Trước hết, Habubank phải nhận thức và quan tâm hơn nữa đến nghiệp vụ bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội (Trang 52 - 54)

5. Góp phần tích cực làm vững chắc thị trường tài chính trong nước

3.2.1. Trước hết, Habubank phải nhận thức và quan tâm hơn nữa đến nghiệp vụ bảo lãnh.

nghiệp vụ bảo lãnh.

Bảo lãnh là một hình thức tài trợ thông qua uy tín; mà trong đó ngân hàng không phải xuất tiền ngay khi kí kêt hợp đồng bảo lãnh. Do đó, bảo lãnh được coi là một tài sản ngoại bảng. Như vậy thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, ngân hàng có thể thu được một nguồn thu nhập cao mà không phải bỏ vốn như hoạt động cho vay và đầu tư. Song để thực hiện tốt nghiệp vụ này ngân hàng cần phải thận trọng nhằm hạn chế được những rủi ro khi thực hiện bảo lãnh. Habubank cần có chiến lược nhằm chú trọng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh trở thành một trong những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng mình.

+ Để thực hiện điều đó ngân hàng cần xây dựng một chiến lược có tính khả thi.

Trên cơ sở những định hướng và mục tiêu đó các cán bộ, nhân viên trong ngân hàng cần xác định cho mình mục tiêu để phấn đấu nhằm góp phần vào mục tiêu chung của ngân hàng.Nhờ vào việc xây dựng được một chiến lược phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tốt, Habubank có thể tận dụng được nguồn nhân lực một cách hợp lý. Mặc dù vây, cho tới bây giờ Habubank vẫn chưa xây dựng được chiến lược phát triển nghiệp vụ bảo lãnh. Do đó mà vấn đề nay cần được thực hiện trước tiên nhằm phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Habubank. Chiến lược phát triển nghiệp vụ bảo lãnh với các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ cụ thể cả trong ngắn hạn và dài hạn. nó phải phù hợp với khả năng hiện tại của Habubank và phải được cụ thể hoá nhằm tránh tình trạng mục tiêu đề ra quá vời với khả năng thực tế hoặc là quá chung chung. Điều đó sẽ khiến cho việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh sẽ gặp nhiều khó khăn khi thực hiện nhất là đối với các cán bộ tín dụng khi thực hiện bảo lãnh cho khách hàng làm cho mục tiêu đề ra không thể hoàn thành. Ngoài ra nhu cầu thị truờng cũng là một vấn đề mà những người làm công tác xây dựng chiến lược không thể bỏ qua vì nó ảnh hương rất lớn đến sự thành công của chiến lược.

+ Chiến lược phát triển bảo lãnh tại ngân hàng phải nhằm hướng tới mục tiêu là mở rộng khách hàng và tăng số dư bảo lãnh dựa trên cơ sở bảo đảm an toàn cho Habubank.

Đối với việc mở rộng khách hàng, ngân hàng cần đề ra mục tiêu tăng số lượng khách hàng, tăng tỷ trọng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các công ty cổ phần.Về việc tăng số dư bảo lãnh, ngân hàng đề ra mục tiêu tăng trưởng cho từng loại bảo lãnh, trong đó dẫn đầu vẫn là bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng vốn là ưu thế của ngân hàng.

Đây là vấn đề mà Habubank hoàn toàn có thể thực hiện. Chỉ cần Habubank có nhận thức đúng đắn về vấn đề này và tập trung xây dựng chiến lược thì Habubank sẽ nhanh chóng thực hiện tốt giải pháp này.

Đi đôi với quá trình nhận thức và quan tâm đến nghiệp vụ bảo lãnh thì

Habubank cần phải điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức cán bộ thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Theo đó Habubank cần chuyên môn hoá cán bộ thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh bằng cách lập riêng một bộ phận chuyên về nghiệp vụ bảo lãnh. Đồng thời ngân hàng cần có những chính sách khuyến khích về tài chính để khuyến khích các cán bộ tín dụng chuyên về nghiệp vụ bảo lãnh hoàn thành tốt công việc.Chẳng hạn như thưởng thêm lương cho các cán bộ thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh an toàn, vượt kế hoạch đề ra… hay là dùng hình thức thưởng cho nhân viên một tỷ lệ phần trăm nhất định trên giá trị hợp đồng bảo lãnh đã kí kết. Bằng những chính sách khuyến khích đưa ra như vậy sẽ khiến cho cán bộ bảo lãnh có thêm động lực để làm việc từ đó góp phần phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng. Ngoài ra ngân hàng cũng cần quy trách nhiệm rõ ràng và có những hình thức phạt nghiêm minh đối với những hiện tượng sai phạm làm tổn hại đến lợi ích của ngân hàng.

Bên cạnh đó, Habubank cũng cần tăng cường sự quan tâm giám sát đối với việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh nhằm hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra. Ban lãnh đạo trực tiếp cần thường xuyên kiểm tra lại tất cả các món bảo lãnh hiện hành, đánh giá tiến độ thực hiện, tăng cường biện pháp bảo đảm. Hàng tháng các cán bộ bảo lãnh cần thống kê, báo cáo tình hình thực hiện các loại bảo lãnh, kiểm tra dư nợ bảo lãnh của từng hợp đồng bảo lãnh, số tiền còn được bảo lãnh…sau đó báo cáo, trình lên cấp trên có thẩm quyền. Nếu nghi ngờ các khoản bảo lãnh có dấu hiệu xấu, cấp lãnh đạo cần nhanh chống đưa ra các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro bằng cách tăng cường tài sản đảm bảo, chỉ đạo cán bộ lãnh đạo phối hợp cùng khách hàng trao đổi, bàn bạc và đi đến giải quyết tình hình. Đồng thời, ngân hàng cần tăng cường công tác kiểm soát nội bộ, đảm bảo nội bộ luôn trong sạch, vững mạnh, tăng cường tính tuân thủ chỉ đạo của ban lãnh đạo trong nghiệp vụ bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w