- Vốn tự có của Ngân hàng
2.2.4.3. Đánh giá tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT thị xã Hà Tĩnh.
hàng No & PTNT thị xã Hà Tĩnh.
Với vai trò tài trợ để người tiêu dùng mua sắm, tiêu dùng… phục vụ đời sống và các nhu cầu cá nhân, tín dụng tiêu dùng đã góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư, đồng thời có ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội.
Chuyên đề tốt nghiệp
- Qua kết quả phân tích, hoạt động CVTD ngày càng được mở rộng tại Ngân hàng No & PTNT thị xã Hà Tĩnh với bằng chứng là dư nợ CVTD qua các năm đều tăng lên với tốc độ khá nhanh. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho việc phát triển một hướng đi mới tạo cơ hội cho Ngân hàng kiếm được nhiều lợi nhuận hơn trong thời gian tới.
- CVTD là hoạt động nhằm khai thác thị trường khách hàng, mở rộng thị phần tín dụng, đa dạng hoá các đối tượng vay vốn Ngân hàng, phân tán rủi ro cho Ngân hàng. Trước đây Ngân hàng No & PTNT thị xã Hà Tĩnh chỉ chú trọng đến cho vay đối với các hộ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, còn hiện nay mở rộng quan hệ với các đối tượng khác như công an, giáo viên, bác sĩ… Từ đó, quảng bá hình ảnh của Ngân hàng sâu rộng hơn.
-Hiện nay, các Ngân hàng thuộc địa bàn đều hướng tới việc mở rộng CVTD như một thị trường tiềm năng mới. Khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn Ngân hàng để đáp ứng nhu cầu của mình. Trong điều kiện cạnh tranh như vậy nhưng Ngân hàng No & PTNT thị xã Hà Tĩnh đã thu hút được khách hàng sử dụng dịch vụ tại Ngân hàng mình. Hơn nữa CVTD luôn chứa đựng nhiều rủi ro nhất, tỷ lệ nợ quá hạn CVTD qua các năm biến động khá phức tạp. Năm 2006 tỷ lệ nợ quá hạn cao hơn năm 2005 có thể là do Ngân hàng mở rộng cho vay quá nhiều nhưng chưa có chính sách quản lý CVTD chặt chẽ làm cho tỷ lệ này tăng lên. Ngân hàng cần có các chính sách để giảm dần tỉ lệ này nhằm nâng cao chất lượng CVTD. Làm được điều này là một thành công lớn của Ngân hàng. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu vẫn thấp hơn tỷ lệ nợ xấu cho phép do đó hoạt động CVTD của chi nhánh vẫn hoạt động rất hiệu quả. Không những thế CVTD là một hướng đi mới, việc đẩy mạnh CVTD tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, do đó nâng cao khả năng cạnh tranh của chi nhánh trên thị trường.
Đạt được những thành tựu trên là do các nguyên nhân sau:
- Nền kinh tế nước ta phát triển ổn định và mức tăng trưởng trong 3 năm 2004, 2005, và 2006 là tương đối cao (trung bình 8%/năm). Tốc độ tăng trưởng
Chuyên đề tốt nghiệp
môi trường kinh doanh thuận lợi và sôi động cho các Ngân hàng, các tổ chức kinh tế, nâng cao mức sống cũng như thu nhập của người dân. Tại thị xã Hà Tĩnh, thu nhập người dân tăng cao cùng với sự phát triển của hàng hoá dịch vụ đã làm tăng nhu cầu tiêu dùng cũng như vay tiêu dùng. Tầng lớp trung lưu thành thị ngày càng được mở rộng, cơ cấu dân số ngày càng theo hướng trẻ hoá đã làm thay đổi căn bản thói quen tiêu dùng của người dân.
- Hệ thống luật pháp về hoạt động Ngân hàng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện, bên cạnh đó là sự chỉ đạo sát sao, đúng đắn và kịp thời của lãnh đạo Ngân hàng tạo điều kiện cho hoạt động CVTD phát triển. Ví dụ như công văn số 1306/NHNo-TD về CVTD đối với cán bộ công nhân viên của tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam đã giải quyết vướng mắc của NHTM trong việc cho vay không có bảo đảm, góp phần thúc đẩy CVTD phát triển.
