chất đầu tư XD đối với các Sở, Ban Ngành của thành phố Hà nội.
Vơi Chính Phủ, Bộ Tài chính: cần có những quy định phân biệt rõ hơn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD và vốn đầu tư XDCB. Vì quản lý hai loại vốn này có nhiều điểm tương đồng nên để dễ tra cứu (và tiết kiệm) vẫn nên duy trì việc quy định chung cả hai loại vốn trong một văn bản. Tuy nhiên, trong ác quy định cần nêu rõ khái niệm và phạm vi của các loại vốn này, xác định cụ thể quy mô dự án, nội dung dự án được phép sử dụng vốn, nêu rõ phương thức quản lý và thẩm quyển quản lýđối với hai loại vốn này (các văn bản hiện nay chưa có phần này hoặc mới chỉ đề cập hết sức sơ lược chung chung, nhất là đối với vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XD).
- Đối với những dự án xây dựng mới có quy mô vốn nhỏ dưới 1 tỷ đồng và việc xây dựng mới này phù hợp với quy hoạch xây dựng của Thành phố thì cho phép sử dụng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng để chủ động hơn trong việc bố trí vốn đầu tư.
- Quy định về chế độ khen thưởngđối với đơn vị thực hiện tốt và trong mức độ những sai sót chưa nghiêm trọng, đưa ra những chế tài xử phạt về hành chính và tài chính đối với những đơn vị làm sai chế độ chính sách có dấu hiệu lợi dụng, tham ô.
- Nhanh chóng xây dựng các thông tư hướng dẫn thực hiện các luật, Nghị định mới của chính phủ và Quốc hội. Khi ban hành, sửa đổi các văn bản gây khó khăn tiến hành đồng bộm, tránh tình trạng liên tục sửa đổi các văn bản gây khó khăn cho công tác thực hiện và tra tìm văn bản mới nhất (có hiệu lực cao hơn văn bản cũ). Việc xây dựng đồng bộ văn bản cũng giúp cho công tác quản lý được đồng bộ, có hiệu lực cao vì hệ thống văn bản quản lý đủ mạnh, phù hợp với nhau và với thực tiễn.
Đối với UBND Thành Phố, Sở kế hoạch - Đầu tư, Sở xây dựng; cần đẩy nhanh tiến độ các khâu thẩm định và phê duyệ để Sở Tài chính kịp thời bố trí các khoản chi theo đúng thời hạn lập dự toán ngân sách.
Đối với UBND thành phố, các Sở, các cơ quan quản lý có liên quan: tích cực phối hợp với cơ quan tài chính kiểm tra, đôn đốc công tác lập dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán công trình của các đơn vị thuộc quyền quản lý. Hỗ trợ cơ quan tài chính trong việc cung cấp thông tin, báo cáo và việc xây dựng các văn bản quản lý liên ngành. UBND thành phố cần giữ vai trò chủ trì, là cơ quan quản lý cao nhất của thành phố, chỉ đạo công tác quản lý của tất cả các Sở, Ban ngành, tuy nhiên cần tiếp tục tăng cường phân công, phân cấp quản lý cho các Sở, Ban, Ngành để giảm thiểu thủ tục hành chính, gia tăng hiệu quả quản lý theo ngành chuyên quản.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu lý thuyết và thực tế quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng đối với các Sở, Ban, Ngành của thành phố Hà Nội hiện nay ra rút ra được một số kết luật như sau:
Các dự án, công trình sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng có quy mô vốn nhỏ. Mặc dù vậy, công tác quản lý đã tuân thủ chặt chẽ theo đúgn những quy định của Nhà nước. Nhờ vậy vốn ngân sách đã được sử dụng hợp lý, hiệu quả. Công trình sửa chữa, cải tạo mở rộng, nâng cấp đưa vào sử dụng đã góp phần đáp ứng được nhiệm vụ chính trị – xã hội được giao của cơ quan đơn vị.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hạn chế về tiến độ giải ngân quyết toán các công trình. Bên cạnh đó, quá trình vận dụng các văn bản quản lý của Nhà nước đã nảy sinh một số điều bất cập.
Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng, trong thời gian tới cần tiếp tục duy trì nhưng cố gắng và kết quả hiện tại đồng thời khắc phục những hạn chế tồn tại, tiếp tục bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý của Nhà nước và của thành phố.
Để làm được điều này không những cần sự nỗ lực của các cơ quan quản lý mà còn cần sự nỗ lực của các cơ quan, đơn vị sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng.
Cuối cùng, cần phải khẳng định lại một lần nữa, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng mặc dù có quy mô không lớn nhưng lại có vai trò rất quan trọng đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp. Vì vậy, trong tổng chi ngân sách Nhà nước, loại vốn này sẽ tiếp tục giữ vị trí quan trọng và sẽ làm tăng lên về quy mô trong thời gian tới.
Với đề tài “Các biện pháp quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng đối với các Sở, Ban, Ngành của thành Hà Nội”, luận văn đã đạt được
những kết quả bước đầu trong việc xác định vị trí của vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng trong tổng chi ngân sách Nhà nước, nêu được thực trạng quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng đối với các Sở, Ban, Ngành của thành phố trong thời gian qua và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về kinh nghiệm và thời gian nên luận văn của em còn nhiều thiếu sót. Em kính mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô các cán bộ hướng dẫn thực tập và các bạn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học viện Hành chính Quốc gia: Tài liệu bồi dưỡng về quản lý hành
chính Nhà nước Chương trình chuyên viên – phần II: Hành chính Nhà nước và công nghệ hành chính, Hà nội 2002
2. Học viện Hành chính Quốc gia: Tài liệu bồi dưỡng về quản lý hành
chính Nhà nước Chương trình chuyên viên – phần III: Quản lý Nhà nước đối với ngành, lĩnh vực, Hà nội 2002.
3. Nguyễn Ngọc Điệp: Tìm hiểu pháp luật – Hỏi đáp về Luật tài chính
Việt Nam, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2001.
4. TS. Nguyễn Thị Dung (chủ biên): Kế toán công trong đơn vị Hành
chính sự nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2001.
5. Công văn số 2934/STCVG - ĐT của Tài Chính ngày 27/9/2002 hướng dẫn quy trình thẩm tra quyết toán vốn đầu tư các dự án do UBND Thành phố quyết định đầu tư và do các Sở quyết định đầu tư theo uỷ quyền của UBND thành phố Hà Nội.
6. Công văn số 306/KH & ĐT – thực hiện ngày 15/10/2002 của Sở kế hoạch - Đầu tư hướng dẫn triển khai thực hện quyết định số 116/2002/QĐ - UB ngày 14/8/2002 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phân cấp, uỷ quyền quyết định đầu tư.
7. Chương trình Tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn
2001 – 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số 136/2001/QĐ - TTg ngày
17/09/2001 của Thủ tướng Chính phủ).
9. Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002.
10. Nghị định 16/2005/NĐ - CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về
Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
11. Nghị định số 10/2002/NĐ - CP ngày 16/11/2002 của Chính phủ về
12. Quyết định số 116/2002/QĐ - UB ngày 14/08/2002 của UBND
Thành phố Hà Nội về việc phân cấp cho các UBND Quận, Huyện quyết định đầu tư và phân công giám định đầu tư cho các Sở thuộc thành phố Hà nội.
13. Quyết định số 1242/1998/QĐ -BXD về việc ban hành định mức dự
toán công trình XDCB.
14. Quyết định số 130/2005/NĐ - CP ngày 17/10/2005 về chế độ tự chủ,
tự chịu trách nhịêm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước.
15. Thông tư số 04/2002/TT – BXD ngày 27/06/2002 về việc hướng dẫn
điều chỉnh dự toán công trình XDCB.
16. Thông tư số 09/2000/TT – BXD ngày 17/07/2000 của Bộ Xây dựng
hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng thuộc các dự án đầu tư.
17. Thông tư số 44/2003/TT – BTC ngày 15/5/2003 của Bộ Tài chính
hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.
18. Thông tư số 45/2003/TT – BTC ngày 15/5/2003 của Bộ Tài Chính
Hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư.
19. Thông tư 53/2005/TT-BTC ngày 23/6/2005 của Bộ Tài Chính.
Hướng dẫn lập, thẩm định báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cở bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước theo niên độ hàng năm.