Thứ nhất, đặc điểm về ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với những ngành nghề lĩnh vực mà nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối thì tiến trình cổ phần hóa sẽ diễn ra nhanh hơn, đơn giản hơn. Ngược lại, đối với những ngành nghề, lĩnh vực quan trọng, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế vĩ mô, đời sống của nhân dân mà Nhà nước cần nắm cổ phần chi phối đặc biệt là các doanh nghiệp trong các ngành như điện lực, xây dựng, vận tải, hàng không, hàng hải, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm… thì tiền trình cổ phần hóa gặp nhiều khó khăn, và thực hiện chậm do quy mô của những doanh nghiệp này lớn, ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế. Trong giai đoạn đầu ta tập trung cổ phần hóa các DNNN thuộc các lĩnh vực kinh tế không trọng điểm, giai đoạn này đối tượng cổ phần hóa được mở rộng ra các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế nên tiến trình cổ phần hóa phải thực hiện thận trọng hơn và cũng gặp nhiều khó khăn hơn.
Thứ hai, tình hình tài chính của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, hoạt động có lãi, không có nợ xấu và có triển vọng phát triển trong tương lai thường tiến hành cổ phần hóa dễ dàng và nhanh
chóng hơn so với doanh nghiệp nợ tồn đọng nhiều, hoạt động thua lỗ, không có thị trường phát triển. Vì các doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt sẽ thu hút được đông đảo sự tham gia của các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược khi tiến hành cổ phần hóa, và quá trình xác định giá trị doanh nghiệp cũng được tiến hành nhanh chóng do không gặp khó khăn trong việc xử lý các vấn đề tài chính. Thực tế các DNNN thực hiện cổ phần hóa ở nước ta trong thời gian qua chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hoạt động thua lỗ, tình hình tài chính còn nhiều bất cập đây là một trong những lý do khiến tiến trình cổ phần hóa thực hiện chậm.
Thứ ba là giá trị của doanh nghiệp cổ phần hóa gồm cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình. DNNN có tài sản hữu hình là những trang thiết bị cũ hay mới, trình độ công nghệ như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ trong tương lai, đồng thời cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của chúng trên thị trường về mặt chi phí sản xuất và chất lượng. Điều này sẽ quyết định thị phần của doanh nghiệp, và trực tiếp ảnh hưởng đến dòng doanh thu và lợi nhuận mong đợi sẽ kiếm được trong tương lai. Tài sản vô hình là các mối quan hệ hợp tác, các nguồn lực và đặc quyền kinh doanh, hợp đồng thuê bao, bằng phát minh sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu hàng hóa, là những yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Bên cạnh đó yếu tố nhân sự cũng được kể đến khi định giá doanh nghiệp, vấn đề con người trong lao động sản xuất và hoạt động quản lý cực kỳ quan trọng, quyết định lợi thế nhiều mặt của doanh nghiệp. Và một lẽ dĩ nhiên là doanh nghiệp có giá trị lớn sẽ hấp dẫn nhà đầu tư hơn các doanh nghiệp có giá trị bé.
Thứ tư, tác động từ ban lãnh đạo DNNN. Đây là yếu tố tác động không nhỏ đến tiến trình cổ phần hóa ở nước ta. Trong thực tế ban lãnh đạo doanh
đang quản lý. Nguyên nhân là họ sợ lợi ích của mình bị đe dọa do nhận thức không đúng về cổ phần hóa. Họ lo rằng khi công ty chuyển sang hình thức công ty cổ phần vị trí quản lý của họ sẽ không còn được đảm bảo từ đó sinh ra tâm lý chần chừ, né tránh, chờ đợi người khác làm trước, thiếu chủ động thực hiện.
Nhân tố chủ quan cuối cùng từ phía doanh nghiệp cổ phần hóa là nhận thức của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Thực tế là đại bộ phận người lao động trong chưa thấy rõ bản chất, vai trò và lợi ích của việc cổ phần hóa DNNN đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của bản thân họ nói riêng. Do thiếu sót trong việc tuyên truyền về cổ phần hóa DNNN cho người lao động nên quá trình thực hiện cổ phần hóa không nhận được sự ủng hộ cũng như tham gia tích cực từ phía người lao động.