- Khách hàng ngày càng hiểu biết và dần có thói quen sử dụng các dịch vụ Ngân hàng. Từ sự nhận thức này đã lôi kéo khách hàng đến với Ngân hàng. Đây là cơ hội để Ngân hàng phát triển dịch vụ của mình.
- Khâu thẩm định trong CVTD của cán bộ Ngân hàng No & PTNT thị xã Hà Tĩnh được tiến hành rất chặt chẽ tạo điều kiện cho việc đảm bảo sự an toàn của vốn vay. Đối tượng cho vay chủ yếu của Ngân hàng là cán bộ công nhân viên thuộc khối nhà nước, có thu nhập ổn định, Ngân hàng có sự liên hệ chặt chẽ với cơ quan nơi khách hàng làm việc để tìm hiểu khách hàng kỹ lưỡng trước trong và sau khi cho vay. Hơn nữa, sau khi có quyết định cho vay, kết quả đánh giá khách hàng được cập nhật ngay vào hệ thống thông tin của Ngân hàng nhằm làm cơ sở cho quyết định tín dụng lần sau (nếu có) đối với khách hàng này. Do đó, độ an toàn được bảo đảm.
- So với các NHTM khác hoạt động trên địa bàn thị xã, Ngân hàng No & PTNT thị xã Hà Tĩnh thực sự có những ưu thế trong CVTD. Những ưu thế lớn có thể kể tới là:
Chuyên đề tốt nghiệp
+ Ngân hàng có mạng lưới hoạt động rộng khắp trên địa bàn thị xã, gồm 3 điểm giao dịch ở các phường, tạo điều kiện cho Ngân hàng dễ dàng tiếp cận với khách hàng vay tiêu dùng là đối tượng có đặc điểm cư trú phân tán.
+ So với các NHTM khác triên địa bàn, Ngân hàng No & PTNT thị xã có kinh nghiệm kinh doanh lâu năm thừa hưởng từ Ngân hàng No & PTNT Hà Tĩnh, có lượng khách hàng truyền thống nhiều hơn, được nhiều người biết đến hơn…
- Sự phát triển của dịch vụ CVTD của các NHTM đang ở giai đoạn đầu. Chưa có NHTM nào có đủ khả năng và điều kiện bao phủ toàn bộ thị trường này. Lợi nhuận thu được từ hoạt động CVTD đang ở mức cao. Vì vậy, nếu Ngân hàng No & PTNT thị xã Hà Tĩnh có những chính sách mở rộng và phát triển hoạt động CVTD một cách hợp lý thì Ngân hàng hoàn toàn có hy vọng chiếm lĩnh phần lớn thị trường CVTD tại địa bàn thị xã Hà Tĩnh.
Đạt được kết quả đó phải kể đến công tác tổ chức và đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên của Ngân hàng. Phát huy thế mạnh của một Chi nhánh có truyền thống công tác, năng động và nhiệt tình với công việc.
Những hạn chế và nguyên nhân.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, cũng có những hạn chế mà chi nhánh cần phải khách phục trong chiến lược mở rộng CVTD. Sau đây là một số hạn chế nổi bật còn tồn tại:
Hạn chế:
- Sản phẩm CVTD của chi nhánh chưa thật sự đa dạng, phong phú. Các sản phẩm mới chỉ dừng lại ở cho vay sửa chữa, mua nhà, mua ô tô, mua đồ dùng… mà chưa áp dụng cho vay du học, cho vay cưới hỏi…, cho vay qua thẻ tín dụng là loại cho vay có tiềm năng lớn nhưng tại chi nhánh chưa được triển khai do khoa học công nghệ còn thấp, máy móc thiết bị chưa có. Các khoản CVTD mới
Chuyên đề tốt nghiệp
chỉ dừng lại ở tài trợ cho một số mục đích nhất định chứ chưa khai thác được nhu cầu đa dạng và ngày càng tăng của dân cư.
