NHNo&PTNT CHI NHÀNH NAM HÀ NỘ
2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm 2004, 2005,
2.2.1 Công tác huy động vốn
Năm 2006 là năm thắng lợi vượt bậc của NHNo&PTNT Nam Hà Nội trên cả về tốc độ tăng trưởng, quy mô, cơ cấu nguồn vốn, thế hiện: Tổng nguồn vốn đạt 7.953 tỷ đồng, tăng 3.514 tỷ đồng so với năm trước, tốc độ tăng trưởng 79%, vượt 5% so với kế hoạch Trụ sở chính giao (KH đã được điều chỉnh tăng). Đây là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất, số lượng tăng nhiều nhất trong 5 năm hoạt động của Nam Hả Nội. Trong đó nguồn vốn bằng nội tệ đạt 7.373 tỷ đồng, nguồn vốn ngoại tệ quy đổi VNĐ 580 tỷ đồng.
+ Tình hình tăng trưởng nguồn vốn của các đơn vị
Bảng 2.4 Nguồn vốn của các đơn vị trực thuộc NHNo & PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội
STT Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 (+ , - ) (%)
1 Hội sở 519.025 859.873 340.848 65,67%
2 Chi nhánh Giảng Võ 185.299 161.472 (23.827) -12,86% 3 Chi nhánh Nam Đô 134.327 271.503 137.176 102,12% 4 Chi nhánh Tây Đô 143.588 164.396 20.808 14,49%
5 PGD số 4 113.639 66.435 47.204 -41,54%
6 PGD số 5 21.750 40.467 18.717 86,06%
7 PGD số 6 1.512 26.735 25.223 1668,19%
Cộng 1.119.140 1.601.154 482.014 43,07%
Như vậy nguồn vốn của các đơn vị trực thuộc đều tăng trưởng, số dư vượt trên 100 tỷ đồng, bình quân nguồn vốn của một chi nhánh cấp II là 869 tỷ đồng, của một phòng giao dịch là 130 tỷ đồng.
+ Các biện pháp chỉ đạo đã được triển khai có hiệu quả về công tác nguồn vốn:
- NHNo&PTNT Nam Hà Nội luôn xác định nhiệm vụ hàng đầu của Chi nhánh là tăng trưởng nguồn vốn vì vậy đã chỉ đạo mọi hoạt động của nghiệp vụ khác đều hỗ trợ cho công tác huy động vốn, tất cả cán bộ công nhân viên, các phòng ban, các đơn vị đều làm công tác huy động vốn.
- Chủ động, tích cực triển khai thực hiện các đợt phát hành kỳ phiếu, trái phiếu dài hạn do TSC tổ chức.
- Phát triển mạng lưới, phát triển dịch vụ, tăng cường giao lưu mở rộng khách hàng mới và kiên quyết không để mất khách hàng cũ.
- Ưu tiên quỹ khen thưởng cho việc huy động vốn, xét khen thưởng đột xuất cho các cá nhân, đơn vị phát triển thêm khách hàng mới, tăng thêm nguồn vốn, đem lại hiệu quả cho Chi nhánh.
2.2.2 Công tác Tín dụng
Năm 2006 công tác tín dụng của Nam Hà Nội thực sự có nhiều khó khăn, cho hết 9 tháng đầu năm dư nợ tại địa phương còn thấp hơn so với số đầu năm. Các dự án đầu tư dài hạn có chỉ tiêu kế hoạch cao nhưng giải ngân rất chậm, nhất là Dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng mới giải ngân được 8 tỷ/100 tỷ đồng kế hoạch. Các nhu cầu cho vay vốn lưu động cũng không tăng trưởng được. Tình hình tín dụng tăng trưởng nhanh kể từ khi giải ngân cho Công ty Vận tải Biển Đông mua tàu chở dầu. Cuối năm dư nợ tại địa phương đạt 1.601 tỷ đồng bằng 99% kế hoạch, tăng 482 tỷ đồng so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng đạt 43%. Bên cạnh đó Nam Hà Nội còn cho vay 3 đơn vị trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam là : Công ty Chứng khoán, Công ty In thương mại NH, Công ty cho thuê tài chính I với số dư cuối năm là 2.145 tỷ đồng, đưa tổng dư nợ của Chi nhánh Nam Hà Nội cuối năm lên: 3.747 tỷ đồng.
