d/ Các hoạt động dịch vụ và công tác khác
2.3.1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Việc tăng cường hoạt động cho vay tiêu dùng đã góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Sự tăng không ngừng về doanh số cho vay cũng như dư nợ cho vay tiêu dùng trên doanh số và tổng dư nợ của NHCT Ba Đình đã làm tăng một khoản lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng. Bởi vì lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn lãi suất cho vay khác nên đây là những khoản cho vay mang lại hiệu quả cao tính trên một đồng vốn bỏ ra. Ngoài ra đây là hình thức có mức rủi ro có thể kiểm soát được nếu ta tuân thủ các quy trình cho vay thật nghiêm ngặt như thẩm định khách hàng, kiểm tra kiểm soát thường xuyên… Do đó trong tương lai nó cũng trở thành một trong những hoạt động chính mang lại nguồn lợi cao cho ngân hàng.
- Tăng tính chủ động trong công tác tìm kiếm khách hàng của các cán bộ tín dụng. Tức là các cán bộ tín dụng không còn ngồi chờ khách hàng đến để giao dịch nữa mà đã chủ động hơn trong việc tìm gặp các đối tượng có nhu cầu để chào bán các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng mình, nó làm tăng tính năng động của nhân viên đặc biệt đối với loại hình cho vay này thì khách hàng thường là các cá nhân (đại đa số là họ ngại đến ngân hàng để giao dịch cũng bởi một phần vì trình độ học vấn). Do đó việc tiếp cận của cán bộ tín dụng sẽ giúp họ hiểu làm sao, làm thế nào để có thể vay tiền nói chung và làm thế nào để có thể vay tiêu dùng để thoả mãn nhu cầu bản thân nói riêng. Bên cạnh đó thì nó cũng là một hình thức tiếp thị marketing quảng bá hình ảnh về ngân hàng có hiệu quả cao.
+ Góp phần đa dạng hoá sản phẩm của ngân hàng và mặt khác nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. ở các nước phát triển thì các sản phẩm ngân hàng rất phong phú và đa dạng, nó đã phát triển đến một trình độ và chất lượng cao hơn rất nhiều, điều này trái ngược với ở Việt Nam vì các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng hiện nay còn khá đơn điệu, chưa phong phú và kém chất lượng do đó việc mở rộng cho vay tiêu dùng cũng góp phần đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Do các sản phẩm dịch vụ luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau, cái này làm tiền đề thúc đẩy cái kia phát triểm và đến lượt cái này tác động ngược lại. Ta có thể thấy từ việc phát triển cho vay tiêu dùng thì dẫn đến các sản phẩm dịch vụ khác đi kèm cũng phát triển theo như: dịch thanh toán thẻ tín dụng, dịch vụ thanh toán tại nhà… điều này không những tăng số lượng khách hàng mà còn mở rộng phạm vi ảnh hưởng của ngân hàng tới các vùng khác. Đồng thời nó còn đem lại nguồn lợi nhuận cho ngân hàng.
+ Ngoài ra bản thân NHCT Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã xây dựng và quảng bá về hình ảnh của Ngân hàng và các chi nhánh của mình rất nhiều điều này giúp cho người dân hiểu thêm về ngân hàng, hiểu thêm về các qui trình và các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung ứng. Chính vì thế mà trong những năm gần đây số lượng khách hàng không ngừng được gia tăng và mở rộng, nó được biểu hiện ở nguồn vốn huy động, tổng dư nợ nói chung và dư nợ cho vay tiêu dùng nói riêng ra tăng một cách rõ rệt.
+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng đã từng bước được nâng lên. Ngân hàng đã rất chú trọng đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, vì cho dù trong bất cứ lĩnh vực nào thì nhân tố con người luôn là nhân tố trung tâm không thể thiếu, nó quyết định đến toàn bộ sự phát triển của ngân hàng. Để tạo ra một lợi thế cạnh tranh của mình thì ngân hàng đã liên tiếp cử các cán bộ, nhân viên của mình đi tham gia vào các khoá đào tạo nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ. Tất cả điều này đều
nhằm tạo ra một mạng lưới hoạt động rộng khắp và hiệu quả hơn nữa, và mục tiêu cuối cùng là để phục vụ khách hàng được tốt nhất. Bên cạnh các khoá học nội bộ thì các cán bộ có khả năng còn được đi học ở các trường đại học về các khoá học như : phân tích tài chính, quản lý tín dụng, thị trường chứng khoán, quản lý nhân lực…