- Do có sự ngại ngần trong CVTD đối với một số đối tượng vay tiêu dùng nên cán bộ tín dụng từ chối nhiều đơn xin vay. Ở chi nhánh, nhiệm vụ của mỗi cán bộ tín dụng được phân theo khu vực, do đó sự tiếp xúc và hiểu biết về khách hàng của mình sẽ có tình chuyên môn cao hơn, hiểu biết rõ hơn, nhưng cũng chính vì được phân theo khu vực như thế nên cán bộ tín dụng khu vực nào chỉ tiếp khách của khu vực đó, tỏ ra lạnh lùng với khách hàng của khu vực khác tạo ấn tượng không tốt về hình ảnh Ngân hàng đối với khách hàng.
- Trong trường hợp cho vay có bảo đảm, ví dụ cho vay mua nhà đất, tài sản đảm bảo là ngôi nhà cũ. Trên hợp đồng ghi mục đích sử dụng tiền vay là mua nhà mới nhưng khách hàng có thể dùng số tiền đó để dùng vào hoạt động đầu cơ. Với mục đích này khoản vay dễ rơi vào tình trạng nợ quá hạn. Ngân hàng có lưu ý đến những loại khách hàng này nhưng chưa có chính sách cụ thể đối với loại khách hàng này.
- Ngân hàng có nhắc đến người thừa kế. Người thừa kế sẽ là người phải trả nợ Ngân hàng. Tuy nhiên, trong hợp đồng tín dụng chưa có chữ ký của người thừa kế mà người thừa kế mới chỉ ký vào giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống, không nêu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của người thừa kế trong hợp đồng này. Hơn nữa, khi ký vào hợp đồng này, người thừa kế chưa nhận thức được vai trò quan trọng của chữ ký đó.
Nguyên nhân:
- Ngân hàng chưa có sự quan tâm đúng mức về CVTD. Điều này được thể hiện ở việc số liệu CVTD của Ngân hàng chưa được cụ thể hoá theo các sản phẩm, chưa có sự phân định trong các sản phẩm của hình thức CVTD. Nghiệp vụ CVTD diễn ra giữa khách hành và cán bộ tín dụng chủ yếu qua tiếp xúc và cách nhìn nhận của cán bộ tín dụng về khách hàng đó có đủ tin cậy hay không chứ chưa có một qui trình cho vay cụ thể nào được thiết kế dành riêng cho CVTD.
Chuyên đề tốt nghiệp
- Đặc tính tâm lý của người Việt Nam và đặc biệt là người Hà Tĩnh là chịu khó và tiết kiệm. Để tiêu dùng họ phải tích luỹ một thời gian dài chứ ít khi nghĩ đến việc đi vay để tiêu dùng. Đây là một thói quen cản trở mở rộng CVTD.
- Thu nhập của người dân đã tăng cao hơn trước đây nhưng vẫn còn thấp so với một các khu đô thị khách trong nước. Với khoản thu nhập ít ỏi, người dân chỉ vay những món nhỏ và thời gian kéo dài. Đây là thực tế khiến nhiều Ngân hàng trong đó có Ngâ hàng No & PTNT thị xã Hà Tĩnh chưa mặn mà với loại hình này.
- Ngân hàng No & PTNT thị xã Hà Tĩnh được biết đến là một Ngân hàng Nông nghiệp nên ấn tượng của công chúng về chi nhánh là chủ yếu phục vụ Nông nghiệp và nông thôn. Đây là một ấn tượng không dễ xoá bỏ nên hạn chế một lượng khách hàng đến với Ngân hàng.
- Theo phân tích thực trạng tại chi nhánh cho thấy, lượng khách hàng vay tiền để mua nhà, xây dựng, sửa chữa nhà ở là rất lớn và đây là một nhu cầu còn rất tăng trưởng trong tương lai tại địa bàn thị xã. Tuy nhiên, Ngân hàng chỉ đợi người tiêu dùng đến để vay mà không có những biện pháp nhằm khơi gợi nhu cầu này biến thành hành động của người tiêu dùng.