+ Tình hình nợ xấu
Tuy tỷ lệ nợ xấu của Nam Hà Nội còn rất thấp hơn rất nhiều so với mức TSC cho phép (3%) nhưng năm 2006 nợ xấu tăng từ 0,5% (năm 2005) lên 1,79% chủ yếu xảy ra vào thời điểm cuối năm. Nợ xấu phát sinh nguyên nhân chính do cuối năm thực hiện chỉ đạo của Tổng giám đốc về việc tăng cường trích lập dự phòng rủi ro nên Chi nhánh đã chuyển 20 tỷ đồng sang nhóm III để trích thêm 7.163 triệu đồng dự phòng rủi ro.
2.2.3. Công tác Kinh doanh ngoại hối và phát triển sản phẩm dịch vụ + Công tác kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế:
Phát huy kết quả đã đạt được năm 2005 – đơn vị dẫn đầu hệ thống về kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế - Nam Hà Nội đã chú trọng phát triển công tác kinh doanh ngoại hối, thu hút khách hàng nhỏ và vừa làm công tác xuất nhập khẩu, luôn đáp ứng mọi nhu cầu ngoại tệ hợp lý của khách hàng hoạt động, giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quan hệ thanh toán quốc tế, không để xảy ra trường hợp sơ suất đáng tiếc nào. Doanh số hoạt động tiếp tục tăng trưởng, thu phí dịch vụ tăng 12% so với năm2005. Kết quả thể hiện dưới bảng sau:
+ Công tác phát triển sản phẩm dịch vụ mới
Nhận rõ vai trò quan trọng của sản phẩm dịch vụ trong Ngân hàng hiện đại và tăng cường tính cạnh tranh lành mạnh, Nam Hà Nội đã có nhiều cố gắng thực hiện tốt các sản phẩm dịch vụ đã có như: Bảo lãnh, thanh toán quốc tế, đại lý Western Union, thanh toán điện tử, thẻ ATM, ngân hàng đầu mối, ngân hàng phục vụ dự án…Bên cạnh đó còn phát triển một số sản phẩm dịch vụ mới như:
- Hỗ trợ nghiệp vụ quản lý tài chính tập trung của Trung tâm chuyển tiền bưu điện: Với dịch vụ này đã thu hút toàn bộ nguồn vốn không kỳ hạn phục vụ cho nhu cầu chuyển tiền của ngành Bưu điện về hệ thống NHNo với số dư thường xuyên 300-500 tỷ đồng và hàng chục ngàn cuộc thanh toán chuyển tiền hàng tháng. Vướng mắc: Một số Chi nhánh không muốn miễn giảm phí chuyển tiền, cập nhật số dư hàng ngày chậm, thủ tục điều chuyển tiền theo lệnh từ trung tâm còn chưa thực hiện được…
- Dịch vụ thu hộ học phí của một số trường đại học: Dịch vụ này hiện nay đang được miễn phí hoàn toàn, có tác dụng thu hút được một phần tiền nhàn rỗi của các trường đại học. Vướng mắc: Một số chi nhánh không miễn giảm phí chuyển tiền học phí
cho sinh viên, ngoài ra việc thu còn phải tổ chức ở tại địa điểm nhà trường mà còn chưa triển khai thu tại các địa điểm giao dịch của NHNo&PTNT.
- Dịch vụ trả tiền lương qua thẻ ATM: đây là dịch vụ mang tính chất quảng bá thương hiệu cho tương lai nhiều hơn. Vướng mắc của dịch vụ này là khó phát triển do hạn chế của hệ thống thẻ ATM chưa nối mạng nên chưa tiện lợi cho và chủ yếu chỉ để rút tiền…
Nhờ có sự nhận thức đúng đắn và tập trung chỉ đạo phát triển mạnh sản phẩm dịch vụ nên năm 2006, lần đầu tiên Nam Hà Nội có tỷ lệ thu ngoài tín dụng đạt 2 con số: 16,11% tăng hơn 2 lần số thu tuyệt đối so với năm trước.
