập khẩu.

• Các quy tắc tổng quát của công ước HS. • Chú giải bắt buộc của công ước HS.

• Tham khảo chú giải bổ sung Danh mục thuế quan hài hoà ASEAN

(AHTN) và chú giải chi tiết hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá (HS).

• Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, Biểu thuế nhập khẩu.

• Thực tế hàng hoá.

• Tài liệu kỹ thuật, mô tả chi tiết hàng hoá, catalogue minh hoạ hàng hoá. • Kết quả phân tích, giám định hàng hoá.

Các loại máy móc, thiết bị y tế công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội nhập khẩu về được xếp vào loại thiết bị toàn bộ hoặc thiết bị đồng bộ. Các loại máy móc công ty nhập khẩu về hầu hết thuộc các nhóm, phân nhóm hàng của các Chương 84, 85, 86, 88, 89, 90 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành được áp dụng nguyên tắc phân loại theo máy chính để tính thuế nhập khẩu.

Đối với lô hàng thiết bị toàn bộ gồm nhiều tập hợp máy móc, dây chuyền khác nhau, trong đó mỗi tập hợp dây chuyền có một máy chính thì phân loại lô hàng nhập khẩu thành từng nhóm các máy móc thiết bị tương ứng với từng dây chuyền để tính thuế theo nguyên tắc trên.

Trường hợp máy chính có mức thuế nhập khẩu cao hơn các máy móc thiết bị khác thì áp dụng cách phân loại theo máy chính hoặc phân loại theo từng máy.

Một dây chuyền thiết bị y tế nếu được nhập khẩu từ một hoặc nhiều thị trường khác nhau, có xuất xứ từ một hoặc nhiều nước, nhập về cùng hoặc không cùng một chuyến thì phải tạo thành một tổ hợp hoặc dây chuyền hoạt động đồng bộ. Theo quy định của Nhà nước thì thiết bị có thể vừa được nhập khẩu, vừa tự sản xuất hoặc mua trong nước nhưng phải đáp ứng ba điều kiện: máy chính phải được nhập khẩu; tập hợp các máy móc, thiết bị vừa nhập khẩu, vừa tự sản xuất hoặc mua trong nước phải tạo thành tổ hợp hoặc dây

chuyền hoạt động đồng bộ; đối tượng nhập khẩu (hoặc sử dụng) máy móc phải tự kê khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai này.

Do đó, người khai Hải quan có trách nhiệm phân loại hàng hoá (xác định chính xác tên gọi, mô tả, mã số hàng hoá) trên tờ khai Hải quan và chịu trách nhiệm về việc phân loại đó.

Các loại máy móc, trang thiết bị y tế thường là rất khó phân loại. Do đó, nếu trường hợp công ty không tự phân loại được hàng hoá thì có thể đề nghị cơ quan Hải quan phân loại trước khi làm thủ tục. Nếu hàng hoá phức tạp hơn và cơ quan Hải quan khó phân loại thì có thể đề nghị một cơ quan, tổ chức giám định chuyên ngành giám định làm cơ sở cho người khai hải quan thực hiện việc phân loại và khai báo Hải quan.

1.3. Xác định trị giá hàng hoá nhập khẩu để tính thuế.

Công ty ARMEPHACO áp dụng Hiệp định về xác định trị giá tính thuế Hải quan mà WTO quy định đối với các nước thành viên.

Hiệp định về trị giá tính thuế Hải quan đưa ra 01 phương pháp chuẩn và 05 phương pháp thay thế (sử dụng trong trường hợp không áp dụng phương pháp chuẩn). Công ty luôn hiểu, nắm chắc và vận dụng các nguyên tắc này để bảo vệ lợi ích của mình.

 Phương pháp tính chuẩn: Trị giá hàng hoá nhập khẩu để tính thuế nhập khẩu là giá thực trả hoặc giá sẽ phải trả khi hàng hoá được bán từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu (gọi là giá giao dịch). Nói cách khác thì giá sử dụng để tính thuế sẽ là giá ghi trên hợp đồng mua bán ngoại thương, trên hoá đơn bán hàng. Mức giá này có thể được điều chỉnh cộng thêm một số loại chi phí hợp lý.

 Các phương pháp tính thay thế là các phương pháp xác định giá tính thuế thay thế khi Hải quan quyết định không áp dụng phương pháp chuẩn (tức là không thừa nhận giá giao dịch làm giá tính thuế Hải quan). Bao gồm:

- Trị giá giao dịch của các hàng hoá giống hệt. - Trị giá giao dịch của hàng hoá tương tự. - Trị giá khấu trừ.

- Trị giá tính toán.

- Một phương pháp hợp lý (trong trường hợp cả 4 phương pháp trên đều không sử dụng được).

Hiện nay, hầu hết các quốc gia trong đó có Việt Nam sử dụng phương pháp tính thuế theo phần trăm trị giá hàng hoá. Mà để tính thuế theo phương thức “phần trăm trị giá hàng hoá” thì điểm mấu chốt chính là xác định “trị giá hàng hoá” để tính thuế. Hải quan luôn có xu hướng muốn tính thuế nhiều hơn và vì thế chọn phương pháp tính toán nào cho trị giá hàng hoá cao nhất có thể. Trong khi doanh nghiệp lại luôn muốn thuế thấp nhất, vì thế muốn sử dụng phương pháp tính nào đó để có trị giá hàng hoá khai báo thấp. Để giải quyết mâu thuẫn này, WTO đã thông qua Hiệp định về xác định trị giá tính thuế Hải quan nhằm thống nhất phương pháp tính trị giá hàng hoá.

Nắm bắt được điều này, ARMEPHACO luôn nắm vững và áp dụng các nguyên tắc tính trị giá tính thuế Hải quan bởi đây chính là công cụ để bảo vệ lợi ích doanh nghiệp.

1.4. Công tác tham vấn giá hàng hóa.

Tham vấn là một hoạt động nghiệp vụ trong dây chuyền quy trình thủ tục hàng hóa nhập khẩu, tham vấn là việc cơ quan hải quan và người khai hải

quan trao đổi, cung cấp thông tin lẫn nhau về vấn đề giá cả của lô hàng nhập khẩu có liên quan theo đề nghị của cơ quan hải quan (nếu có nghi vấn) hoặc theo đề nghị của người khai hải quan (nếu không thể xác định được trị giá). Thời gian tham vấn thực hiện chậm nhất là 30 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày lô hàng được thông quan. Việc tham vấn phải thực hiện sớm nhất khi có thể và kéo dài tối đa là 30 ngày đối với những trường hợp phức tạp, với những khối lượng tham vấn lớn. Việc tham vấn có ảnh hưởng lớn tới việc tính thuế cho hàng hóa. Do đó công tác tham vấn là rất quan trọng.

Mặt hàng máy móc, trang thiết bị y tế mà công ty ARMEPHACO nhập khẩu thường xuyên, là nhóm mặt hàng phức tạp, khó áp mã HS để áp thuế và tính thuế. Do đó, trong nhiều trường hợp, công ty đã nhờ tới sự tham vấn của cơ quan Hải quan.

Sau đây là số liệu về số hợp đồng nhập khẩu của công ty được Hải quan tham vấn giá:

Bảng 8: Số hợp đồng công ty ARMEPHACO được cơ quan Hải quan

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy việc thông quan nhập khẩu hàng hoá đối với công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội (Trang 32 - 40)