Sự thành lập và cơ cấu tổ chức của ngân hàng công thương Thanh Hoá.

Một phần của tài liệu Giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tính dụng tại ngân hàng công thương Thanh Hoá (Trang 26 - 28)

THƯƠNG THANH HOÁ

1.TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH HOÁ.1.1. Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh. 1.1. Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh.

Thanh hoá là tỉnh cửa ngõ phía bắc của các tỉnh miền trung, có vị trí chiến lược quan trọng. Thanh hoá cũng là tỉnh đất rộng, người đông, nổi tiếng là ”địa linh , nhân kiệt”, có đủ ba vùng kinh tế: miền núi, trung du, đồng bằng và ven biển có chiều dài bờ biển 102 km có đường sắt Bắc Nam và Quốc lộ 1A chạy qua, rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các tỉnh trong cả nước. Thanh hoá có nhiều vùng đất rộng rất thận tiện cho việc phát triển các khu công nghiệp. Tài nguyên rừng và biển phong phú: có dầu khí trữ lượng khoảng 100 – 120 nghìn tấn, có nhiều loại thuỷ hải sản quý hiếm với nhiều vùng mặn có thể nuôi trồng hải sản, có Sầm Sơn là khu du lịch nghỉ mát của cả nước. Tài nguyên khoáng sản giàu nguyên vật liệu xây dựng, phân bón như: Đá vôi, sét, phụ gia xi măng, crôm, đôlômít.

Tuy nhiên, Thanh Hoá là một tỉnh trong những năm qua nhịp độ tăng trưởng GDP thấp hơn mức trung bình cả nước. Tốc độ tăng bình quân về công nghiệp và nông nghiệp thấp đã hạn chế sự phát triển của ngành dịch vụ. Lao động nông nghiệp chiếm 80%, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhỏ bé lạc hậu nó là nhân tố kìm hãm sự phát triển của tỉnh nhà. Hơn nữa, Thanh Hoá cũng là tỉnh nằm trong khu vực của trung tâm các cơn bão, ảnh hưởng rất lớn của thiên tai, lũ lụt đã đe doạ đến đời sống sản xuất của nhân dân trong tỉnh.

1.2. Sự thành lập và cơ cấu tổ chức của ngân hàng công thương Thanh Hoá. Hoá.

Hoàn cảnh ra đời.

Thực hiện nghị quyết Đại hội lần thứ 3 của BCHTW Đảng Cộng Sản Việt Nam khoá VI và nghị định số 53 HĐBT ngày 26/3/1988 của hội đồng Bộ trưởng về việc chuyển hoạt động ngân hàng sang hoạch toán kinh tế và kinh doanh XHCN. Trong xu thế thời đại đó ngày 1/7/1988 NHCT VN ra đời và đi

vào hoạt động. Hai tháng sau, ngày 1/9/1988 chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Thanh Hoá cũng được thành lập trên cơ sở ngân hàng nhà nước thị xã Thanh Hoá cùng các phòng tín dụng công nghiệp, tín dụng thương nghiệp của ngân hàng nhà nước tỉnh để hợp thành chi nhánh NHCT tỉnh Thanh Hoá, đơn vị thành viên của NHCT Việt Nam

Cùng thời gian đó các chi nhánh ngân hàng nhà nước thị xã Bỉm Sơn, thị xã Sầm Sơn chuyển thành chi nhánh NHCT cấp II thuộc chi nhánh NHCT tỉnh Thanh Hoá.

Cơ cấu tổ chức.

Chi nhánh NHCT Thanh Hoá gồm một giám đốc, 3 phó giám đốc và các phòng sau:

- Phòng kế toán. - Phòng kinh doanh.

- Phòng kinh doanh ngoại hối. - Phòng nguồn vốn. - Phòng tổ chức hành chính. - Phòng ngân quỹ. - Phòng kiểm tra. - 4 phòng giao dịch số 01, 02, 03 và 06. - Khách sạn Ngân Hoa.

- Ngân hàng công thương Sầm Sơn là chi nhánh cấp 2 trực thuộc NHCT Thanh Hoá.

Nội dung hoạt động.

- Huy động vốn:

+ Mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ với mọi thành phần kinh tế.

+ Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ.

+ Phát hành kỳ phiếu có mục đích. + Dịch vụ tiết kiệm điện tử.

- Tín dụng:

+ Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để các doanh nghiệp, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống.

+ Đồng tài trợ, cho vay hợp vốn đối với những dự án có quy mô lớn. + Bảo lãnh trong và ngoài nước.

+ Thực hiện các chương trình cho vay vốn ưu đãi theo chỉ định của chính phủ và NHCT VN.

- Dịch vụ ngân hàng quốc tế:

+ Thanh toán quốc tế: Thư tín dụng, nhờ thu, chuyển tiền bằng điện. + Dịch vụ kiều hối.

+ Thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, séc du lịch.

+ Dịch vụ ngoại hối: Dịch vụ mua bán ngoại hối giao ngay, kỳ hạn, dịch vụ bán đổi.

-Dịch vụ thanh toán điện tử. -Dịch vụ tư vấn.

Một phần của tài liệu Giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tính dụng tại ngân hàng công thương Thanh Hoá (Trang 26 - 28)