2.2.4. Công tác Kế toán – Tài chính
Bảng 2.12 Kết quả kinh doanh qua các năm (Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm2004 Năm 2005 Năm 2006
Tổng thu 946A 120.440 332.929 556.189
Tổng chi 946A 89.599 274.485 461.630
Quỹ thu nhập 946A 30.841 58.444 94.559
Hệ số lương được thưởng 2,06 2,41 2,86
- Tổng thu 946A năm 2006 đạt 556.189 triệu đồng, tăng 223.260 triệu đồng so với năm trước với tốc độ tăng là 67%. Trong đó thu hoạt động tín dụng là 529.102 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 95%/ tổng thu; thu dịch vụ: 18.288 triệu đồng, chiếm 3,3% /tổng thu (bằng 16,11% thu nhập ròng)
- Tổng chi 946A năm 2006 là 461.630 triệu đồng, tăng 187.145 triệu đồng so với năm trước với tốc độ tăng 68%. Trong đó chi trả lãi huy động vốn là 433.362 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 94%/ tổng chi, trích thêm quỹ dự phòng rủi ro là 7.163 triệu đồng.
- Chênh lệch thu nhập – chi phí (chưa có lương) đạt 94.559 triệu đồng, tăng 36.115 triệu đồng so với năm trước, tốc độ tăng trưởng là 61,8%, so với kế hoạch giao vượt 41%. Quỹ thu nhập bình quân đầu người đạt 732 triệu đồng/ 1 cán bộ/năm, tăng 64% so với năm trước.
- Chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào: Như các số liệu đã nêu ở phần trên, do tỷ trọng vốn trung và dài hạn tăng nên mặt bằng lãi suất đầu vào của Nam Hà Nội năm 2006 ở mức cao hơn, lãi suất đầu ra do tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ tăng hơn trước, dư nợ chỉ tăng trưởng những tháng cuối năm nên phần thu lãi từ khách hàng không đáng kể. Mặt khác, do TSC triển khai quyết định 02 và thưởng lãi suất cho phần vượt kế hoạch nguồn, mà Nam Hà Nội vượt kế hoạch nguồn ngay từ tháng 3/2006 nên đã cải thiện phần nào lãi suất đầu ra của chi nhánh. Tổng hợp chung, Nam Hà Nội lãi suất đầu vào, đầu ra đều tăng lên so với năm 29005 nhưng chênh lệch đạt thấp hơn năm trước chỉ đạt 0,298%/tháng.
- Hệ số tiền lương đạt được (đã tính theo hệ số lương mới) là 2,86, tăng 0,45 so với năm trước.
2.2 Hoạt động cho vay vốn lưu động của NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội
2.2.1 Quy trình cho vay vốn lưu động của NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội Quy trình cho vay được tiến hành theo 3 bước:
+ Thẩm định trước khi cho vay + Kiểm tra, giám sát trong khi vay
+ Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi vay Có thể chi tiết theo các nội dung sau:
b1. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu, CBTD hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vay. Đối với những khách hàng đã có quan hệ tín dụng, CBTD kiểm tra các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay
Bộ hồ sơ cần thiết bao gồm: - Hồ sơ pháp lý:
+ Quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền + Giấy phép đầu tư của cấp có thẩm quyền cấp
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vv……. - Hồ sơ khoản vay
+ Giấy đề nghị vay vốn
+ Kế hoạch sản xuất kinh doanh
+ Các báo cáo tài chính ba năm gần nhất
+ Các báo cáo tài chính dự tính cho ba năm sắp tới và cơ sở tính toán + Bảng kê các khoản phải thu, phải trả lớn vv….
- Hồ sơ bảo đảm tiền vay
+ Giấy tờ pháp lý chứng nhận quyền sở hữu tài sản + Giấy tờ chứng nhận bảo hiểm tài sản
+ Các giấy tờ khác có liên quan vv…. b2. Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn
-Kiểm tra hồ sơ vay vốn: CBTD kiểm tra tính hợp pháp, xác thực của các loại giấy tờ. Đối với các báo cáo tài chính và phương án sản xuất kinh doanh, khả năng vay trả, nguồn trả, CBTD sẽ tiến hành thẩm tra, phân tích và thẩm định ở các bước sau để đưa ra các quyết định hợp lý
- Kiểm tra mục đích vay vốn: CBTD sẽ kiểm tra xem mục đích vay vốn của phương án dự kiến đầu tư có phù hợp với đăng ký kinh doanh, kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn (đối chiếu nhu cầu xin vay với danh mục những hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện theo quy định của Chính phủ). Đối với những khoản vay vốn bằng ngoại tệ, kiểm tra mục đích vay vốn đảm bảo phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành.
