Một số kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng và các Giải pháp thúc đẩy hoạt động NK của Cty XNK Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật (Trang 52 - 60)

II. Giải pháp thúc đẩy hoạt động nhập khẩu cho Công ty

2. Một số kiến nghị đối với Nhà nước

Để nâng cao hoạt động nhập khẩu, tăng cường hợp tác với quốc tế và nhằm cung cấp cho thị trường trong nước những hàng hóa có chất lượng cao, đảm bảo

cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng thì chính phủ cần quan tâm đến một số giải pháp sau:

2.1. Đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô:

Sự ổn định kinh tế vĩ mô trước hết phải hiểu là sự ổn định về các chính sách tài chính, thương mại, đầu tư, tiền tệ. Đó cũng là một trong những điều kiện tạo sự ổn định và quan tâm cho các nhà đầu tư, các công ty. Vì vậy Nhà nước cần: - Ổn định tỷ giá hối đoái:

Điều này sẽ thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa nói chung và của Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật nói riêng. Sự điều tiết này sẽ tạo cơ hội tham gia hoạt động nhập khẩu của công ty đến chiến lược đa dạng hoá mặt hàng, thị trường kinh doanh của công ty.

- Duy trì và ổn định chế độ kinh tế mở cửa ở Việt Nam có sự kiểm soát và điều tiết của Nhà nước:

Điều này hình thành thị trường đồng bộ, thông suốt, gắn nước ta với kinh tế và thị trường thế giới, thể hiện trong cả sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý. Do vậy, phát triển nền kinh tế hướng về xuất nhập khẩu vừa coi trọng thị trường trong nước với nhiều thành phần kinh tế khác là một vấn đề cần quan tâm hiện nay.

2.2. Nhà nước cần hoàn thiện các chính sách và cơ chế quản lý nhập khẩu theo hướng đơn giản hơn, thông thoáng hơn, phù hợp với cơ chế thị trường:

Những quy định về xuất khẩu và các hàng rào thương mại là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động xuất nhập khẩu. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật nói riêng, hệ thống các

chính sách và quy định nhập khẩu của Nhà nước phải được đổi mới và hoàn thiện. Cụ thể là:

- Hệ thống các văn bản pháp lý:

Các quy định phải đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán trong việc khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu để tạo nguồn hàng ổn định, lâu dài cho các công ty liên doanh xuất nhập khẩu.

- Hoàn thiện cơ chế quản lý nhập khẩu:

Trên thực tế, công tác quản lý xuất nhập khẩu của Nhà nước còn một số mặt bất cập với điều biến của hoạt động xuất khẩu, nhiều khi có không ít những thiếu sót và nhược điểm càn khắc phục.

2.3. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế:

Nhà nước cần chủ động đa dạng hoá các hình thức hợp tác quốc tế, chú trọng hợp tác với các nước có trình độ khoa học kỹ thuật cao như: Mỹ, các nước thuộc khối EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… để tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể tiếp cận được với thị trường với khách hàng, bạn hàng.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, nền kinh tế thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc, đặc biệt là xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa các hoạt động kinh tế quốc tế. Do đó hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng trở nên quan trọng đối với mỗi quốc gia. Việt Nam đang trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, nhằm đưa Việt Nam thành một nước có cơ sở vật chất hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý. Nhập khẩu thiết bị toàn bộ, máy móc, công nghệ chính là một giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu công nghệ.

Hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ trong những năm qua đã góp phần cải thiện nền kinh tế Việt Nam, phục vụ nhiều công trình trọng điểm cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, đây là một hoạt động hết sức phức tạp, liên quan đến những vấn đề lớn thuộc về đường lối chính sách và nghiệp vụ vì vậy không tránh khỏi có những mặt tồn tại trong quản lý cũng như trong quy trình thực hiện.

Trong quá trình thực tập tại Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật cùng với lượng kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập tại trường

Đại học Kinh tế quốc dân, tôi đã hoàn thành đề tài nghiên cứu: "Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy hoạt động nhập khẩu của Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật".

Đề tài đã đưa ra bức tranh toàn cảnh về hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị toàn bộ, nghiên cứu, đánh giá những thành tựu, hạn chế trong hoạt động nhập khẩu của Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nhập khẩu của công ty. Tuy nhiên do thời gian có hạn nên vấn đề nghiên cứu còn có nhiều thiếu sót. Kính mong được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các thầy cô.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh tế thương mại, Nhà xuất bản Thống kê 2003.

2. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại (tập 1 và tập 2), Nhà xuất bản Lao động - xã hội 2006.

3. Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân 2007.

4. Luật Thương mại 2005.

5. Giáo trình Thương mại quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân.

6. Giáo trình Marketing thương mại, Nhà xuất bản lao động - xã hội 2005. 7. Một số bài về hoạt động xuất nhập khẩu trên các trang web:

www.dantri.com.vn và vnexpress.net.

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 1

Chương I: Tổng quan về Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật 3

I. Khái quát về Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật 3

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật 3

2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 6

3. Cơ cấu tổ chức của Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và

Kỹ thuật 8

II. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật 12

1. Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật 12

2. Một số hợp đồng quan trọng của Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật trong 15 năm qua 14

3. Vốn và cơ cấu vốn của Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật 16

Chương II: Thực trạng hoạt động nhập khẩu của Công ty Xuất nhập khẩu

Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật 17 I. Hoạt động nhập khẩu của Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị

toàn bộ và Kỹ thuật 17 1. Phương thức kinh doanh nhập khẩu của Công ty Xuất nhập khẩu

Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật 17 2. Quy trình nhập khẩu của Công ty Xuất khẩu Thiết bị toàn bộ

và Kỹ thuật 21 3. Tình hình nhập khẩu theo mặt hàng của Công ty Xuất nhập

khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật 27 4. Tình hình nhập khẩu theo thị trường của Công ty Xuất nhập

khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật 31 II. Đánh giá chung về hoạt động nhập khẩu của Công ty

Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật 36 1. Thành tựu trong hoạt động nhập khẩu của Công ty Xuất nhập

khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật 36 2. Hạn chế trong hoạt động nhập khẩu và nguyên nhân của Công ty

Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật 37 Chương III: Định hướng và các giải pháp thúc đẩy hoạt động nhập khẩu của Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật 39 I. Định hướng của Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ

và Kỹ thuật về hoạt động nhập khẩu 39 1. Mục tiêu của Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ

và Kỹ thuật về hoạt động nhập khẩu 39 2. Phương hướng phát triển hoạt động nhập khẩu của công ty

trong những năm tới 40

II. Giải pháp thúc đẩy hoạt động nhập khẩu cho Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật 42

1. Về phía Công ty Xuất nhâp khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật 42

2. Một số kiến nghị đối với Nhà nước 53

Kết luận 56

Tài liệu tham khảo 58

Một phần của tài liệu Thực trạng và các Giải pháp thúc đẩy hoạt động NK của Cty XNK Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w