Phân tích khoản phải trả

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng thanh toán tại công ty cổ phần điện tử Giảng Võ (Trang 40 - 43)

II. Thực trạng tình hình thanh toán và khả năng thanh toán và khả năng

1.2. Phân tích khoản phải trả

1.2.1. Phân tích tình hình biến động khoản phải trả.

Bảng 5: Bảng phân tích tình hình biến động các khoản phải trả.

Đơn vị tính: Đồng.

Khoản mục Năm 2006 Năm 2005

Tỷ tổng trọng TS(%) Tỷ trọng tổng so với KPT(%) Chênh lệch 2006 2005 Tuyệt đối % Nợ ngắn hạn 52.349.085.327 36.918.250.036 51,88 50,68 100 100 15.430.835.291 41,80 1. Vay và nợ ngắn hạn 16.440.365.359 12.515.197.700 16,29 17,18 31,41 33,90 3.925.167.659 31,36 2. Phải trả người bán 24.930.471.343 8.959.595.242 24,71 12,30 47,62 24,27 15.970.876.101 178,25 3. Người mua trả tiền trước 1.197.139.453 1.329.748.291 1,19 1,83 2,29 3,60 -132.608.838 -9,97 4. Thuế và các khoản phải nộp

NN 2.522.312.804 3.816.070.375 2,50 5,24 4,82 10,34 -1.293.757.571 -33,90

5. Phải trả công nhân viên 9.464.180 61.445.421 0,01 0,08 0,02 0,17 -51.981.241 -84,60 6. Chi phí phải trả 5.248.621.536 5.194.223.875 5,20 7,13 10,03 14,07 54.397.661 1,05 7. Phải trả nội bộ 705.010.632 396.808.554 0,70 0,54 1,35 1,07 308.202.078 77,67 8. Các khoản phải trả, phải nộp

khác 1.295.700.020 1.073.883.592 1,28 1,47 2,48 2,91 221.816.428 20,66

Tổng tài sản 100.911.064.736 72.850.397.500 100 100 28.060.667.236 38,52

khoản phải trả tăng 15.430.835.291 đồng, tức là tăng 41,8% , nguyên nhân chủ yếu là do tăng các khoản vay và nợ ngắn hạn, các khoản phải trả, phải nộp khác, đặc biệt tăng mạnh khoản phải trả người bán : 15.970.876.101 đồng, tăng 178,25% so với năm 2005; vì thế, mặc dù có khá nhiều các khoản mục phải trả giảm như người mua trả tiền trước, thuế phải nộp, phải trả công nhân viên và phải trả nội bộ… nhưng tốc độ giảm này không nhanh bằng tốc độ tăng của các khoản mục còn lại.

Nhìn chung, khoản phải trả của công ty cũng tăng trong hai năm gần đây, nguyên nhân chủ yếu là lượng vốn tự có của công ty còn hạn chế, nên để cho hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra bình thường, công ty phải đi vay vốn, hoặc chiếm dụng vốn của các đơn vị khác để đáp ứng lượng vốn thiếu hụt này. Do đó, trong những năm tới, doanh nghiệp phải giảm bớt lượng vốn vay vì nếu vay ngày càng nhiều thì rủi ro trong kinh doanh sẽ ngày càng cao.

1.2.2. Phân tích các tỷ số liên quan đến khoản phải trả.

Bảng 6: Bảng phân tích tỷ lệ khoản phải trả trên tổng tài sản lưu động. Đơn vị tính: Đồng.

Khoản mục Năm 2006 Năm 2005 Chênh lệch (%)

Tổng các khoản phải trả 52.349.085.327 36.918.250.036 41,80 Tổng tài sản lưu động 66.632.046.142 48.559.281.974 37,22 Tỷ số khoản phải trả / TSLĐ (%) 78,56 76,03 2,54

Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần điện tử Giảng Võ.

Tỷ số khoản phải trả trên tài sản lưu động tăng nhẹ từ 76,03% năm 2005 lên 78,56% vào năm 2006 điều này càng làm khẳng định thêm rằng lượng vốn do doanh nghiệp chiếm dụng của các đơn vị khác ngày càng tăng.

phải trả của doanh nghiệp nhiều hơn khoản phải thu. Năm 2005, khoản phải thu chiếm 53,29% tổng tài sản lưu động, trong khi đó khoản phải trả chiếm 76,03% . Đến năm 2006, khoản phải thu chiếm 65,61% và khoản phải trả chiếm 78,56% tổng tài sản lưu động. Những dấu hiệu trên chứng tỏ doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro ngày càng lớn, vì thế doanh nghiệp cần thận trọng trong phương án kinh doanh vì những khoản nợ phải trả sẽ trở thành nợ quá hạn nếu như phương án kinh doanh không thành công, cũng như những khoản phải thu này nếu doanh nghiệp không thu hồi được nhanh sẽ có nguy cơ trở thành nợ khó đòi. Những điều này sẽ trở thành sự bất lợi lớn cho hoạt động của doanh nghiệp.

2. Phân tích khả năng thanh toán.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng thanh toán tại công ty cổ phần điện tử Giảng Võ (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w