b3 . Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh
- Về khách hàng vay vốn: CBTD phải đi thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu thông tin về
+ Tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, kỹ thuât, quy trình công nghệ hiện có của doanh nghiệp
+ Tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp + Đánh giá tài sản đảm bảo khoản vay (nếu có)
- Về phương án sản xuất kinh doanh / dự án đầu tư
+ Tìm hiểu về giá cả, tình hình cung cầu trên thị trường đối với sản phẩm của phương án sản xuất kinh doanh / dự án đầu tư
+ Tìm hiểu qua các nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào, các nhà tiêu thụ sản phẩm tương tự của phương án sản xuất kinh doanh / dự án đầu tư
+ Tìm hiểu từ các phương tiện thông tin đại chúng, từ các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp
+ Tìm hiểu qua các báo cáo, nghiên cứu, hội thảo, chuyên đề về từng ngành nghề
+ Tìm hiểu các phương án sản xuất kinh doanh / dự án đầu tư cùng loại b4. Kiểm tra, xác minh thông tin
Quá trình kiểm tra, xác minh thông tin về khách hàng được thực hiện qua các nguồn sau:
- Hồ sơ vay vốn trước đây của khách hàng - Thông qua trung tâm thông tin tín dụng
- Các bạn hàng đối tác làm ăn, bao gồm các nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị và các khách hàng tiêu thụ sản phẩm của công ty
- Các ngân hàng mà khách hàng hiện vay vốn / trước đây đã vay vốn - Các phương tiện thông tin đại chúng các cơ quan pháp luật
b5. Phân tích ngành
CBTD phân tích những nôi dung sau để đánh giá tình hình và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp trong mối quan hệ với tình hình thị trường hiện tại
- Các vấn đề liên quan đến cải tiến kỹ thuật
- Sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước
- Những thay đổi về điều kiện lao động
- Chính sách của chính phủ: Ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp - Vị thế của doanh nghiệp trong ngành
- Phương pháp sản xuất, công nghệ, nhãn hiệu thương mại b6. Phân tích thẩm định khách hàng vay vốn
+ Tìm hiểu và phân tích về khách hàng, tư cách năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong doanh nghiệp
- Tìm hiểu chung về khách hàng
- Điều tra đánh giá tư cách và năng lực pháp lý - Mô hình tổ chức,bố trí lao động của doanh nghiệp
- Tìm hiểu và đánh giá khả năng quản trị điều hành của ban lãnh đạo + Phân tích, đánh giá khả năng tài chính
Bước 1: Kiểm tra tính chính xác của các báo cáo tài chính: Các báo cáo tài chính ngay cả các báo cáo đã được kiểm toán nhiều khi không phản ánh đúng sự thật, có thể bị điều chỉnh có dụng ý. Việc kiểm tra bao gồm việc xem xét các nguồn số liệu, dữ liệu do doanh nghiệp lập, chế độ kế toán áp dụng, tính chính xác của các số liệu…
Bước 2: Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính
CBTD sẽ tiến hành phân tích tình hình tài chính thực hiện thông qua việc phân tích kết cấu tình hình tài sản và nguồn vốn, báo cáo kết quả kinh doanh; phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn; phân tích diễn biến và sử dụng vốn lưu động ròng. Việc phân tích này tạo ra các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn.
Ngoài ra, CBTD sẽ dựa vào các hệ số tài chính nhằm đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp qua việc xem xét mối liên hệ giữa các hệ số. Có nhiều quan
điểm phân tích tài chính trong mối quan hệ với khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Các hệ số được tính toán là: + Hệ số về khả năng sinh lời
+ Hệ số về khả năng tiêu thị sản phẩm + Hệ số về hoạt động kiểm soát chi phí + Hệ số về hiệu quả sử dụng vốn + Hệ số về khả năng thanh toán + Các tỷ lệ hoàn trả
+ Hệ số về đòn bẩy tài chính b7. Phân tích tình hình quan hệ với ngân hàng
CBTD xem xét tình hình quan hệ với ngân hàng của khách hàng trên những khía